Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnNhững người “giữ sử bằng tay”

Những người “giữ sử bằng tay”


VHO – Nhiều nhà chuyên môn về khảo cổ và lịch sử nhìn nhận, phía sau những hiện vật bảo tàng luôn tồn tại một đội ngũ những người làm công tác phục chế, bảo vệ, âm thầm với công việc cố gắng gìn giữ nguyên trạng, nguyên bản hiện vật.

Trong bối cảnh xã hội công nghệ ngày một phát triển, công việc của những người làm bảo tồn bảo tàng như vậy cần được nhìn nhận ra sao, để họ thật sự an tâm với trách nhiệm và chuyên môn của mình?.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng định nghĩa những cộng sự trong lĩnh vực chuyên môn của ông một cách dí dỏm là những người đang “giữ sử bằng tay”. Họ cần được sự quan tâm của các cấp quản lý và của cả cộng đồng xã hội, để ngày càng được đầu tư tốt hơn, bảo đảm các yêu cầu, tiêu chí tích cực, giúp công việc ngày một hiệu quả.

Lật trang đất, sáng trang đời

Sau ngày bão số 3 đổ vào các tỉnh phía Bắc, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nhận xét: “Những người làm bảo tàng chúng tôi đều rất lo, khi gió bão thiên tai ập tới, đe dọa những công trình, bảo tàng, di tích di chỉ… các địa phương liệu có phòng bị được hết những rủi ro về bảo tàng sau mưa bão và sắp đến sẽ là chúng tôi, các bảo tàng ở miền Trung, đối đầu với một mùa bão mới”.

Những người “giữ sử bằng tay” - ảnh 1
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng

Tâm tư của ông Thiện, cũng như nhiều chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn về bảo tồn và nghiên cứu lịch sử, xem ra luôn giống nhau ở khía cạnh làm sao an toàn nhất cho hệ thống các di vật, hiện vật tại các bảo tàng, khu du tích… Mà một trong những vấn đề cần quan tâm ở đó, chính là con người làm chuyên môn về bảo tồn bảo tàng được chăm sóc, bảo vệ thế nào?

Lật qua khía cạnh này, ông Thiện tâm tư, dường như năm nào, mùa mưa bão nào, ngành bảo tồn bảo tàng cũng có câu chuyện tổn thất, song bận tâm nhiều nhất là chính đời sống, tinh thần những người lo chuyên môn. “Đừng xem nhẹ phía sau những bảo tàng đồ sộ, những di tích lịch sử được trùng tu, là cuộc sống và trách nhiệm làm việc của bao con người, là những người giỏi chuyên môn ở góc cạnh trách nhiệm.

Những người “giữ sử bằng tay” - ảnh 2
Bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Đà Nẵng

Đó không chỉ là học giả, nhà nghiên cứu…, mà còn là những thợ mộc, thợ nề, thợ cơ khí, những người phụ trách hóa chất, sinh học… Việc bảo quản, giữ gìn, phục chế một di vật, hiện vật thật ra không đơn giản, đòi hỏi sự chung tay của cả một tập thể người làm việc, trong nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau”, ông Thiện giải thích.

Với góc nhìn này, vai trò của đội ngũ những người làm việc trong ngành Bảo tàng không hề đơn giản. Có những người đã âm thầm theo đuổi công tác phục chế, bảo tồn hàng chục năm trời, một cách lặng lẽ, nhẫn nại tham gia vào các dự án trùng tu, đề án hoàn thiện các bộ sưu tầm hiện vật… cực kỳ giá trị.

Những người “giữ sử bằng tay” - ảnh 3
Phục chế hiện vật

Công sức, trí tuệ họ đặt vào những hiện vật có được, vì thế không thể đo đếm bằng tiền bạc hay ngày công. “Lật trang đất, sáng trang đời”, là nhận xét ông Thiện đưa ra, chỉ điểm rõ những người trong cuộc, chưa một ngày nào ngơi nghỉ với trách nhiệm bảo lưu, gìn giữ những dấu vết lịch sử, những chứng cứ thời gian…

Cần những sự quan tâm thấu đáo!

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, riêng tại Bảo tàng Đà Nẵng, hiện có 39 người làm các phần việc chuyên môn trong phục chế, bảo quản hiện vật. Con số này, so với khối lượng công việc phải tham gia sưu tra, bảo vệ các hiện vật, tài liệu cần trưng bày ở bảo tàng địa phương đã là một chênh lệch lớn.

Chỉ tính trong năm 2024, với kết quả Hội đồng thẩm định TP. Đà Nẵng đồng ý mua 101 hiện vật và nhóm hiện vật cho Bảo tàng Đà Nẵng, gồm các hiện vật lịch sử văn hóa Chăm, triều Nguyễn; hiện vật tiền giấy, tiền kim loại; hiện vật thời kỳ bao cấp, nhóm tiêu bản sinh vật biển, tiêu bản bướm, côn trùng; nhóm hiện vật gốm thời nhà Nguyễn, nhóm hiện vật gốm cổ các tỉnh Trung bộ, nhóm hiện vật đèn và đồng hồ cổ…, khối lượng công việc phải làm của họ thế nào, không phải ai cũng hình dung được.

Những người “giữ sử bằng tay” - ảnh 4
Công tác phục chế, bảo quản hiện vật rất cần thường xuyên được đào tạo trang bị kiến thức, kỹ thuật, yêu cầu mới

Vậy nhưng, cho đến nay, các chính sách, chế độ cho đội ngũ những người làm chuyên môn bảo tàng, vẫn còn rất hạn chế. Không chỉ về đời sống vật chất, tinh thần, những người làm chuyên môn còn cần được trang bị, đào tạo lại rất nhiều vấn đề về kiến thức, kỹ năng, nắm bắt những kỹ thuật mới, yêu cầu mới.

Đơn cử về công tác số hóa, việc đầu tư trang thiết bị, các phần mềm phục vụ số hóa, vi tính hóa… văn bản, hiện vật ở bảo tàng, đã đòi hỏi con số hàng tỷ đồng. Các vấn đề về bản quyền, kỹ năng đào tạo nắm bắt, ứng dụng dữ liệu khoa học vào công việc đều là những câu hỏi hóc búa với những người làm quản lý chuyên môn về bảo tồn, bảo tàng.

“Phía sau những buổi tham quan, triển lãm, sau những chuyến đi thăm bảo tàng, có bao nhiêu người trong chúng ta để ý đến những người lặng lẽ dọn vệ sinh, sửa lại từng bục trưng bày, kiểm tra lại hiện trạng những di vật? Có bao nhiêu người để tâm, rằng mùa mưa bão thấm dột đến, sẽ có những món đồ gỗ, đồ đất nung, thư tịch, vải giấy… trong bảo tàng có thể bị hư ướt, ẩm mốc?

Tất cả, đều là những dấu vết lịch sử, mà chúng ta có bỏ ra hàng tỷ đồng cũng phải tiêu tốn, giữ gìn cho được, vì mất đi, nghĩa là không cứu vãng được nưã”, ông Thiện thổ lộ.

Nếu không có những người trong cuộc, ngày ngày giờ giờ lặng lẽ kiểm tra, lặng lẽ phục chế, chắc chắn cả một khối lượng đồ sộ từ quá khứ lịch sử để lại sẽ khó mà lưu giữ, bảo vệ an toàn được. Cho nên, theo ông Thiện, thật sự xã hội và nhất là các cấp quản lý, phải có một cách nhìn nhận khác, tốt hơn, quan tâm đến vị trí, vai trò của những người làm chuyên môn bảo tàng, những chứng nhân cả đời “giữ sử bằng tay”.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/nhung-nguoi-giu-su-bang-tay-108600.html

Cùng chủ đề

Đào khảo cổ ở TP Hạ Long phát lộ la liệt hiện vật cổ, có mũi giáo bằng đồng, có cả lưỡi câu đồng

Hạ Long hiện có nhiều di tích khảo cổ được coi là tài nguyên chưa được phát lộ và rất quý giá của cộng đồng các dân tộc sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố, góp phần tạo động lực phát triển kinh...

Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần

Trưng bày chuyên đề "Tinh hoa cổ vật Xứ Đông – Hải Dương" lần thứ nhất giới thiệu tới công chúng 2 trong số 11 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương là Trống đồng Hữu Chung và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần. Trong đó, chum gốm hoa nâu Hiệp An được làm từ đất sét trắng, phủ men màu vàng ngà, vẽ men nâu, xương...

Bộ trang sức văn hóa Sa Huỳnh được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Đây là bộ trang sức phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề nghị xem xét hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Kim bảo ‘Hoàng đế chi bảo’ được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề nghị xem xét hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lâm Đồng: Giữ nguyên quy mô, kiến trúc Dinh Tỉnh trưởng

VHO - Việc di dời Dinh Tỉnh trưởng tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm xây dựng tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại sẽ bị bãi bỏ. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực Trung tâm Hòa Bình (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 8942/UBND - QH gửi...

Biển đảo trong lòng đồng bào

VHO - Sáng nay 20.10, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), những người dân sinh sống trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là hoạt động trong chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng. Cũng tại chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào”, người dân và du khách cũng...

Đề nghị công nhận bảo vật quốc gia hiện vật bộ trang sức văn hóa Sa Huỳnh

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình số 6949/UBND-KGVX kính đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với các hiện vật thuộc bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi hiện đang được lưu giữ tại kho hiện vật Bảo tàng Quảng Nam. Đây là các hiện vật phát hiện được từ đợt...

Hội An và Luang Prabang hợp tác văn hoá, du lịch

VHO - Hai thành phố thống nhất hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Đặc biệt, hai địa phương sẽ hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch kết nối giữa hai di sản văn hoá thế giới. Ngày 17.10, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã diễn ra lễ ký...

Xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT: Thúc đẩy sự tiếp nối, phát huy giá trị di sản

VHO - Sáng 15.10, Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn thực hiện công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” (NNND, NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV trên địa bàn TP Hà Nội. Bổ sung thêm loại hình được xét danh hiệuNgày 24.6.2024, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1690/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch xét tặng...

Bài đọc nhiều

Mưa Bão Và Xói Mòn Tại Mỹ Sơn: Nỗ Lực Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa

Mỹ Sơn, khu di sản văn hóa thế giới nằm giữa vùng đất Quảng Nam, không chỉ là nơi lưu giữ dấu ấn của một nền văn minh Chăm Pa huy hoàng mà còn là chứng nhân lịch sử, tồn tại qua biết bao biến động của thời gian. Thế nhưng, những thách thức từ thiên nhiên, đặc biệt là mưa bão và hiện tượng xói mòn, đang làm gia tăng áp lực lên công tác bảo tồn các...

Cùng chuyên mục

Mưa Bão Và Xói Mòn Tại Mỹ Sơn: Nỗ Lực Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa

Mỹ Sơn, khu di sản văn hóa thế giới nằm giữa vùng đất Quảng Nam, không chỉ là nơi lưu giữ dấu ấn của một nền văn minh Chăm Pa huy hoàng mà còn là chứng nhân lịch sử, tồn tại qua biết bao biến động của thời gian. Thế nhưng, những thách thức từ thiên nhiên, đặc biệt là mưa bão và hiện tượng xói mòn, đang làm gia tăng áp lực lên công tác bảo tồn các...

Lâm Đồng: Giữ nguyên quy mô, kiến trúc Dinh Tỉnh trưởng

VHO - Việc di dời Dinh Tỉnh trưởng tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm xây dựng tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại sẽ bị bãi bỏ. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực Trung tâm Hòa Bình (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 8942/UBND - QH gửi...

Biển đảo trong lòng đồng bào

VHO - Sáng nay 20.10, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), những người dân sinh sống trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là hoạt động trong chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng. Cũng tại chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào”, người dân và du khách cũng...

Đề nghị công nhận bảo vật quốc gia hiện vật bộ trang sức văn hóa Sa Huỳnh

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình số 6949/UBND-KGVX kính đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với các hiện vật thuộc bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi hiện đang được lưu giữ tại kho hiện vật Bảo tàng Quảng Nam. Đây là các hiện vật phát hiện được từ đợt...

Những Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Sài Gòn: Bức Tranh Lịch Sử Và Di Sản Văn Hóa – P1

Sài Gòn, thành phố hiện đại và sôi động, không chỉ ghi dấu ấn qua những công trình mới mà còn lưu giữ trong lòng mình những dấu tích từ thời kỳ thuộc địa. Các công trình kiến trúc Pháp nơi đây, với nét đẹp cổ kính và hài hòa, kể lại câu chuyện về một thời kỳ lịch sử. Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là hai trong số những biểu tượng nổi...

Mới nhất

Bản tin Mặt trận sáng 23/10

Hà Nội: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IVSáng 22/10,...

Người đàn ông mắc ung thư hạ họng vì thói quen nhiều người biết hại nhưng khó bỏ

Đi khám do xuất hiện triệu chứng ho, sờ thấy hạch ở vùng cổ trái, người đàn ông nhận kết quả ung thư hạ họng giai đoạn muộn. ...

Ban hành cơ chế điện mặt trời mái nhà, công suất lắp từ 1.000kW phải xin giấy phép

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 135 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực từ hôm nay 22-10-2024.Nghị định này...

Mới nhất