Trang chủNewsKinh tếNhững người lăn vào làm chè sạch ở Long Cốc

Những người lăn vào làm chè sạch ở Long Cốc



PHÚ THỌ Mấy ai biết rằng những đồi chè ở Long Cốc (Thanh Sơn, Phú Thọ) đẹp mộng mơ trở nên sạch hơn, thơm hơn một phần nhờ những người tiên phong này…

Giám đốc HTX sẵn sàng mất nhà để làm chè sạch

Chị Phạm Thị Hạnh quê gốc ở xã Tam Thanh, năm 1990 lấy chồng về xã Long Cốc (Tân Sơn, Phú Thọ) rồi tiếp nối nghề trồng chè, sao chè, mang đi bán. Trước, cũng như nhiều người, chị trồng chè không phun thuốc, không bón phân. Từ năm 1999 chè có giá, dân trồng giống lai thay cho giống trung du truyền thống. Muốn có năng suất cao nên họ phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ và bón phân hóa học vô tội vạ, thậm chí tung đạm lên cả mặt tán đợi vài ngày mầm lên là hái.

Một góc đồi chè ở Long Cốc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Một góc đồi chè ở Long Cốc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mấy năm là công nhân nhà máy chè, làm quần quật từ sáng đến tối mà trừ tiền phân, tiền thuốc nhiều tháng chỉ được vài trăm ngàn đồng nên chị Hạnh bỏ về nhà mua 2 guồng quay chè. Sản phẩm làm ra chị đóng từng bao tải mang lên Thái Nguyên, dựa vào hơi chè Thái mà bán.  

Năm 2015, xã Long Cốc tổ chức mấy lớp tập huấn IPM trên chè. Trước 1 lứa chè phun 3 lần thuốc BVTV, giờ vài tháng mới phun 1 lần, thuốc BVTV hóa học độc hại được thay dần bằng thuốc sinh học hay thuốc ít độc hơn. Cũng năm đó, lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện cùng xã động viên chị đứng lên thành lập Tổ hợp tác Sản xuất chè an toàn xã Long Cốc gồm 3 người. Sang năm sau thì 2 người bỏ cuộc.

Không dùng thuốc trừ cỏ, không bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu nên năng suất chè an toàn của Tổ chỉ bằng 1/3 chè dùng hóa chất nhưng khi bán giá lại bằng nhau vì chẳng ai tin là sản phẩm sạch. Năm 2018, chị Hạnh đi các tỉnh học hỏi tại sao người ta lấy chè của mình đóng bao bì là bán được, còn mình thì không. Lúc đó chị mới vỡ lẽ ra rằng do người ta đã có thương hiệu.

Quyết chí gây dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương, chị gom hết vốn ra chưa đủ nên phải thế chấp cả nhà để vay ngân hàng 500 triệu đồng, lại vay thêm lãi ngoài, tổng cộng được 4,5 tỉ đồng mua sắm máy, thành lập HTX Sản xuất chè an toàn Long Cốc. Trong khi chị chấp nhận có thể một ngày phải ra đường vì HTX nhưng vận động người vào rất khó. Dân hỏi sản xuất chè an toàn thì chúng tôi bán cho ai? Chị trả lời, sản xuất chè an toàn trước tiên là bảo vệ sức khỏe cho chính mình đã, sau rồi mới xây dựng thương hiệu để bán với giá cao hơn.

Chị Phạm Thị Hạnh (phải) nói chuyện với thành viên HTX. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Phạm Thị Hạnh (phải) nói chuyện với thành viên HTX. Ảnh: Dương Đình Tường.

HTX lúc đầu chỉ có 7 thành viên. Chị hỗ trợ để họ trồng được 5ha chè giống Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, chăm bón bằng phân hữu cơ. Giá búp chè lai hái tay người ta bán 9.000 – 10.000 đồng/kg thì HTX mua 25.000 – 30.000 đồng/kg, chè Bát Tiên người ta bán 25.000 đồng/kg thì HTX mua 50.000 đồng/kg.

Khi có sản phẩm rồi chị mang cho các cửa hàng, siêu thị uống thử, lại trình cả giấy tờ kiểm nghiệm an toàn để tăng thêm độ tin tưởng. Khoảng 70% khách hàng sau đó chấp nhận mua bởi đã uống là không thể quên được vị chát rồi ngọt hậu của chè an toàn Long Cốc với màu nước vàng như mật ong chứ không xanh như hàng thường. Năm 2020, sản phẩm chè xanh Bát Tiên của HTX được công nhận OCOP 4 sao. Năm 2021, sản phẩm chè đinh Bát Tiên và chè đinh đặc sản được công nhận OCOP 4 sao. Năm 2022 lại có thêm sản phẩm chè Shan tuyết được công nhận.

Đang thuận đà thì dịch Covid-19 ập đến, tàn phá tất cả. Từ doanh số 250 – 300 triệu đồng/tháng xuống chỉ còn 20 – 30 triệu đồng/tháng, không đủ trả lãi chứ không nói đến trả nợ gốc, HTX buộc phải cắt giảm lao động từ 10 người xuống 3 người, lay lắt duy trì hoạt động. Khi dịch qua đi, năm 2023 chị vay mượn thêm, đầu tư cho 15 thành viên và 20 hộ liên kết với tổng diện tích 15ha chè.

Chị chấp nhận bán ký gửi để mở rộng thị trường với giá chè đinh Bát Tiên 2,5 triệu đồng/kg, chè đinh đặc sản 1 triệu đồng/kg, chè Bát Tiên 500.000 đồng/kg, chè Shan tuyết 300.000 đồng/kg. Doanh thu của HTX bắt đầu nhích lên 180 – 200 triệu đồng/tháng. Năm 2023, đơn vị lãi được hơn 200 triệu đồng, chia cổ tức 20% khiến các thành viên ai cũng vui.    

Chị Phạm Thị Hạnh với những sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao của HTX Sản xuất chè an toàn Long Cốc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Phạm Thị Hạnh với những sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao của HTX Sản xuất chè an toàn Long Cốc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Hà Thị Thủy (59 tuổi) tham gia vào HTX đã 7 năm với số vốn góp 50 triệu đồng bảo: “Xưa mấy chị em cùng làm chè với nhau. Cô Hạnh bảo chúng tôi xới cỏ bằng tay, bón phân hữu cơ thì thu mua cho, dần thành HTX. Nhà tôi có 1,5ha chè, mỗi năm bán 6 – 7 tấn chè búp tươi hái bằng tay, chất lượng cao cho HTX, khi nào xong mới hái máy bán ra ngoài loại chè chất lượng thấp hơn. Tổng thu được khoảng hơn 200 triệu đồng/năm, trong đó lãi được 50%”.

“Chè bẩn thử bằng cách pha nước lạnh vẫn ra màu xanh chứ không có màu vàng mật ong như chè sạch, uống vào thì có vị ngọt lợ như mì chính hoặc đường chứ không chát rồi mới ngọt hậu”, chị Phạm Thị Hạnh, Giám đốc HTX Sản xuất chè an toàn Long Cốc chia sẻ kinh nghiệm.

Làm chè sạch để khỏe, để dễ sinh đẻ

Không chỉ giới hạn ở HTX mà chuyện làm chè an toàn đã lan ra đồi chè của các nông hộ. Buổi tối ngủ lại Long Cốc tôi được anh Hà Văn Vương – Phó Chủ tịch UBND xã dẫn đến xưởng sao chè của chị Hà Thị Tuyến ở khu Bông 2. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Búp chè một tôm hai lá được cho vào guồng quay dưới tác động của ngọn lửa to để ốp cho héo nhanh, đủ độ nóng thì đưa ra máy vò rồi lại cho vào guồng quay tiếp đến khi lấy hương. Nhà chị có gần 1ha chè với 4 lao động tham gia.

Chị Tuyến tâm sự: “Trước đây khi chưa am hiểu, mỗi lứa chè người dân 3 – 4 lần phun thuốc BVTV hóa học, nhiều lúc vừa phun xong đã hái rồi. Chúng tôi bắt đầu làm chè an toàn từ năm 2006, lúc đầu là thực hành sản xuất áp dụng IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) rồi VietGAP, cuối cùng là sản xuất theo hướng hữu cơ với chế phẩm vi sinh ủ lẫn cùng phân chuồng để bón; lá xoan, lá chó đẻ, lá hoa mò, ớt, tỏi ngâm để phun phòng trừ sâu bệnh.

Chị Hà Thị Tuyến tiếp lửa cho guồng quay sao chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Hà Thị Tuyến tiếp lửa cho guồng quay sao chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Dùng mỗi phân chuồng thì tốt nhưng không đủ lượng và thiếu một số dinh dưỡng nên búp chè cũng khó phát triển. Còn bón mỗi phân hóa học thì dễ bị chai cứng đất, khô đất, khô cây. Bởi thế phải kết hợp cả hai. Nhà tôi có 4 con trâu và 1 đàn thỏ nên phân của chúng cứ xới tơi ra ủ cùng trấu chừng 15 ngày cho nóng lên, thật ngấu, khi nào bón thì trộn với phân hóa học.

Đầu năm bón lót vừa nuôi lá vừa dưỡng tán cho phủ kín, tránh được cỏ và tháng bảy, tháng tám bón thúc để nuôi búp. Dù bón lót hay bón thúc tôi cứ cuốc hố theo băng chè, cách 50cm một hố rồi thả phân xuống, lấp đất lên để cho cây ăn dần. Mỗi năm nhà tôi thu được hơn 200 triệu đồng từ chè, trong đó lãi non nửa, chưa kể thu mua thêm của bà con để sao, bán, được khoảng 100 triệu đồng nữa”.  

Được đi tập huấn, trải nghiệm, học tập về sản xuất chè an toàn, khi về làm thử trên diện tích nhỏ, mọi người uống khen ngon, từ đó chị Tuyến mở rộng ra gần 1ha, kể cả diện tích cắt máy lẫn hái tay. Xưa đi phun các loại thuốc BVTV hóa học độc hại về chị mệt mất mấy ngày như bị cảm cúm, ăn uống cảm thấy nhạt mồm nhạt miệng. Giờ giảm số lần phun xuống, lại dùng thuốc sinh học nên người khỏe, tắm rửa xong là ăn uống bình thường.

Chị Hà Thị Tuyến bên mẻ chè vừa ra lò. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Hà Thị Tuyến bên mẻ chè vừa ra lò. Ảnh: Dương Đình Tường.

Là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, cuộc họp nào chị Tuyến cũng chia sẻ rằng: “Tôi đi học lớp IPM thấy thuốc BVTV hóa học phun vào rất ảnh hưởng đến sức khỏe, những ai còn sinh đẻ tiếp xúc với nó về sau sinh đẻ cũng khó khăn hơn”. Nhiều người thấy sợ mà nghe theo, nhưng cũng có lắm người không. 55 hội viên trong Chi hội Phụ nữ đầu tiên chỉ 18 người nghe theo. Về sau người này thấy người kia sản xuất chè hiệu quả, da dẻ lại hồng hào, khỏe mạnh thì mới chấp nhận học.

Trạm Trồng trọt và BVTV, Trạm Khuyến nông huyện Tân Sơn thường xuyên về Long Cốc mở các lớp tập huấn làm chè an toàn. Giờ trong xóm hầu hết các nhà đều có thùng, có bể để ngâm ủ các loại lá thảo dược để phun phòng trừ bệnh cho chè. 





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/nhung-nguoi-lan-vao-lam-che-sach-o-long-coc-d380268.html

Cùng chủ đề

Đưa sản phẩm trà ‘made in Việt Nam’ ra thị trường quốc tế

Chương trình OCOP giúp HTX hoàn thiện các khâu của chuỗi sản xuất một cách khoa học, hiệu quả, từng bước đưa sản phẩm Tuyết Sơn Trà đến người dùng trong nước và quốc tế. Suối Giàng là nơi có hàng vạn cây chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Thanh Tiến. Xây dựng thương hiệu Tuyết Sơn Trà Trong không gian mờ sương của vùng núi Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), nơi những đồi chè xanh...

Nông dân kiếm thêm tiền lại bảo vệ môi trường từ những thứ bỏ đi trên ruộng

(Dân trí) - Từ nguồn phân chuồng có sẵn và các phế phẩm nông nghiệp, người dân ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đã triển khai mô hình ủ phân hữu cơ để phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt hiện là vấn đề nhức nhối tại các khu vực nông thôn. Đặc biệt, rác thải hữu cơ và chất thải từ chăn nuôi chưa được xử lý đúng...

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

THANH HÓA Bà Sanh mất hơn 30 năm cải tạo vùng đồi cằn thành những vườn cây ăn quả trù phú, mỗi năm...

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 – 400 quả

BÌNH DƯƠNG HTX Tân Mỹ nổi bật trong ứng dụng công nghệ cao trồng bưởi hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì...

Tưới nước lợ cho táo thêm giòn, đậm vị

HẢI PHÒNG Khi được chủ vườn táo Đại Mật giới thiệu về việc tưới nước lợ cho quả thêm giòn, thêm đậm vị,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

10 món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Giáng sinh

Nhắc đến Giáng sinh, ngoài cây thông, ông già Noel và quà tặng, không thể thiếu những món ăn truyền thống đặc trưng...

Cách làm chè trôi nước chuẩn vị cho ngày Đông chí

Vào ngày Đông chí, món ăn truyền thống không thể thiếu đó là chè trôi nước. Món ăn này có vỏ bột và...

Cam Vân Đồn vào mùa thu hoạch

Quảng Ninh Vạn Yên là vùng trồng cam tập trung lớn nhất huyện Vân Đồn. Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, những...

Tạo thương hiệu từ đặc sản nếp cái hoa vàng địa phương

Quảng Ninh Từ bỏ công việc ổn định, anh Đoàn Công Bách quyết tâm xây dựng sản phẩm rượu men lá Gốc Đa...

Sản phẩm OCOP tạo điểm nhấn cho nông nghiệp Nghệ An

Ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện trong năm 2024, bước đột phá của các sản phẩm OCOP là nét cọ tươi sáng trong bức tranh đầy sắc màu. Năm 2024 Sở NN-PTNT Nghệ An đã hoàn thành 24 nhiệm vụ được giao, bao gồm 13 nghị quyết của HĐND tỉnh và 11 nhiệm vụ khác. Các chỉ tiêu cơ bản, trọng tâm của ngành đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, như tổng sản phẩm (GRDP)...

Bài đọc nhiều

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp,...

Giá cà phê liệu có giảm tiếp trong ngày mai?

Dự báo giá cà phê ngày mai 19/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 19/12/2024. Giá cà phê thế giới quay đầu giảm khá mạnh Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 15 giờ 00 phút ngày 18/12/2024 có phiên giảm khá mạnh so với ngày hôm qua từ 14-27 USD/tấn,...

Hàng quán cấp tập chuẩn bị, sẵn sàng mở cửa xuyên đêm Noel

Noel năm nào tại Hà Nội cũng vô cùng sôi động, với lượng người đi chơi tăng đột biến. Nhiều tuyến phố trung tâm thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc, còn hàng quán thì quá tải, hoạt động đến nửa đêm vẫn chưa ngơi khách. Song, đây cũng là cơ hội để "hốt bạc", vì thế không ai muốn bỏ qua. Năm nay cũng không ngoại lệ, các hàng quán xung quanh khu vực Nhà thờ lớn...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Biến động nhẹ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Giá vàng miếng trong nước cũng chỉ đi ngang khi các nhà đầu tư hiện vẫn chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 18/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,6...

Cùng chuyên mục

Bạc nối đà giảm 3 phiên liên tiếp

Giá bạc hôm nay (21/12), giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm ở mức 1.073.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.106.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc giảm sâu, hiện được niêm...

13 ngân hàng trả lãi suất huy động trên 6%/năm, gửi ở đâu lợi nhất?

Ngày càng có nhiều ngân hàng trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên 6%/năm sau làn sóng tăng lãi suất huy động vừa mới đây. Thống kê của VietNamNet từ bảng lãi suất huy động niêm yết công khai tại các ngân hàng, hiện có tới 13 ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi lên mức 6%/năm trở lên. Trong số đó, lãi suất tiền gửi cao nhất là 6,4%/năm, do Eximbank niêm yết với tiền gửi tiết kiệm trực...

Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam phát triển các nền tảng tùy chỉnh hỗ trợ SMEs xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á; hợp tác với hai đối tác hoạt động về đào tạo để thành lập Phòng thí nghiệm logistics. Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam phát...

Đồng USD giảm sau báo cáo lạm phát

Tỷ giá USD hôm nay 21/12/2024: Đồng USD chuẩn bị kết thúc tuần cao hơn sau dữ liệu lạm phát, Cục dự trữ liên bang Fed cắt giảm lãi suất Tỷ giá USD hôm nay 21/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 21/12, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.324 đồng/USD, tăng 20 đồng với phiên trước đó. Giá bán USD ở các ngân hàng...

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Người mua lỗ 8 triệu, SJC và nhẫn trơn giảm tiếp?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng. Tới 19h30' tối 20/12 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.605 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.645 USD/ounce. Giá vàng thế giới tối 20/12 cao hơn khoảng 26,3% (542 USD/ounce)...

Mới nhất

Giá kim loại đồng ngày 21/12: giữ ổn định

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) ổn định ở mức 8.884,50 USD/tấn. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng này đã giảm 20% kể từ tháng 5 khi các khoản cược đầu cơ của các nhà đầu tư đẩy giá lên mức cao kỷ lục là 11.104,5 USD. Natalie Scott...

Microsoft mua gần nửa triệu chip AI của Nvidia AI

Số lượng chip AI Nvidia mà Microsoft mua năm nay nhiều hơn bất kỳ đối thủ nào khác tại Mỹ và Trung Quốc. Hãng tư vấn công nghệ Omdia ước tính, Microsoft đã mua 485.000 chip "Hopper" của Nvidia trong năm nay, nhiều gấp đôi công ty đứng thứ hai – Meta với 224.000 chip, cũng như các đối thủ...

Mức đóng bảo hiểm y tế mới áp dụng trong năm 2025

(Dân trí) - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi mở rộng thêm nhiều nhóm tham gia và quy định mức đóng cụ thể của từng nhóm. Trong năm 2025, các quy định về BHYT sẽ được áp dụng trong 2 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn trước ngày 1/7/2025 áp dụng theo Luật BHYT hiện hành; tức là...

Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Quân đội luôn gắn bó máu thịt, đồng cam cộng khổ với nhân dân; kịp thời có mặt ở những nơi xung yếu, hiểm nguy để bảo...

Mới nhất