Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Những hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024


Năm 2024 là năm đầu tiên xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú theo Nghị định mới; tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X – kỳ đại hội thể thao học đường lớn nhất; Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng hàng đầu châu Á… là những hoạt động nổi bật của Ngành Giáo dục Việt Nam trong năm 2024.

Ngày 27/12, Bộ GD-ĐT đã công bố những thành tựu và hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục Việt Nam trong năm 2024, như:

1. Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo

Sau 10 năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, năm 2024 đánh dấu một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo đất nước, đó là việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 10/8/2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới toàn diện ngành giáo dục.

2. Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu 21 Nhà giáo nhân dân, 1.167 Nhà giáo ưu tú năm 2024

Năm 2024 là năm đầu tiên việc thực hiện xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được thực hiện theo Nghị định mới của Chính phủ (Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 2/4/2024) quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Năm 2024, Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng 21 Nhà giáo nhân dân, 1.167 Nhà giáo ưu tú.

8 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024- Ảnh 1.

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 21 nhà giáo.

3. Phát triển lực lượng nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo nhận được sự ủng hộ lớn từ các đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội. Sau gần 20 năm ấp ủ, hơn một năm gấp rút chuẩn bị, bằng sự tận tâm, tận lực của đội ngũ chuyên gia, cán bộ, chuyên viên được giao xây dựng dự thảo Luật, cùng với quyết tâm của toàn ngành, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội.

Năm 2024, Đại hội đại biểu Hội Cựu giáo chức lần thứ V (2024 – 2029) đã được tổ chức, trong đó xác định mục tiêu tiếp tục phát huy tốt hơn nữa tiềm năng trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của cựu giáo chức để có những đóng góp tích cực, cụ thể vào hoạt động giáo dục tại địa phương; đóng góp tích cực với ngành Giáo dục.

4. Hoàn thành chu trình đầu tiên của quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước

Năm 2024 đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Việc tăng cường quản lý, bảo đảm sách giáo khoa theo hình thức xã hội hóa là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hoàn thành chu trình đầu tiên đổi mới giáo dục phổ thông.

Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi, đề thi tham khảo Kỳ tốt nghiệp THPT từ 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Cùng với quá trình đổi mới thi tốt nghiệp THPT, những chuẩn bị cho đổi mới tuyển sinh phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng đã được Bộ GD-ĐT triển khai trong năm 2024 thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy chế hiện hành.

Năm 2024 đồng thời là năm số lượng thí sinh dự tuyển và nhập học đại học tăng cao; các ngành sư phạm và các ngành đào tạo về trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, ngành vi mạch bán dẫn có sức hút mạnh cho thấy những bước tiến ban đầu theo chủ trương, kế hoạch lớn của Chính phủ về đào tạo nhân lực ngành bán dẫn.

8 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024- Ảnh 2.

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

5. Chuyển đổi số trong giáo dục tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng

Ngành giáo dục đã hoàn thành xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành và kết nối thành công với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển, nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh.

Ngành Giáo dục đã triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học, đến nay, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực trong quản lý, quản trị trường học…

6. Gia tăng thứ hạng các cơ sở giáo dục Việt Nam trong khu vực và thế giới

Năm 2024, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học khu vực châu Á và quốc tế tiếp tục có sự gia tăng ấn tượng. Theo công bố của Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds – Anh) về xếp hạng đại học thế giới “QS World University Rankings: Sustainability 2025” cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới, Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục đại học góp mặt, tăng 2 cơ sở so với năm trước.

Việt Nam còn có 17 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng hàng đầu châu Á của QS, trong đó có 4 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 200; 9 cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới của Tổ chức Times Higher Education (THE).

7. Giáo dục Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tích cực tại các cuộc thi quốc tế

Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với 38 lượt học sinh tham gia. Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về thành tích vượt trội khi tất cả đều đoạt giải, với 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen; tăng 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc so với năm 2023.

Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi đều đạt thứ hạng cao, giữ vững vị trí tốp 10 của thế giới; nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số trong tốp cao nhất, đặc biệt điểm thi thực hành tăng so với các năm trước đó.

Năm 2024, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ cũng đã giành 1 giải Nhì – đây là giải cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.

8 hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024- Ảnh 3.

Tổ chức thành công những sự kiện thể thao học đường lớn, mang tầm quốc gia, quốc tế.

8. Tổ chức thành công những sự kiện thể thao học đường lớn, mang tầm quốc gia, quốc tế

Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 với 1.300 vận động viên học sinh, huấn luyện viên đến từ 10 quốc gia trong khu vực tham gia tranh tài.

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X là kỳ đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước tới nay, với hơn 20.000 vận động viên học sinh và cán bộ của 63 tỉnh, thành phố tham gia tranh tài ở 15 môn thể thao.



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/nhung-hoat-dong-noi-bat-cua-nganh-giao-duc-nam-2024-20241227172600685.htm

Cùng chủ đề

Tiếng đàn còn mãi ngân vang tưởng nhớ Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên

(Tổ Quốc)- Tối ngày 28/12, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc đặc biệt "Tiếng đàn còn mãi ngân vang" để tưởng niệm Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên, một trong 7 người tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Cô giáo vùng cao ngày lên lớp, tối may quần áo tặng học trò

(Dân trí) - Hơn 20 năm gắn bó với công tác giáo dục ở huyện miền núi Quảng Trị, cô Trần Thị Châu không chỉ làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, mỗi tối cô còn cặm cụi may quần, áo tặng học sinh của mình. Cô Trần Thị Châu (SN 1975), là giáo viên Điểm trường Kỳ Tăng, Trường Mầm non A Xing, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), có hơn 20 năm gắn bó với học sinh đồng...

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Ngày 12-12, dự án...

150 đại học, tổ chức kiểm định ASEAN bàn về đảm bảo chất lượng giáo dục

150 trường đại học, các tổ chức giáo dục và kiểm định chất lượng của Việt Nam và các nước ASEAN họp hội nghị bàn về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Sáng 11-12, Hội nghị quốc tế của Mạng lưới bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Na Uy trước “giờ G” của hạn ngạch 40% đại diện nữ trong hội đồng quản trị

Chỉ còn vài ngày nữa là đến năm 2025, các công ty Na Uy đang đẩy nhanh quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo ít nhất 40% giám đốc điều hành là phụ nữ. Nếu không, công ty...

Bất lợi cho học sinh, giáo viên cũng… ảnh hưởng tâm lý

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, ma trận đề kiểm tra định kỳ các môn đánh giá bằng điểm số sẽ gồm 2 phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Việc đổi mới kiểm tra, đánh...

Đưa Toán bàn tính Việt Nam hội nhập sân chơi quốc tế

Trong khuôn khổ kỳ thi Toán Bàn Tính Quốc Tế lần thứ 22 vào ngày 26/12 vừa qua, Trường Kỹ Năng Ngoại Khóa TiTBrain đã chính thức nhận giấy chứng nhận trở thành thành viên của Hiệp hội...

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) đã tổ chức Tọa đàm "Doanh nhân nữ và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong kinh doanh bền vững của doanh...

Hơn 1.100 áo ấm tặng học sinh ở địa bàn khó khăn

Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Quỹ từ thiện "Hoa chia sẻ" tổ chức chương trình “Áo ấm cho em” tại các điểm...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Cảnh báo tình trạng học sinh bị dụ dỗ ‘nuôi’ búp bê Kumanthong

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trước trào lưu “nuôi” búp bê Kumanthong. ...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cùng chuyên mục

Năm 2025 Trường ĐH Luật TP.HCM có 3 phương thức tuyển sinh

Năm 2025, Trường ĐH Luật TP.HCM dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh. Đáng chú ý, một phương thức mới của trường là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH (kỳ thi V-SAT). ...

Tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh ‘tố’ tát vào mặt, kéo lê học sinh

Theo hiệu trưởng nhà trường, hành động của cô giáo M. là sai, vi phạm quy định, giáo viên không được phép làm. Nhà trường đã tạm dừng việc đứng lớp của cô giáo M. một tuần. Tối 26-12, một phụ huynh đã đăng...

Bất lợi cho học sinh, giáo viên cũng… ảnh hưởng tâm lý

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, ma trận đề kiểm tra định kỳ các môn đánh giá bằng điểm số sẽ gồm 2 phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Việc đổi mới kiểm tra, đánh...

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh…

Việc nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, an toàn và có trách nhiệm.

Trường ĐH Luật TPHCM tăng mạnh chỉ tiêu năm 2025, tuyển sinh theo 3 phương thức

Cùng với việc mở thêm một số ngành đào tạo mới, Trường ĐH Luật TPHCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 lên 4.000 (năm 2024 là 3.210 chỉ tiêu). Trong năm tới, nhà trường thực hiện 3 phương thức tuyển sinh. Cụ thể, phương thức 1 là tuyển thẳng, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2 là xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường, gồm 4 đối tượng. Đối tượng...

Mới nhất

Trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Chiều 27-12, Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. ...

Tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh ‘tố’ tát vào mặt, kéo lê học sinh

Theo hiệu trưởng nhà trường, hành động của cô giáo M. là sai, vi phạm quy định, giáo viên không được phép làm. Nhà trường đã tạm dừng việc đứng lớp của cô giáo M. một tuần. ...

Tổng thống Đức giải tán quốc hội, ấn định ngày bầu cử sớm

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 27.12 tuyên bố giải tán quốc hội và thông báo đất nước sẽ tổ chức bầu cử...

Loạt xe chết máy, người dân lội nước về nhà sau trận mưa to

(NLĐO) - Ghi nhận tại "rốn" ngập Nguyễn Văn Khối, nước ngập gần nửa bánh xe máy. Nhiều người và xe phải lội nước bì bõm khi...

Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố “bắt sống” binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng...

Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới, Belarus sẵn sàng triển khai tên lửa Oreshnik của Nga, Iran bác bỏ cáo buộc can thiệp vào Syria, Peru ban bố tình trạng khẩn cấp do tràn dầu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất