Trang chủNewsThời sựNhững người 'giữ hồn' cho lồng đèn truyền thống

Những người ‘giữ hồn’ cho lồng đèn truyền thống

Nhiều năm trở lại đây, với sự thay đổi của cuộc sống, các hộ còn “trụ” lại với nghề làm lồng đèn truyền thống từ giấy kiếng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Trước đây, cứ gần đến Tết Trung thu những người làm lồng đèn giấy kiếng truyền thống lại tất bật nguồn hàng để phục vụ nhu cầu của thị trường với những chiếc đèn đầy sắc màu, đáp ứng đa dạng nhu cầu vui chơi của các em nhỏ. Nhiều năm trở lại đây, với sự thay đổi của cuộc sống, các hộ còn “trụ” lại với nghề làm lồng đèn truyền thống từ giấy kiếng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Đằng sau đó là câu chuyện về tình yêu, sự kiên trì, tâm huyết của những người đã dành trọn cuộc đời để giữ gìn nghề truyền thống đang dần mai một trước thời gian.

Những người 'giữ hồn' cho lồng đèn truyền thống
Công đoạn trang trí lồng đèn truyền thống Ảnh Lương KhaTTXVN phát

Đã từ rất lâu, những chiếc lồng đèn như một phần không thể thiếu để làm nên nét đặc trưng của Tết Trung thu. Năm nào cũng vậy, cứ đến gần ngày Trung thu, tại ngôi nhà nằm trên đường Võ Thị Sáu (phường 3, thành phố Bạc Liêu) lại rộn ràng và tất bật hơn hẳn; người vào, người ra nhộn nhịp hơn để cung ứng nguồn hàng cho thị trường. Bước vào nhà, trước mắt chúng tôi là những chiếc lồng đèn truyền thống với đa dạng sắc màu và hình thù, từ đèn ông sao, bướm, thỏ, đến cả những chiếc đèn mang hình thù máy bay, tàu…

Chủ nhân của ngôi nhà là bà Nguyễn Lệ Thu, năm nay 63 tuổi nhưng đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. “Tuy giờ đây nghề này không còn mang lại nguồn thu nhập ổn định như trước, nhưng gia đình vẫn quyết tâm gìn giữ truyền thống của cha ông để lại”, bà Thu tâm sự.

Bà Nguyễn Lệ Thu nhớ lại: “Khoảng chục năm trước, cả xóm có hơn 10 hộ theo nghề. Lúc đó, ai cũng thức đến tận 2-3 giờ sáng để cùng nhau làm, không khí như họp chợ. Người ra, người vô lấy hàng nhộn nhịp, vui lắm. Gia đình tôi mỗi mùa cũng làm trên ngàn chiếc, các thành viên phải làm hết công suất và mướn thêm thợ mới có thể đáp ứng được số lượng đơn đặt hàng”.

Để cho ra đời các sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã, từ khoảng tháng 3, gia đình bà Thu phải lên tận Sóc Trăng tìm mua vật liệu. Riêng tre mua về phải mang phơi nắng để tránh bị mọt. Đến đầu tháng 4, cả nhà bắt đầu làm khung sẵn bằng cách cắt kẽm cột tre để tạo hình. Đây là một trong những khâu đòi hỏi sự sáng tạo, bởi nó làm nên nét đặc thù của từng chiếc lồng đèn.

Những người 'giữ hồn' cho lồng đèn truyền thống
Bà Nguyễn Lệ Thu phường 3 thành phố Bạc Liêu đang trang trí họa tiết cho những chiếc lồng đèn Ảnh Lương KhaTTXVN phát

Sau đó, các công đoạn tiếp theo như dán giấy kiếng, vẽ hoa văn… sẽ được thực hiện một cách tỉ mỉ. Có thể nói, làm lồng đèn truyền thống không khó nhưng lại tốn thời gian. Từ khung sườn thô cứng, người thợ phải rất khéo léo để có thể cho ra các sản phẩm với hình thù, màu sắc hài hòa. Trong quá trình làm, việc bị trầy xước tay do vót tre, quấn các mối nối bằng dây chì là chuyện bình thường. Thế nhưng những khó khăn, vất vả vẫn không làm giảm đi sự cần mẫn, niềm đam mê của những người quyết tâm gìn giữ nghề làm lồng đèn truyền thống của đất Bạc Liêu.

Sau khi đèn điện tử xuất hiện với kiểu dáng đa dạng, bắt mắt, âm thanh, ánh sáng thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ thì lồng đèn giấy kiếng cũng dần mất đi vị trí độc tôn trước đây. Nhiều người làm nghề cũng thôi mặn mà với cây tre, cọ vẽ và bắt đầu chuyển hướng sang làm nghề khác, ít tốn thời gian và có thu nhập cao hơn.

Trong sự ảnh hưởng của guồng quay cuộc sống, những năm gần đây, mỗi mùa Trung thu, bà Thu chỉ làm vài trăm chiếc và khách hàng chủ yếu là các cơ quan, đơn vị, trường học mua để tổ chức chương trình hay quán cà phê, quán ăn mua để trang trí. Dẫu vậy, ngọn lửa nghề vẫn được gia đình âm thầm giữ gìn và mỗi độ Trung thu lại được thổi bùng lên.

Chị Phan Dương Xuân Nguyệt (ở phường 7, thành phố Bạc Liêu) – Truyền nhân đời thứ 3 kế thừa nghề làm lồng đèn truyền thống của gia đình đã quyết tâm gìn giữ nghề của cha ông để lại. Người “bạn đời” của chị, anh Phạm Lâm Hoài Duy, tuy có công việc riêng nhưng mỗi khi rảnh cũng xắn tay vào làm rồi biết hết các công đoạn lúc nào không hay. Bây giờ anh Duy cũng theo nghề của gia đình vợ.

Chị Nguyệt bộc bạch: “Trước đây khi đèn điện tử chưa xuất hiện, chúng tôi bán lồng đèn thấy ham lắm. Bây giờ, lượng tiêu thụ giảm nhiều, công việc mưu sinh cũng vất vả hơn. Nghề làm lồng đèn tuy chỉ kéo dài vài tháng và thu nhập không cao nhưng mang lại niềm vui khó tả. Ngồi uốn từng cây tre, quét hồ, quấn kẽm rồi nhìn thành phẩm của mình lung linh trong ánh nến, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến. Không biết tự bao giờ nghề này đã ngấm sâu vào tôi, cho nên tôi không bao giờ muốn từ bỏ khi khách hàng còn chọn lồng đèn truyền thống giữa muôn vàn đồ chơi hiện đại khác”.

Hiện tại, giá những chiếc lồng đèn phụ thuộc vào độ khó của từng mẫu mã, dao động từ 20-35 nghìn đồng. Với những chiếc đèn tinh xảo, đẹp mắt giá thành có thể lên đến gần cả triệu, tùy theo kích cỡ và độ khó mà khách đặt như: mẫu lồng đèn nhà hát 3 nón lá, cây đờn kìm hay con rồng… Có thể nói, so với những chiếc đèn điện tử, lồng đèn truyền thống giá không rẻ. Tuy nhiên, người thợ có thể duy trì được nghề cũng nhờ sự ủng hộ từ các đơn vị, trường học, nhất là các bậc phụ huynh và những người yêu thích lồng đèn truyền thống.

Những người 'giữ hồn' cho lồng đèn truyền thống
Những chiếc lồng đèn truyền thống phục vụ thị trường Trung thu Ảnh Lương KhaTTXVN phát

“Bên cạnh tình yêu nghề, người thợ phải sáng tạo mẫu mã, nét vẽ mới để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Với những mẫu lạ, tôi phải mày mò từ hình dáng đến cách thực hiện. Trong đó, khâu ráp sườn và vẽ là phức tạp nhất vì phải ráp sao cho cân đối, còn vẽ thì màu sắc phải hài hòa, có hồn. Có những chiếc lồng đèn quá to, phức tạp, tôi phải mất từ 2-3 ngày mới có thể hoàn thành”, anh Phạm Lâm Hoài Duy cho biết thêm.

Hiện nay, mỗi mùa Trung thu đến, vợ chồng anh Phạm Lâm Hoài Duy chỉ còn làm vài trăm chiếc để bán, thế nhưng bằng tình yêu nghề và khát khao “giữ lửa” cho lồng đèn tuổi thơ, họ vẫn cố gắng bám trụ. Đặc biệt, chị Nguyệt, anh Duy cũng sẵn sàng dạy miễn phí cho những ai có nhu cầu học để người trẻ có thể kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống bao đời nay.

Lồng đèn điện tử bây giờ tuy có nhiều điểm hiện đại, phá cách hơn, nhưng với tôi nó không đem lại nhiều cảm xúc. Ngược lại, mỗi lần nhìn lồng đèn truyền thống lòng mình cứ rộn ràng khó tả. Cho nên tôi muốn lưu giữ nghề để thế hệ sau này biết đến chiếc lồng đèn giấy kiếng mà thời ông, bà đã trải qua thực tế chứ không chỉ qua lời kể, chị Nguyệt chia sẻ.

Mặc dù cuộc sống ngày càng hiện đại, đồ chơi ngày Tết Trung thu ngày càng có nhiều lựa chọn như lồng đèn điện tử, lồng đèn giấy xếp thì lồng đèn giấy kiếng vẫn âm thầm tỏa sáng theo cách riêng của nó, vẫn hiện diện khắp phố phường. Vì thế, những gia đình làm lồng đèn truyền thống vẫn luôn giữ cho “cái hồn, cái lửa” của nghề sáng mãi. Với họ, đó là sự gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của người Việt trước guồng quay của cuộc sống hiện đại và họ muốn góp phần giữ lại những nét truyền thống của cha ông để niềm vui của trẻ em trong đêm hội trăng rằm thêm trọn vẹn.

Baotintuc.vn

 

Cùng chủ đề

Lồng đèn truyền thống vẫn được ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu

Một tín hiệu đáng mừng là những năm gần đây, các sản phẩm đồ chơi truyền thống làm bằng tre, giấy kính... được nhiều người tìm về sử dụng nhiều hơn. Vì vậy mà dù phải làm việc gấp đôi ngày thường, các nghệ nhân vẫn rất phấn khởi khi nét đẹp văn hoá truyền thống được giới trẻ yêu thích và trân trọng. Xóm lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TP. Hồ Chí Minh), từ trong nhà ra ngoài ngõ đều...

Phố lồng đèn TP.HCM rực rỡ trước thềm Trung Thu

Nhộn nhịp phố lồng đèn Ngay từ đầu tháng 8, không khí lễ hội đã bao trùm các con phố lồng đèn với những hàng dài lồng đèn đủ loại, đủ kích cỡ, kiểu dáng, từ truyền thống đến hiện đại. Một số địa điểm được nhiều bạn trẻ “check-in” phải kể đến cung đường lồng đèn ở Vạn Hạnh Mall ở Quận 10, Crescent Mall ở Quận 7, Chợ Ba Tư trên đường Bình Phú - Quận 6, hay cà phê lồng đèn ở Phường 12, Quận Tân Bình… Song nổi tiếng nhất vẫn là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 tỉnh, thành phố tham gia ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” với quy mô 90 gian hàng, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành...

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Với phương châm: Trung ương làm trước, địa phương làm sau, Trung ương không đợi tỉnh, tỉnh không đợi huyện, huyện không đợi xã, với sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, quyết liệt từ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã và đang tạo ra "sức nóng" mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội.  Tinh gọn...

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Quân đội nhân dân Việt Nam trung thành, xung kích, tin cậy

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô cùng nhìn lại lịch sử vẻ vang của Đảng, của quân và dân ta để thêm tự hào về Đảng và Bác Hồ vĩ đại, về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; từ đó tiếp thêm động lực, không ngừng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, chung sức chung lòng, nêu...

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Quân đội nhân dân Việt Nam trung thành, xung kích, tin cậy

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô cùng nhìn lại lịch sử vẻ vang của Đảng, của quân và dân ta để thêm tự hào về Đảng và Bác Hồ vĩ đại, về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; từ đó tiếp thêm động lực, không ngừng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, chung sức chung lòng, nêu...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Về đất thép Củ Chi, nơi mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng có thể trở thành những dũng sĩ, người ta vẫn nhắc về câu chuyện của các chị em trong Trung đội nữ du kích Củ Chi. Gan dạ, dũng cảm và mưu trí - những phụ nữ dù chân yếu tay mềm nhưng đã lập nên bao chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc. Về Củ Chi nghe danh “đội...

Bài đọc nhiều

Đọ độ hot của dàn diễn viên nam được đề cử Ấn tượng VTV 2024

(Dân trí) - Bộ tứ phim "Độc đạo" gồm Vĩnh Xương, Doãn Quốc Đam, Hà Việt Dũng và Duy Hưng, cùng Long Vũ trong "Đi giữa trời rực rỡ" là 5 sao nam gây chú ý trên đường đua Giải thưởng Ấn tượng VTV 2024. Nam diễn viên ấn tượng luôn là một trong những hạng mục được quan tâm tại Giải thưởng Ấn tượng VTV. Năm nay, hạng mục trao đề cử cho 10 gương mặt gồm những diễn...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Được đánh giá là một năm vô cùng khó khăn, tuy nhiên năm 2024 cũng là một năm thành công trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương diễn ra vào chiều 23/12, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho rằng: Năm 2024...

Vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore chưa ‘ra lò’ đã sốt

Dù vé chưa được VFF gửi tới tay người hâm mộ đặt mua thành công qua kênh trực tuyến, nhưng vé 'chợ đen' trận bán kết lượt về giữa tuyển Việt Nam vs Singapore đã rất sôi động. Ngày 22/12, VFF mở bán vé trận bán kết lượt về ASEAN Cup giữa tuyển Việt Nam đấu với Singapore. Chỉ sau khoảng 15 phút, VFF thông báo toàn bộ vé phân phối qua kênh trực tuyến được bán hết sạch. So với...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đặt mục tiêu hết năm 2025 không còn gia đình nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo, DTTS, gia đình chính sách làm mới và sửa chữa nhà ở. Nhờ đó, các hộ gia đình đã ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, xóa nghèo.Người có uy tín tại tỉnh Vĩnh Long đóng vai trò cầu nối vững chắc giữa chính quyền...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024 nằm trong các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học. Ngày 23/12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024. Đây là...

Hà Nội giảm số đơn vị hành chính cấp xã lớn nhất cả nước

(Dân trí) - Hà Nội là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã giảm lớn nhất cả nước với 53 đơn vị. Đại diện UBND TP Hà Nội thông tin như vậy tại hội nghị triển khai công tác năm 2025 ngành Nội vụ vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo Nghị quyết số 1286/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, sau...

Mới nhất

Mở ra cơ hội hợp tác nông nghiệp bền vững

Chiều ngày 21/12/2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí

(MPI) - Ngày 20/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí năm 2024. Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.   Toàn cảnh buổi gặp mặt....

Công bố báo cáo Đánh giá đa ngành phục hồi sau bão Yagi của Việt Nam

Cuộc họp nhằm tổng kết kết quả đạt được trong các nỗ lực chung giảm thiểu và khắc phục hậu quả sau thiên tai, trong đó có đề cập đến các nỗ lực ứng phó và cứu trợ sau bão Yagi - cơn bão lớn và gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Phát biểu...

Sửa đổi, bổ sung quy định về xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động...

Triển khai thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 của Chính phủ, ngày 09/12/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban...

Quân chủng Hải quân quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển

(ĐCSVN) - Ngày 23/12, tại thành phố Hải Phòng, Đảng ủy Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo năm 2025. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự, chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có Phó...

Mới nhất