Trang chủNewsKinh tếNhững giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

HÒA BÌNH Bà Bùi Thị Thượng – nông dân ở xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc) vẫn còn nhớ như in chuyện mình được đi Ý hai lần để dự hội nghị hữu cơ thế giới.


HÒA BÌNH Bà Bùi Thị Thượng – nông dân ở xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc) vẫn còn nhớ như in chuyện mình được đi Ý hai lần để dự hội nghị hữu cơ thế giới.

Mùa vàng ở vùng cao Tân Lạc.

Mùa vàng ở vùng cao Tân Lạc.

Tổ chức Tự nguyện Quốc tế Nhật Bản (JVC) sau khi tập huấn, hỗ trợ cho người Mường quê bà Thượng về nông nghiệp hữu cơ đã mời lãnh đạo xã, nông dân tiên tiến ở đây đi Ý hai lần vào năm 2006 và năm 2008 để dự hội nghị hữu cơ thế giới với 141 nước và trên 7.000 đại biểu tham gia. Mỗi nước bày ra một quầy hàng nhằm giới thiệu về những sản phẩm nông nghiệp của mình.

Bà Thượng đã mang gạo nếp cẩm quê mình ra gói bánh chưng, luộc rồi mời các đại biểu thế giới. Sau khi ăn thử, ai cũng ồ lên, trầm trồ rằng gạo hữu cơ của Việt Nam ngon quá, bánh hữu cơ của Việt Nam tuyệt quá. Đó quả thực là một chuyện lạ với họ bởi nhiều nước tham gia hội nghị hữu cơ không hề có lúa nước như Việt Nam mà chỉ có yến mạch, lúa mì.

Trước đây người Mường huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) cấy lúa nhiều dảnh nhưng người Nhật đã dạy cho họ cách cấy lúa một dảnh, bón phân chuồng, không phun thuốc hóa học nên giảm thiểu được sâu bệnh, cải thiện được chất lượng.

Anh Bùi Văn Đon ở xóm Xôm (xã Vân Sơn) có 3 sào lúa đến nay vẫn áp dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ này. Cụ thể, anh thu gom cỏ, phế phụ phẩm trong trồng trọt rồi trộn với phân chuồng, đắp bùn kín bên trên cho sinh nhiệt để diệt hết mầm bệnh, ủ từ tháng 10 đến tháng 2 sang năm thành phân hữu cơ rồi cào ra bón. Trong quá trình cấy lúa anh gần như không phun thuốc BVTV hóa học, ấy vậy mà chẳng mấy khi bị sâu bệnh.

Ngày nay, những giống lúa bản địa canh tác theo hướng hữu cơ truyền thống đang có nguy cơ mai một ở các bản làng vùng cao huyện Tân Lạc.

Ngày nay, những giống lúa bản địa canh tác theo hướng hữu cơ truyền thống đang có nguy cơ mai một ở các bản làng vùng cao huyện Tân Lạc.

Chẳng bù cho mấy chục năm trước, thời còn hợp tác xã kiểu cũ, càng dùng thuốc trừ sâu nhiều thì sâu bệnh càng phát triển. Người dân lệ thuộc hoàn toàn vào hóa chất nhưng có những năm sâu vẫn cắn lúa như bị cả đàn trâu ăn. Từ ngày bà con làm theo hướng hữu cơ thì sâu bệnh giảm hẳn, nhiều vụ lúa ở đây đã không còn phải phun thuốc BVTV.

Tuy nhiên, điều trăn trở là sản phẩm hữu cơ thường mẫu mã xấu hơn, giá bán lại chỉ ngang với sản phẩm thông thường nên không khuyến khích được họ mở rộng diện tích. Thêm vào đó, những giống lúa bản địa như nếp cẩm, Đài Bắc Tám năng suất chỉ được 1,2 – 1,4 tạ/sào nên nhiều nhà đã không muốn giữ mà đã chuyển sang các giống lúa lai, lúa thuần mới.

Bà Thượng kể, cánh trẻ bây giờ nhiều người đã bỏ giống lúa cũ đi bởi chê chúng năng suất thấp nhưng mình vẫn kiên quyết giữ lại. Như giống Đài Bắc Tám bản địa thơm ngon nhất hạng, khi bà lớn lên đã thấy có rồi, người già 80 – 90 tuổi cũng không biết là chúng đã xuất hiện từ bao giờ.

Giống này chỉ trồng được trong vụ xuân và có ưu điểm là chịu rét rất giỏi nên làm mạ không phải che chắn. Có những thời điểm mùa đông cây trên đỉnh núi bị đóng băng, nước trong khe bị đóng băng mà mạ của Đài Bắc Tám vẫn sống. Trước đây mấy xã vùng cao của huyện Tân Lạc đều có nếp cẩm, Đài Bắc Tám nhưng giờ cứ hiếm dần vì nhiều người chạy theo sự tiện lợi trong canh tác, chạy theo năng suất.  

Khuynh hướng sống gấp, sản xuất nhanh cũng khiến cho nhiều người quên đi những mô hình canh tác bền vững như lúa – vịt. Theo đó, trên cùng một diện tích trồng lúa, nếu kết hợp nuôi thả vịt sẽ tiết kiệm được công làm cỏ, giảm chi phí đầu tư mua phân hoá học và thuốc trừ sâu, có lợi về môi trường và sức khoẻ. Tuy nhiên, chính vì việc bán lúa và bán vịt theo mô hình sản xuất hữu cơ đó không được giá cao hơn sản xuất thông thường nên nhiều người sinh ra chán nản, từ bỏ. Đó cũng là thực trạng chung của nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở vùng cao Tân Lạc.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/nhung-giong-lua-ban-dia-cua-nguoi-muong-dang-dan-bien-mat-d405674.html

Cùng chủ đề

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã...

Vườn tiêu nhiều năm đạt chuẩn hữu cơ, giá bán cao hơn thị trường 25%

ĐẮK NÔNG Từ nhiều năm nay, vườn tiêu của ông Hùng luôn đạt chuẩn hữu cơ do Tổ chức Control Union Hà Lan...

Đèo Đá Trắng ở Hòa Bình đẹp như phim, lên đến nơi càng thấy mê ly, hoành tráng, hùng vỹ

Nằm cách trung tâm huyện Tân Lạc 15 km, đèo Đá Trắng trên quốc lộ 6, thuộc địa phận xóm Tằm, xã Phú Cường là cửa ngõ nối liền 2 huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình). ...

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 – 400 quả

BÌNH DƯƠNG HTX Tân Mỹ nổi bật trong ứng dụng công nghệ cao trồng bưởi hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì...

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Bài đọc nhiều

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Mở phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng một lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Cùng chuyên mục

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Biến động nhẹ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Giá vàng miếng trong nước cũng chỉ đi ngang khi các nhà đầu tư hiện vẫn chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 18/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,6...

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hàng không

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không ngày 17/12, ông Stephan Castet - Giám đốc Điều hành Công ty Advanced Business Events (ABE) cho rằng, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp hàng không. Đó là có nhiều công ty lớn và...

Siết thuế chuyển nhượng bất động sản để hạn chế đầu cơ

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính đang đề xuất những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế, với điểm đáng chú ý là áp dụng thuế suất khác nhau đối với chuyển nhượng bất động sản tùy vào thời gian nắm giữ. Chính sách này được kỳ vọng sẽ hạn chế đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản và đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thuế. ...

Từ hôm nay 18/12 OceanBank chính thức được đổi tên

Việc đổi tên của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (MBV) chính thức có hiệu lực từ hôm nay, 18/12. Theo Quyết định số 741 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 18/12/2024, Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên. Theo đó, tên tiếng Việt mới của ngân hàng là Ngân hàng...

Mới nhất

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Khó sở hữu nhà trước tuổi 30

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà liên tục tăng trong nhiều năm, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Giá nhà có thể giảm hay không là câu hỏi khó, thách thức rất lớn của thị trường. Tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp tổ chức, câu chuyện về giá...

Mới nhất