#image_title
Thành Nhà Hồ (
Thanh Hóa ) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu.
Thành Nhà Hồ còn được gọi là Tây Đô, nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và là kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm (1400 -1407).
Trải qua hơn 600 năm tuổi, khu vực Hoàng Thành của công trình đồ sộ này vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ảnh: Q.D
Bảng giới thiệu về quá trình vận chuyển đá cực kỳ gian nạn, để xây dựng nên Thành Nhà Hồ. Ảnh: Q.D
Thành được xây dựng từ những khối đá xanh, mỗi phiến đá có độ dài trung bình 1,5 mét, rộng 1 mét và dày 0,8 mét. Tuy nhiên, có nhiều phiến dài tới 7 mét, rộng gần tới 2 mét, dày hơn 1 mét và nặng hàng chục tấn. Ảnh: Q.D
Các phiến đá được xếp vuông thành sắc cạnh tại khu vực mái vòm cổng thành, tạo nên sự uy nghi, đồ sộ. Ảnh: Q.D
Đường vào cổng chính Thành Nhà Hồ được lát bằng các phiến đá cớ lớn, bằng phẳng. Ảnh: Q.D
Phiến đá được khoét một lỗ sâu dùng để đặt cánh cửa tường thành. Ảnh: Q.D
Được biết, cuối tháng 1.2021 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp cùng Viện Khảo cổ học, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Thanh Hóa, công bố kết quả khai quật di tích Thành Nhà Hồ. Theo đó, nhiều di vật cổ được phát hiện dưới lòng đất, trong khu nội thành của di tích này. Ảnh: Q.D
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Bá Linh – Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản thế giới Thành Nhà Hồ cho biết, trước sự kỳ bí của tòa thành, hàng năm có hàng vạn du khách về tham quan, tìm hiểu. Tuy nhiên, hơn 1 năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng du khách về đây giảm tương đối nhiều. Ảnh: Q.D
Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo