Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong...

Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời tiết giao mùa


Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết từ xa xưa các loại rau thơm được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn và góp phần phòng bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là các loại rau gia vị quen thuộc, có tính cay ấm, mùi thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe.

1. Rau mùi

Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc…

2. Sả

Sả thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm và giúp lợi tiểu. 

Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

3. Húng chanh

Húng chanh hay còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,…

Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời tiết giao mùa - Ảnh 1.

Húng chanh (rau tần) có vị chua the, thơm hăng, tính ấm

Trong dân gian thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thuốc nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.

4. Húng quế

Theo đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

5. Bạc hà

Bạc hà cùng họ với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…

6. Tía tô

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. 

Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. 

Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời tiết giao mùa - Ảnh 2.

Lá tía tô có vị cay, tính ấm

7. Lá lốt

Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.

Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư), chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân…

8. Thì là

Lá thì là là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, loại bỏ được mùi tanh. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, kích thích giúp ăn ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa.



Source link

Cùng chủ đề

Lòng heo, món ăn khoái khẩu nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Lòng non hay lòng già có nguy cơ hơn?Theo phó giáo sư Nguyễn Anh Tuấn - chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, lòng - nội tạng động vật nói chung cung cấp dưỡng chất như protein, vitamin (B12) và khoáng chất (sắt, kẽm). Giá trị dinh dưỡng có thể khác nhau tùy...

Bí quyết sống lâu của người dân Okinawa

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Bác sĩ và chuyên gia: Cơ thể chúng ta luôn có sẵn nồng độ cồn

Thời gian qua, nhiều người cho biết bản thân mình hoặc người thân trong gia đình bị phía bảo hiểm từ chối bồi thường vì có nồng độ cồn "nội sinh" trong cơ thể. Vậy có đúng cơ thể chúng ta luôn có nồng độ cồn "nội sinh"?Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng có trong nước hầm xương Nước dùng xương hay ...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen Hen ...

Cùng chuyên mục

Merck và GSK thiếu vaccine sởi cung ứng cho Canada

Hãng dược Merck và GSK thông báo thiếu vaccine sởi, chỉ đủ để cung ứng cho chương trình tiêm chủng công cộng, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh. Báo cáo từ hai hãng dược được công bố trên website về tình trạng thiếu thuốc của Bộ Y tế Canada, cập nhật mới nhất ngày 22/3. Theo đó, Merck cho biết vaccine chỉ đủ cho chương trình tiêm chủng công cộng, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài...

Bị tai nạn giao thông trầy da, 2 tuần sau phát uốn ván nặng

Chiều 25-3, bác sĩ Đặng Minh Hiền - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng - cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công, cứu sống bệnh nhân Mạch Văn M. (52 tuổi, ngụ phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) bị uốn ván nặng chỉ từ vết trầy xước ngoài da."Bệnh nhân M. bị uốn...

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cam kết sẽ ‘liên tục hỗ trợ’ Việt Nam trong lĩnh vực y tế

Tại buổi làm việc, ông Kim Jin Pyo - chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc - cũng đã gửi video chúc mừng sự kiện mở rộng Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.Ông Kim nói rằng Bệnh viện Trung ương Huế đang đảm đương xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân ở khu vực miền Trung Việt Nam."Trong...

Mới nhất

40 năm đổi mới và tầm nhìn 2045

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cùng hơn 200 đại biểu từ các cơ quan của Đảng, các bộ, ngành, các viện nghiên cứu và đào tạo, đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt...

Quảng bá vẻ đẹp của “hòn ngọc xanh” Cô Tô trên nền tảng số

Đây là hoạt động tiếp nối triển khai chương trình truyền thông du lịch trên nền tảng số “Việt Nam: Đi Để Yêu!”, đồng thời thiết thực kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Cô Tô (23/3/1994-23/3/2024) và khai mạc Du lịch Cô Tô năm 2024. Với độ dài gần 2 phút, video clip “Cô Tô...

TP HCM trùng tu, xây dựng nhiều công trình biểu tượng

Theo đó, nhiều dự án đã được Sở VHTT đưa vào kế hoạch lập chủ trương đầu tư nâng cấp. Trong đó, dự án đang thu hút sự chú ý...

Bảo tàng mong muốn xã hội hóa đầu tư nhà di tích em trai Ngô Đình Diệm

Hằng năm, có rất đông các trường, hội cựu chiến binh, tổ chức đoàn thể trong và ngoài tỉnh về tổ chức dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và nghe thuyết minh về “địa ngục trần gian Chín Hầm".Còn nhà Ngô Đình Cẩn đã xuống cấp nên có thể gây nguy hiểm cho...

Mới nhất