Trang chủNewsThời sựNhững kịch bản nào cho Chính phủ Pháp sắp tới?

Những kịch bản nào cho Chính phủ Pháp sắp tới?


Trong vòng bầu cử quốc hội thứ hai của Pháp vào ngày 7/7, Mặt trận Bình dân Mới (NFP) – một liên minh rộng rãi của đảng cực tả La France Insoumise (LFI), cùng với Đảng Xã hội, Đảng Xanh và Đảng Cộng sản Pháp – đã giành chiến thắng.

Điều này khiến NFP trở thành lực lượng chính trị lớn nhất trong Quốc hội Pháp, nhưng không có đa số tuyệt đối. Với 182 ghế cho liên minh cánh tả, 168 ghế cho phe trung dung của Tổng thống Macron và 143 ghế cho Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu (RN), Quốc hội Pháp hiện được chia thành 3 khối riêng biệt.

Nước Pháp đang phải đối mặt với bối cảnh chính trị chưa từng có kể từ khi thành lập nền Đệ ngũ Cộng hòa vào năm 1958. Và dưới đây là những kịch bản có thể xảy ra với Chính phủ Pháp sắp tới.

nhung kich ban nao cho chinh phu phap sap toi hinh 1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP

Kịch bản 1: Sống chung với NFP

NFP có 182 ghế, trở thành nhóm nghị viện lớn nhất, nhưng vẫn chưa đạt được con số 289 ghế cần thiết để chiếm đa số trong Quốc hội Pháp gồm 577 ghế. Mặc dù không giành được đa số tuyệt đối, các nhà lãnh đạo liên minh NFP vẫn kêu gọi ông Macron bổ nhiệm một thủ tướng từ hàng ngũ của họ.

Ông Jean-Luc Melenchon, lãnh đạo Đảng La France Insoumise (Nước Pháp bất khuất) theo đường lối cực tả, cho biết ông Macron “có nhiệm vụ kêu gọi Mặt trận Bình dân Mới lên nắm quyền”.

Trong trường hợp bổ nhiệm thủ tướng thuộc Đảng NFP, nước Pháp sẽ bước vào giai đoạn được gọi là chung sống hòa bình – khi tổng thống mất đi thế đa số cầm quyền trong Quốc hội và buộc phải bổ nhiệm thủ tướng từ một đảng khác.

Được thành lập vội vã sau khi Quốc hội giải tán, NFP hiện đang phải đối mặt với thách thức là quyết định chọn người làm thủ tướng. Các cuộc thảo luận đã bắt đầu vào tối 7/7.

Nếu một chính phủ do NFP lãnh đạo được thành lập, họ có thể cố gắng thúc đẩy luật thông qua Quốc hội bằng sắc lệnh. Hiến pháp Pháp cho phép thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu, một thủ tục từng bị cả cánh hữu và cánh tả phản đối khi được ông Macron sử dụng, đặc biệt kế hoạch cải cách lương hưu.

Kịch bản 2: Thủ tướng Attal đứng đầu chính phủ lâm thời

Sau khi đảng của ông Macron thất bại hôm 7/7, Thủ tướng Attal tuyên bố sẽ đệ đơn từ chức theo truyền thống. Tuy nhiên, đơn từ chức của ông đã bị ông Macron từ chối vì “sự ổn định của đất nước”.

Ông Attal vẫn sẽ là Thủ tướng trong một thời gian không xác định. Ông đã nói rằng đã chuẩn bị ở lại “miễn là nhiệm vụ yêu cầu”, bao gồm cả trong Thế vận hội Olympic, bắt đầu vào ngày 26/7.

Kịch bản 3: Liên minh theo kiểu Đức

Kịch bản khác là một “liên minh lớn” giữa các nhóm chính trị khác nhau sẽ được hình thành. Đây là sự kiện thường xuyên xảy ra ở các nền dân chủ nghị viện như Đức và Ý. Tuy nhiên, cách tiếp cận đồng thuận này chưa bao giờ được áp dụng ở nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.

Ý tưởng này cũng vấp phải phản đối ở cả hai bên. Vào tối 7/7, cả nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Olivier Faure và lãnh đạo Mélenchon của LFI đều lặp lại sự phản đối của họ đối với lựa chọn này, nói rằng họ phản đối “một liên minh của những phe đối lập”.

Đảng của ông Macron cũng nhiều lần loại trừ bất kỳ khả năng liên minh nào với Đảng LFI – đảng lãnh đạo của liên minh cánh tả với 74 ghế đại diện.

Ý tưởng về một liên minh giữa phe trung dung và phe bảo thủ dường như cũng không có khả năng xảy ra.

Kịch bản 4: Một chính phủ thiểu số

Về mặt lý thuyết, một chính phủ có thể được bổ nhiệm mà không cần đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp.

Hai chính phủ trước, dưới thời Thủ tướng Borne và Attal từ năm 2022 – 2024, chỉ có đa số tương đối là 246 ghế trong số 577 ghế (chiếm 43% số ghế) tại Quốc hội. Phe trung dung của ông Macron có thể nắm quyền vì phe đối lập ở cả cánh hữu và cánh tả đều không thể hợp lực để giành chiến thắng.

Về mặt lý thuyết, NFP có thể thành lập một chính phủ thiểu số, nhưng sẽ cần sự ủng hộ ngầm của các đại diện được bầu của các đảng phái chính trị khác. Đảng của Tổng thống Macron cũng có thể thành lập một chính phủ mới nhưng sẽ phải đối mặt với yêu cầu tương tự.

Trong mọi trường hợp, một chính phủ thiểu số như vậy sẽ phải tồn tại cùng với rủi ro liên tục từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội, điều có thể buộc thủ tướng phải từ chức. Chính phủ sẽ phải điều hành một cách khó khăn và buộc phải tìm kiếm đa số cho mỗi dự luật.

“Một chính phủ thiểu số có thể hoạt động nếu không quá xa so với đa số. Nhưng sau đó phải có một thỏa thuận ngầm với các lực lượng chính trị khác”, chuyên gia luật hiến pháp Didier Maus lưu ý.

Kịch bản 5: Một chính phủ ‘kỹ trị’

Nếu tình hình vẫn bế tắc, có thể cần phải bổ nhiệm một chính phủ “kỹ trị”. Điều này sẽ bao gồm việc bổ nhiệm các bộ trưởng phi đảng phái – các chuyên gia kỹ trị – để quản lý công việc hàng ngày của chính phủ và thực hiện các cải cách đồng thuận. Điều này chưa bao giờ được thử nghiệm dưới nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.

Các chính phủ “kỹ trị” từng được áp dụng ở Ý, đặc biệt là với Thủ tướng Mario Draghi trong giai đoạn 2021 – 2022. Nhưng giải pháp này thường chỉ mang tính ngắn hạn. Sẽ rất khó để một chính phủ như vậy có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian dài nếu không có tính hợp pháp từ hòm phiếu.

Kịch bản 6: Tổng thống Macron từ chức

Sau khi ông Macron kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 9/6, việc quay lại bỏ phiếu để làm rõ tình hình chính trị là điều không thể trong năm tới, theo Hiến pháp Pháp. Nhiệm kỳ của Quốc hội mới sẽ tiếp tục ít nhất cho đến mùa hè năm 2025.

“Nếu không có đa số, giải pháp cho bế tắc là ông Emmanuel Macron phải từ chức”, ông Mélenchon nói trước vòng bỏ phiếu thứ hai. “Điều đó là bình thường, ông ấy là người chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn này”.

Việc Tổng thống Macron từ chức có vẻ rất khó xảy ra. Một ngày sau khi ông giải tán Quốc hội Pháp để kêu gọi bầu cử sớm, ông tuyên bố sẽ vẫn tại vị “bất kể kết quả” của cuộc bỏ phiếu.

Ngọc Ánh (theo France24)



Nguồn: https://www.congluan.vn/nhung-kich-ban-nao-cho-chinh-phu-phap-sap-toi-post302743.html

Cùng chủ đề

Chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris huy động được 1 tỷ USD

Chiến dịch tranh cử tổng thống của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và các ủy ban chính trị liên quan đã huy động được 1 tỷ USD kể từ khi bà trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ vào tháng 7 vừa qua. Kể từ khi bà Harris thay Tổng thống Joe Biden đại diện đảng Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng, nguồn tiền đổ vào quỹ...

Tunisia bầu cử tổng thống, vì sao cử tri không ‘mặn mà’?

Với khoảng 9,7 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu bầu tổng thống Tunisia ngày hôm nay, 6/10, nhưng không khí ở địa điểm bầu cử tương đối trầm lắng.

Ông Obama sẽ vận động tranh cử cho bà Harris

Ông Obama sẽ xuất hiện lần đầu vào thứ Năm tới tại thành phố công nghiệp Pittsburgh, bang Pennsylvania, một trong những bang quan trọng nhất trong cuộc đua giữa bà Harris và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Ông Obama, 63...

8 bang của Mỹ bỏ phiếu về các sửa đổi nhằm cấm cử tri không phải công dân Mỹ

Các bang Bắc Carolina và Wisconsin cũng như các bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo là Idaho, Iowa, Kentucky, Missouri, Oklahoma và Nam Carolina đang đề xuất điều chỉnh hiến pháp bang để nêu rõ rằng chỉ có công dân Mỹ mới được bỏ phiếu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trang bị kiến thức,kỹ năng cho phóng viên Hà Tĩnh trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số lĩnh vực báo chí nói riêng đã giúp cho các cơ quan báo chí phát triển ngày càng chuyên nghiệp, làm chủ công nghệ truyền thông hiện đại, sản xuất ra các tác phẩm chất lượng, góp phần đổi mới công tác...

Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 tổ chức tại tỉnh Kon Tum

Ngày 11/10, biên đạo múa Tuyết Minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam cho biết, Tuần lễ múa Việt Nam 2024 (Vietnam Dance Week 2024) sẽ khai mạc tối 13/10 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đây là sự kiện thường niên...

Yamaha Janus 125 ra mắt thế hệ mới, giá từ 29 triệu đồng

Nếu như “đàn chị” Grande chủ yếu nhắm đến phái đẹp ở độ tuổi trung niên và công việc văn phòng thì Janus 125 mang ảnh hưởng rõ nét từ phong cách sử dụng của Gen Z. Do đó, hãng xe Nhật Bản áp dụng loạt thay đổi cho Janus...

Nhiều nước lên án Israel về vụ tấn công lực lượng Liên hợp quốc

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ sự "phẫn nộ" trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon, đồng thời yêu cầu Israel kiềm chế mọi "hành động thù địch" chống lại họ. "Moscow vô...

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội hoạt động tốt nhờ FDI tăng trưởng dồi dào

Theo báo cáo quý 3/2024 của Savills, giá thuê và công suất căn hộ dịch vụ duy trì ở mức ổn định, và đều tăng so với cùng kì năm ngoái. Tỷ lệ lấp đầy ổn định theo quý ở mức 83%, tăng nhẹ 2 điểm % theo năm. Giá...

Bài đọc nhiều

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...
14:50:58

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Cùng chuyên mục

Đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

NDO - Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, làm Trưởng đoàn, thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 9-12/10/2024.   Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đồng chí Lương Cường cùng đoàn công tác Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Ngày 11/10, tại Thủ đô Bắc Kinh, đồng...

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, chung tay xử lý các vấn đề toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự...

Vịnh Hạ Long mở 7 bãi tắm sang trọng cho tỉ phú thế giới

Quảng Ninh lên phương án bố trí 7 khu vực đảo hoang sơ trên vịnh Hạ Long để phục vụ phân khúc khách tỉ phú, siêu sang thuộc 1% dân số thế giới. UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức họp bàn các giải pháp xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch dịp cuối năm; đồng thời lên phương án bố trí 7 khu vực đảo hoang sơ, có bãi tắm trên vịnh Hạ Long phục vụ phân khúc khách tỉ phú,...

Kiến nghị cắm mốc hành lang đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri TP Hà Nội về việc cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo đó, cử tri kiến nghị: “Bộ sớm lập hồ sơ phương án tuyến tỷ lệ 1/500 dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, triển khai cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông tuyến đường sắt tốc độ cao để công khai phạm...

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gọi Việt Nam là ‘ngôi sao ASEAN’

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đánh giá Việt Nam là hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững, "ngôi sao của ASEAN". Sáng 11.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào.  Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres ẢNH: NHẬT BẮC Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của Liên Hiệp Quốc đối với công cuộc...

Mới nhất

Nhiều tập thể, cá nhân tích cực đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương cùng nhiều lãnh đạo, đại...

GELEX: Gắn hoạt động kinh doanh với trách nhiệm xã hội

Ngày 9/10 vừa qua Bệnh viện Nhi Hà Nội - bệnh viện đa khoa chuyên ngành Nhi khoa đầu tiên của Thủ đô chính thức được khánh thành, mang đến cho người dân một địa chỉ khám chữa...

2 đại diện Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Ủy ban Y tế toàn cầu

Ủy ban Y tế Toàn cầu Lancet về tiếp cận y tế phổ cấp hướng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm được thành lập bởi Trường đại học Y khoa Harvard, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các thành viên của Ủy ban được lựa chọn từ các chuyên gia hàng đầu...

Kiến trúc Pháp tuyệt đẹp của Nhà hát Lớn Hà Nội hơn 100 năm

TPO - Được khởi công xây dựng từ năm 1901, đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội đã trải qua hai lần trùng tu, cải tạo mà vẫn giữ nguyên được những giá trị cơ bản về kiến trúc, mỹ thuật trang trí của người Pháp nhưng được nâng cấp với gần 400 trăm tấn thiết bị điều hòa,...

Mới nhất