Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững khoản tiền học sinh TP.HCM phải đóng trong năm học mới

Những khoản tiền học sinh TP.HCM phải đóng trong năm học mới


Những khoản tiền học sinh TP.HCM phải đóng trong năm học mới- Ảnh 1.

Học sinh TP.HCM trong ngày tựu trường năm học 2024-2025

Mức đóng học phí của từng bậc học

Theo đó, mức học phí chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở TP.Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Những khoản tiền học sinh TP.HCM phải đóng trong năm học mới- Ảnh 2.

Mức học phí áp dụng tại TP.HCM năm học 2024-2025

Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại bảng trên làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và các học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ ngày 1.9.2024.

17 khoản thu thực hiện trong trường học

Ngoài học phí, HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết 13 quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập. Trước đó, HĐND đã công bố 9 khoản thu dịch vụ trường công lập được phép thu như: Dịch vụ sử dụng máy lạnh, nhân viên nuôi dưỡng, phục vụ ăn sáng… Còn các khoản thu khác phục vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường HĐND TP đề nghị Sở GD-ĐT phối hợp cùng Sở Tài chính hướng dẫn.

Thực hiện chỉ đạo của HĐND và trên cơ sở góp ý của Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường thực hiện danh mục 17 khoản thu theo các nội dung sau:

Các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục khác

  1. Tiền tổ chức 2 buổi/ngày.
  2. Tiền tổ chức dạy tăng cường môn Ngoại ngữ.
  3. Tiền tổ chức dạy tin học (tiền tổ chức dạy tăng cường môn tin học đồng/học sinh/tháng; tiền tổ chức hoạt động giáo dục công dân số).
  4. Tiền tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và chương trình nhà trường (tiền tổ chức dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ, học bơi; tiền tổ chức dạy kỹ năng sống; tiền tổ chức giáo dục STEM; tiền tổ chức học ngoại ngữ với người nước ngoài; tiền tổ chức học ngoại ngữ sử dụng phần mềm bổ trợ; tiền tổ chức chương trình học ngoại ngữ thông qua môn toán và khoa học; tiền tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra các chứng chỉ quốc tế; tiền tổ chức các hoạt động giáo dục khảo sát làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo).
  5. Tiền tổ chức dạy học nghề tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
  6. Tiền tổ chức dạy bổ sung kiến thức tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

Các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án

7. Tiền tổ chức các lớp học theo Đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”.

8. Tiền tổ chức các lớp học theo Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021 – 2030”.

9. Tiền tổ chức thực hiện Đề án Trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”.

10. Tiền thực hiện chương trình kích cầu đầu tư.

Các khoản thu cho cá nhân học sinh

11.Tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú.

12. Tiền mua sắm đồng phục học sinh.

13. Tiền học phẩm – học cụ – học liệu.

14. Tiền suất ăn trưa bán trú.

15. Tiền suất ăn sáng đồng/học sinh/ngày.

16. Tiền nước uống đồng/học sinh/tháng.

17. Tiền trông giữ xe học sinh đồng/xe/lượt.

Từ 17 các khoản thu nói trên, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo quy định tại Nghị quyết số 13 đối với các bậc học chi tiết như sau:

Không được phát sinh khoản thu ngoài quy định của TP

Sở GD-ĐT hướng dẫn các trường phải xây dựng dự toán thu-chi tất cả các khoản thu nói trên. Ở mục các khoản thu cho cá nhân học sinh, các trường tự thỏa thuận với phụ huynh học sinh mức giá phù hợp với thực tế và địa bàn nơi trú đóng đồng thời phải đảm bảo đủ dinh dưỡng theo từng bậc học và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu có điều chỉnh tăng so với năm trước liền kề thì phải giải trình, công khai minh bạch và có sự đồng thuận với phụ huynh. Các trường mời phụ huynh học sinh cùng phối hợp giám sát theo dõi cập nhật theo định kỳ để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp.

Mức thu đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tỷ lệ tăng mức thu năm học 2024-2025 (nếu có) không quá 15% so với mức thu đã thực hiện năm học 2023-2024.

Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, lưu ý các trường sử dụng các khoản thu phải đúng mục đích thu, công khai kế hoạch thu-chi của từng khoản thu đến phụ huynh học sinh trước khi tổ chức thực hiện và thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.

Danh mục các khoản thu phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định, mở sổ sách kế toán, sử dụng, quản lý chứng từ, tổ chức hạch toán, theo dõi riêng đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chi phí đối với từng hoạt động; phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý theo phân cấp.

Sở đề nghị UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo phòng GD-ĐT phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ trên kế hoạch hoạt động, dự toán thu chi và đề xuất mức thu của từng đơn vị giáo dục (bao gồm cơ sở giáo dục thường xuyên) để xem xét các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục và các khoản thu khác theo đúng quy định để trình UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện thống nhất khung mức thu phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương (không cào bằng các mức thu) trước khi tổ chức thực hiện. Kiểm soát không được phát sinh bất kỳ khoản thu nằm ngoài quy định.

Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm hướng dẫn các trường tổ chức lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh học sinh để tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thu chi đầu năm học kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định. Có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý, trong đó có nội dung quản lý các khoản thu với các trường các bậc học.

Ông Nam nói thêm Sở GD-ĐT thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục thuộc các quận huyện và các đơn vị trực thuộc, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-khoan-tien-hoc-sinh-tphcm-phai-dong-trong-nam-hoc-moi-185240826155413828.htm

Cùng chủ đề

Diễn biến mới vụ phụ huynh bức xúc tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Liên quan vụ “Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền 'bảo trì ti vi' 100.000 đồng/học sinh” gây tranh cãi, Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vừa có thông báo về việc ngừng thu khoản phí này trong năm học 2024-2025. Cụ thể, theo kế hoạch họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đã vận động phụ huynh đóng góp khoản phí bảo trì ti vi 100.000 đồng/học sinh/năm. Theo nhà trường, sau khi ghi...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và Yên Ninh, thuộc thành phố Yên Bái; trường liên cấp tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên và trường xã...

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn của trường… Khi vừa được Chủ tịch UBND huyện mở lời hỏi đến các vấn đề tại...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Mới nhất

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mớiÔng Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (GTVT) vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ - SBIC. ...

Mới đổi chủ, Chứng khoán HVS bị đình chỉ hoạt động

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc đình chỉ toàn bộ hoạt động của CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam do không duy trì điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định. Theo điểm d khoản 1 Điều...

Quân chủng Phòng không – Không quân tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm...

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội nghị Tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và...

Rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12. ...

Mới nhất