Triển lãm ảnh Hà Nội trong tôi lần thứ 19 – năm 2024 được chia làm 3 phần. Phần 1: Hà Nội – Thủ đô anh hùng; Phần 2: Hà Nội trên đường đổi mới; Phần 3: Hà Nội bứt phá hôm nay.

Trong đó phần 1: Hà Nội – Thủ đô anh hùng là những hình ảnh tư liệu ghi lại những năm tháng hào hùng, những mốc son lịch sử của Hà Nội kể từ thời điểm giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đến năm 1975.

Triển lãm bao gồm những tác phẩm ghi lại thời khắc ngày 10/10/1954, hàng vạn người dân Hà Nội ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô; không khí quân và dân Hà Nội ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện sức người, sức của cho miền Nam với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Triển lãm còn trưng bày những hình ảnh trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12 – 29/12/1972), quân và dân Hà Nội đã khiến “siêu pháo đài bay B – 52” thất trận lần đầu tiên trong lịch sử và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề, làm nên chiến thắng lịch sử Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

Trong phần 2: Hà Nội trên đường đổi mới là những tác phẩm tập trung vào giai đoạn từ 1975 – 2008 (thời điểm trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII).

Trong phần 3 Hà Nội bứt phá hôm nay là hình ảnh về Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại ngày hôm nay với diện mạo phát triển vượt bậc về hạ tầng đô thị qua các tòa nhà cao tầng chọc trời, các khu đô thị mới khang trang, các dự án giao thông trọng điểm (cầu Nhật Tân, đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội)…

Ngày 10/10/1954 hàng vạn người dân Hà Nội ra đường chào đón Đoàn quân chiến thắng Giải phóng Thủ đô. 

Các cánh quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ những cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội – Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô

Mít tinh chào mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, năm 1975. Ảnh: Hữu Nền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội, ngày 16/11/1959

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng thăm hỏi, động viên công nhân Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (năm 1967). Ảnh: Trịnh Hải.

Toàn cảnh hồ Gươm năm 1976. Ảnh: Văn Phúc

Công viên Thống Nhất năm 1976. Ảnh: Văn Phúc

Cải tạo hồ Bẩy Mẫu thành công viên Thống Nhất năm 1958. Ảnh: Trịnh Hải

Trong 12 ngày đêm khói lửa, (từ ngày 18/12 đến ngày 29/12/1972) quân và dân Hà Nội đã khiến “Siêu pháo đài bay B-52 thất trận lần đầu tiên trong lịch sử và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các chiến sĩ tên lửa bảo vệ Thủ đô trước 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Ảnh: Trịnh Hải.

Tự vệ Nhà máy Dệt kim Đông Xuân ra sức cùng quân và dân Thủ đô bắn rơi 5 máy bay Mỹ trong ngày 16/4/1972. Ảnh: TTXVN.

Bán hàng lưu động trong 12 ngày đêm Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, tháng 12/1972. Ảnh: Trịnh Hải

Nhiều công trình với kiến trúc độc đáo, trở thành điểm nhấn tạo nên sức hút của Hà Nội. Ảnh: Bích Hường – Từ Minh Chi.

Bí thư Hà Nội Nguyễn Phú Trọng thăm Công ty Hanel năm 2001. Ảnh: Nguyễn Cường

Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” diễn ra từ 23/9 đến hết ngày 10/10 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/nhung-khoanh-khac-70-nam-ha-noi-trong-toi-2325705.html