Trang chủNewsNhân quyềnNhững nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế và...

Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng được ghi nhận


Báo cáo viên LHQ Surya Deva đã khen ngợi các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và tăng bao phủ an sinh xã hội.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền phát triển Surya Deva
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền phát triển Surya Deva. (Ảnh: DN)

Kết thúc chuyến thăm kéo dài 10 ngày đến Việt Nam, ngày 15/11, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền phát triển Surya Deva đã có buổi họp báo với các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam và quốc tế xoay quanh chủ đề “Những nỗ lực của Việt Nam để phát triển kinh tế bền vững”.

Bước tiến ấn tượng trong giảm nghèo đa chiều

Theo Báo cáo viên LHQ Surya Deva, dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột nhưng Việt Nam đang đạt được bước tiến ấn tượng trong giảm nghèo đa chiều. Đất nước cũng đang đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải để đáp ứng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Surya Deva nhận định: “Những nỗ lực của Việt Nam để phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng được ghi nhận, nhưng Việt Nam nên làm nhiều hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa”.

Trong chuyến thăm dài ngày tới Việt Nam, Báo cáo viên LHQ Surya Deva đã khen ngợi các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và tăng bao phủ an sinh xã hội.

Chuyên gia của LHQ cũng đánh giá cao những nỗ lực tích cực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý, ban hành văn bản pháp luật, chính sách liên quan quyền phát triển. Một số nội dung mới của pháp luật Việt Nam có tác động tích cực trong nâng cao quyền bình đẳng giới, đặc biệt là các quy định liên quan đến chống quấy rối tình dục, bạo lực gia đình, bạo lực nơi công sở. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành lộ trình giảm tình trạng bạo lực bất bình đẳng giới.

Ông Surya Deva cũng ấn tượng trước các tiến bộ của Việt Nam về phát triển khoa học, công nghệ, nhất là những bước tiến về chuyển đổi số. Các chính sách đã có tác động tích cực đến sự thay đổi của nhiều doanh nghiệp. Trong chuyến thăm các doanh nghiệp như nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa, Formosa, Vintech…, ông cảm thấy các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến công nghệ, về tác động của sản xuất đến môi trường và người lao động.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền phát triển Surya Deva
Toàn cảnh buổi họp báo cùng Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền phát triển Surya Deva. (Ảnh: DN)

Hành động ứng phó khủng hoảng

Xét về những khó khăn, thách thức, Báo cáo viên LHQ đặc biệt nhấn mạnh ba khía cạnh đó là: quy trình, sự tham gia và hành tinh. Theo ông Surya Deva, Chính phủ Việt Nam cần cải thiện quy trình phê duyệt các dự án hiện hành, bao gồm những dự án do các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để đảm bảo rằng những người cần hỗ trợ ở các tỉnh thành khác nhau được hưởng lợi nhiều hơn.

Ông Surya Deva nhận định, dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhưng tình hình phát triển ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi – nơi phần lớn người dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ công.

Bình luận về tình trạng dễ bị tổn thương của Việt Nam trước biến đổi khí hậu, Báo cáo viên LHQ đặc biệt nhấn mạnh: Chính phủ, các cơ quan LHQ, các đối tác phát triển, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ cần phối hợp với nhau để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng có khả năng sắp xảy ra, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.

Báo cáo viên LHQ nhấn mạnh: “Để đảm bảo phát triển bền vững, Chính phủ cần hành động nhiều hơn nữa để ứng phó với ba khủng hoảng đồng thời của hành tinh về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và mất đa dạng sinh học. Cần áp dụng các phương pháp tiếp cận phát triển có sự tham gia thực sự – trong đó tích hợp các nguyên tắc: tính liên tầng, công bằng giữa các thế hệ, phân phối công bằng và quyền tự quyết – để đạt được chuyển dịch công bằng sang kinh tế xanh.

Hơn nữa, để công bằng, các tổ chức phi chính phủ và những người/tổ chức bảo vệ quyền con người về môi trường phải là trung tâm của quá trình chuyển đổi đó”.

Báo cáo chi tiết của Báo cáo viên đặc biệt về chuyến thăm và khuyến nghị của ông sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền vào tháng 9/2024.





Nguồn

Cùng chủ đề

Liên hợp quốc sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cho người dân Syria

(CLO) Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria, ông Geir Pedersen cho biết Liên hợp quốc cam kết cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho người dân Syria, khi gặp thủ lĩnh phiến quân Syria Ahmed Al-Sharaa và Thủ tướng tạm quyền Mohammad al-Bashir tại Damascus vào thứ Hai....

Việt Nam kêu gọi các quốc gia tuân thủ đầy đủ UNCLOS

Trong các ngày 10 - 12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã tổ chức phiên thảo luận toàn thể thường niên về đại dương và luật biển, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực với sự tham dự của đông đảo đại diện các quốc gia thành viên LHQ và nhiều tổ...

Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

  Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại buổi lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ngày 12.12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử...

Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn tại Gaza

Ngày 11/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên họp khẩn cấp đặc biệt để thảo luận về tình hình xung đột và khủng hoảng nhân đạo tại Gaza Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu tại phiên họp (Ảnh: TTXVN). ...

Chuyên gia Malaysia: Việt Nam rất tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhà nghiên cứu lịch sử Enzo Sim Hong Jun – Viện nghiên cứu Penang đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong đó khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Vượt mặt Apple, Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu

Huawei chính thức vượt mặt Apple và dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 23.6 triệu chiếc xuất xưởng trong ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng 44.3% nhờ những sản phẩm như Watch GT5 và WATCH D2.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Mới nhất

Tổng thư ký NATO muốn Ukraine có vị thế mạnh mẽ khi đàm phán với Nga

(CLO) Tổng thư ký NATO cho biết, ưu tiên hàng đầu của liên minh là đảm bảo Ukraine ở vào vị thế mạnh nhất có thể trước khi tiến hành bất...

Hình ảnh đường huyết mạch ở Bình Dương quá tải, dồn ứ

TPO - Đường Mỹ Phước Tân Vạn dài 62km, là tuyến giao thông huyết mạch tại Bình Dương, kết nối với TPHCM và khu vực Đông Nam bộ. Trong đó hơn 40km từ TP.Thủ Dầu Một đến TP.Dĩ An với 6 làn xe, đang quá tải, ô tô xếp 3 hàng dồn ứ. Riêng đoạn từ TP.Bến Cát...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật quân sự

(Bqp.vn) - Chiều 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật quân sự. Cùng dự có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. ...

Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025

Nhìn về triển vọng tích cực trong năm 2025, các chuyên gia phân tích đưa ra dự báo nhóm ngành có khả năng mang lại cơ hội đầu tư tốt ngay từ thời điểm hiện tại. Nhìn về triển vọng tích cực trong năm 2025, các chuyên gia phân tích đưa ra dự báo nhóm ngành có khả năng mang...

Thủ tướng thăm các gian trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(NLĐO)- Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra với nhiều tiết mục công phu, hoành tráng ...

Mới nhất