Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhững người 'giữ lửa' nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon...

Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

(CLO) Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua nhiều thế hệ.

Nhằm níu giữ và làm sống dậy sắc màu thổ cẩm của dân tộc, những nữ nghệ nhân người Jrai ở xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) ngày ngày miệt mài bên khung cửi, tỉ mỉ hướng dẫn cho các con, cháu và người dân trong làng cách se chỉ, dệt…

Bà Y Rỗi (73 tuổi, làng Lút, xã Ya Tăng) là một trong những nghệ nhân đã và đang giữ gìn, bảo tồn nghề dệt truyền thống của dân tộc. Trong ngôi nhà nhỏ của bà Y Rỗi ngổn ngang những khung cửi, chỉ màu, cùng những sản phẩm thổ cẩm rất tinh xảo do chính tay bà tạo ra.

“Từ nhỏ, chị em mình đã được mẹ và các bà trong làng cách dệt thổ cẩm. Mẹ bảo đã là phụ nữ ít nhiều cũng phải biết ngồi vào khung, se chỉ, dệt vải. Ngày ấy, con gái Jrai mình ai cũng biết dệt thổ cẩm. Lúc đầu, mình được tập dệt những vật dụng đơn giản như khăn, khố. Sau khi có kinh nghiệm thì phải làm tất cả các công đoạn từ lên rừng hái quả, vỏ cây để nhuộm, phối màu đến dệt những bộ trang phục truyền thống của dân tộc”, bà Rỗi cho hay.

nhung nguoi giu lua nghe det tho cam truyen thong o kon tum hinh 1

Bà Y Rỗi kéo sợi dệt vải

Theo bà Y Rỗi, để hoàn thành một tấm thổ cẩm tốn rất nhiều thời gian. Bắt đầu từ bước kéo sợi, người dệt cần tách bông ra khỏi hạt, ép bông, đánh bông, làm cho bông mịn và trắng. Tiếp đó là quay sợi bông và kéo sợi chỉ, kéo đến đâu thì cuộn đến đó thành ống chỉ hoặc hình tròn…

Những năm gần đây, bà con ở làng có đời sống hiện đại, nên người dân dần thay những sản phẩm thổ cẩm truyền thống bằng những chiếc quần jean, áo sơ mi… hoặc đặt mua thổ cẩm từ nơi khác, khiến cho nghề dệt thổ cẩm ở làng đứng trước nguy cơ mai một.

Với quyết tâm không để nghề dệt bị mai một, bà Y Rỗi đã đến từng nhà, động viên từng người phụ nữ trở lại với khung cửi nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Sau nhiều ngày kiên trì vận động, thuyết phục phụ nữ trong làng, một vài người đã đồng ý bắt đầu quay lại với nghề dệt.

nhung nguoi giu lua nghe det tho cam truyen thong o kon tum hinh 2

Tấm thổ cẩm đẹp và bắt mắt đang được hoàn thiện

Tương tự bà Y Blúi (trú tại làng Trấp, xã Ya Tăng) cũng rất tha thiết lưu giữ nghề dệt thổ cẩm qua hình thức mẹ truyền-con nối nhưng bà đã từng thất vọng khi các con không mấy mặn mà với nghề này. Thế nhưng, rồi những nỗ lực của bà Blúi cũng đã được đền đáp. Sau nhiều tháng, con gái và con dâu của bà đều đã làm quen với khung cửi, thành thạo những bước cơ bản trong dệt thổ cẩm.

“Hy vọng, nghề dệt thổ cẩm sẽ được gìn giữ như một tài sản quý báu của người Jrai nói chung, gia đình mình nói riêng. Để các con thay đổi suy nghĩ, trong các ngày hội do địa phương tổ chức, mình đều dẫn các con tham gia và chỉ rõ từng chi tiết quy trình dệt để các con hiểu. Đó cũng là cách mà mình thu hút các con yêu thích và học nghề dệt”, bà Blúi trải lòng.

nhung nguoi giu lua nghe det tho cam truyen thong o kon tum hinh 3

Những người phụ nữ Jrai ngày đêm miệt mài bên khung cửi giữ gìn nghề dệt truyền thống

Ông Trần Văn Tiên-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sa Thầy cho biết: “Nghề dệt thổ cẩm là nét đẹp văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Jrai. Tại xã Ya Tăng, nghề dệt thổ cẩm được chị em phụ nữ lưu truyền và phát triển. Để gìn giữ và phát huy nghề tại địa phương, cấp ủy và chính quyền đã tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ, nhất là các con cháu trong gia đình”.

Gần 20 năm qua, bà Y Hen (65 tuổi, trú tại làng Đăk Rơ Chót, xã Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã truyền cảm hứng, dạy nghề dệt thổ cẩm cho gần 300 người phụ nữ trong và ngoài làng Đăk Rơ Chót.

Năm 2013, với mong muốn bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống người Rơ Ngao (dân tộc Ba Na), bà Y Hen đã tiên phong vận động chị em phụ nữ trong làng thành lập tổ dệt thổ cẩm với gần 20 thành viên. Hơn 10 năm qua, tiếng dệt vải vẫn đều nhịp dưới mỗi nếp nhà. Các mẹ, các chị cần mẫn dệt váy, áo phục vụ nhu cầu gia đình và bán kiếm thêm thu nhập, bình quân mỗi sản phẩm có giá từ 500 đến 1 triệu đồng.

nhung nguoi giu lua nghe det tho cam truyen thong o kon tum hinh 4

Ngoài việc bảo tồn bản sắc dân tộc, nghề dệt thổ cẩm còn giúp các chị em có thêm nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống gia đình

Chia sẻ với PV, bà Y Hen cho biết: “Hàng năm, tổ dệt bán được khoảng hơn 10 bộ váy, áo. Tuy số lượng còn ít nhưng với niềm đam mê và trách nhiệm gìn giữ nghề truyền thống nên cứ rảnh là chị em trong làng lại ngồi dệt. Chúng tôi luôn tỉ mỉ từng họa tiết, hoa văn trên váy, áo để vừa nâng tầm giá trị sản phẩm và được nhiều người mua đánh giá cao. Từ đó, sản phẩm sẽ được nhiều người biết đến, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của làng sẽ không bị mai một”.

Ngoài việc vận động chị em tham gia tổ dệt, bà Y Hen còn cùng các nghệ nhân dệt trong làng hướng dẫn, truyền dạy cho những thế hệ trẻ về kỹ thuật dệt. Theo bà Hen, dệt thổ cẩm là thước đo sự khéo léo của người con gái Rơ Ngao, bà luôn mong muốn truyền lại cho con cháu và những người trẻ trong làng để gìn giữ nghề dệt. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của các nghệ nhân như bà Hen, đến nay làng Đăk Rơ Chót đã có hơn 80% phụ nữ biết dệt thổ cẩm (trong đó, độ tuổi 15 – 25 chiếm hơn 40%).



Nguồn: https://www.congluan.vn/nhung-nguoi-giu-lua-nghe-det-tho-cam-truyen-thong-o-kon-tum-post318059.html

Cùng chủ đề

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động

Thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) trên địa bàn, đến nay, nhiều thôn, làng đã triển khai thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc...

Rầm rộ trồng cây, dựng hàng rào trái phép, vì sao hàng chục hộ dân ở Kon Tum lại tháo gỡ đi rồi?

Ngày 17/10, ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cho biết đã vận động, thuyết phục thành công 31 hộ dân ở thôn Đăk Ven và thôn 14A, xã Đăk Pét tự nguyện tháo dỡ...

Phát hiện 2 con khỉ đi lạc vào vườn nhà, người phụ nữ ở Kon Tum giao nộp ngay cho cơ quan chức năng

Sáng 17/10, ông Đặng Quốc Thắng – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn và khỉ mặt đỏ thuộc nhóm IIB, nằm trong danh mục thực vật rừng, động...

Hai cá thể động vật rừng quý hiếm đi lạc vào vườn nhà dân ở Kon Tum

TPO - Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vừa tiếp nhận 2 cá thể khỉ thuộc diện nguy cấp, quý hiếm từ một hộ gia đình trên địa bàn. Sáng 17/10, Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông cho biết, vừa tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn và khỉ mặt đỏ thuộc nhóm IIB, nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm từ một hộ gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiến tranh đã đưa Gaza trở lại những năm 1950

(CLO) Báo cáo mới đây của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết, cuộc chiến của Israel tại Gaza đã khiến các chỉ số phát triển như y tế và giáo dục thụt lùi gần 70 năm, đồng thời đẩy hàng triệu người Palestine vào cảnh nghèo đói....

Cần có “cơ chế công bằng” hơn nữa với báo chí

(CLO) Kinh tế báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các cơ quan báo chí phải tự chủ về vấn đề tài chính. Bước vào thời đại kỹ thuật số, báo chí phải chịu áp lực nặng nề từ việc doanh thu sụt giảm, trong khi chi phí...

Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản

(CLO) Để không xảy ra tình trạng đầu cơ, mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin, kịp thời ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao...

Dù sớm hay muộn, ‘cò đất’ bất lương sẽ lợi dụng bảng giá đất mới của TP HCM để ‘thổi giá’ đất

(CLO) HoREA đề nghị Nhà nước có biện pháp để kiểm soát hiệu quả hoạt động của giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” có thể lợi dụng việc Nhà nước ban hành “Bảng giá đất điều chỉnh” để “kích giá, thổi giá đất” làm nhiễu loạn thị trường...

Các nhà lãnh đạo kêu gọi đóng góp tài chính để bảo vệ thiên nhiên

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh về Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP16) tại Colombia đã quy tụ gần 200 quốc gia, với mục tiêu chính là tìm ra giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường thiên nhiên. ...

Bài đọc nhiều

Tính chân thực và nghệ thuật được đề cao trong cuộc thi nhiếp ảnh phong cảnh quốc tế

(NADS) - "Giải thưởng Nhiếp ảnh Phong cảnh Thiên nhiên" - Một cuộc thi nhiếp ảnh phong cảnh ưu tiên “tính toàn vẹn của chủ thể” và tránh sự can thiệp, chỉnh sửa kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo, đã công bố kết quả chiến thắng chung cuộc. ...

‘Mình ráng vào ĐH Nông Lâm TP.HCM, như hoa thơm tặng cha trên trời’

Nguồn: https://tuoitre.vn/minh-rang-vao-dh-nong-lam-tp-hcm-nhu-hoa-thom-tang-cha-tren-troi-20241021135512747.htm

Khoe cuộc sống được vợ ‘bao nuôi’, nam thanh niên gây tranh cãi

Nam thanh niên Sudden Fantasy (đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc) gây bão mạng xã hội khi quyết định chia sẻ về cuộc sống "được vợ bao nuôi", những video anh đăng tải lên mạng xã...

Cùng chuyên mục

Công ty mẹ TikTok thiệt hại 10 triệu USD vì thực tập sinh?

ByteDance - công ty mẹ TikTok - xác nhận sa thải một thực tập sinh vì ‘can thiệp ác ý’ quá trình đào tạo mô hình AI. Cuối tuần trước, ByteDance – công ty mẹ TikTok – xác nhận sa thải một thực tập sinh sau khi tin tức lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, thực tập sinh bị cáo buộc bổ sung mã và thay đổi các thông số trên một nhóm máy tính, về cơ...

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon, phác họa chân dung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách chân thực và giản dị.

Cơ hội nào cho Hồng Lĩnh Hà Tĩnh khi làm khách trước Hà Nội trên sân Hàng Đẫy?

(NADS) - Với thành tích bất bại sau 5 trận đấu trên mọi đấu trường. Hông Lĩnh Hà Tĩnh đang có những khởi đầu đầy thuận lợi và thăng hoa Với thành tích bất bại sau 5 trận đấu trên mọi đấu trường....

Về thượng nguồn Mê Kông mùa nước nổi

Xóm ghe trên đồng nướcKhi trời đất càng rộng ra, con người dường như nhỏ bé lại. Và đó là lúc người ta tìm tới nhau, nhất là những người nghèo tha hương. Thế nên trên những cánh...

Mới nhất

Việt Nam là đối tác ưu tiên của EU ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

  Ngày 22/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ châu Á -Thái Bình Dương thuộc Cơ quan Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-EU trong khuôn khổ Hiệp định...

Công ty mẹ TikTok thiệt hại 10 triệu USD vì thực tập sinh?

ByteDance - công ty mẹ TikTok - xác nhận sa thải một thực tập sinh vì ‘can thiệp ác ý’ quá trình đào tạo mô hình AI. Cuối tuần trước, ByteDance – công ty mẹ TikTok – xác nhận sa thải một thực tập sinh sau khi tin tức lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, thực tập...

Tiến sĩ Nguyễn Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông ứng cử vào Tòa án Luật biển quốc tế

Việt Nam lần đầu tiên đề cử Tiến sĩ Nguyễn Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông ứng cử vào Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035. Trong những ngày vừa qua, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Mỹ, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội...

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài...

Ông Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi cho biết, ngoài ông Bùi Văn Rậu  huyện Kim Bôi còn có rất nhiều điển hình Người có uy tín tiêu biểu trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng...

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon, phác họa chân dung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách chân thực và giản dị.

Mới nhất