Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhững giải pháp đột phá cho tăng trưởng bền vững

Những giải pháp đột phá cho tăng trưởng bền vững


Báo cáo tóm tắt Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam khi GDP ước đạt 6,8 – 7%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,8% Doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Tăng trưởng kinh tế cao hơn kỳ vọng

Thủ tướng cho biết, năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều thành công cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động phức tạp và khó lường, từ xung đột vũ trang, căng thẳng địa chính trị đến suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã nỗ lực vượt qua và đạt được những kết quả tích cực, khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

Dù chịu nhiều tác động từ tình hình thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Những kết quả này không chỉ là minh chứng cho sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết, kiên cường của toàn dân tộc trong việc ứng phó với những khó khăn, thách thức.

Trong năm 2024, GDP của Việt Nam ước tính tăng trưởng từ 6,8 – 7%, cao hơn mục tiêu 6,0 – 6,5% mà Quốc hội đề ra. Kết quả này đặt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực và thế giới. Điều này càng đáng ghi nhận hơn khi Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn như giá xăng dầu và hàng hóa cơ bản biến động mạnh, sự sụt giảm tổng cầu toàn cầu, và những ảnh hưởng từ thiên tai và biến đổi khí hậu.

Trong suốt 9 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư và thúc đẩy sự hồi phục của thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng trong các lĩnh vực kinh tế.

Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát tốt với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88%. Trong bối cảnh lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2024, đây là một thành tựu đáng chú ý. Chính phủ đã duy trì sự ổn định của thị trường ngoại hối, hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và duy trì tỷ giá ổn định. Những chính sách kinh tế vĩ mô này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định trong giai đoạn nhiều thách thức.

Thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ cũng đã miễn giảm và gia hạn gần 200.000 tỷ đồng thuế, phí và lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn.

Cùng với đó, xuất nhập khẩu đạt thặng dư thương mại lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đến ngày 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 610,5 tỷ USD, với thặng dư thương mại gần 21,24 tỷ USD. Thành tích này càng khẳng định vai trò của Việt Nam là một nền kinh tế mở, có sự hội nhập quốc tế sâu rộng và đang tận dụng tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Đầu tư công và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều đạt những thành tựu đáng kể. Đầu tư công tập trung vào các dự án trọng điểm, với tinh thần “vượt nắng thắng mưa không thua gió bão” và mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc. Những dự án này không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Vốn FDI thực hiện trong năm 2024 đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong nhiều năm. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư toàn cầu sụt giảm. Những lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo, kinh tế số và kinh tế xanh đang là những điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Dù đạt được nhiều thành tựu, Thủ tướng cũng thẳng thắng nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với những thách thức cần khắc phục. Trước hết, sự ổn định của kinh tế vĩ mô vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao và sức mua trong nước có dấu hiệu chậm lại. Việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành một số dự án hạ tầng trọng điểm.

Một số chương trình tín dụng triển khai chậm, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để phát triển sản xuất. Tình trạng nợ xấu có xu hướng gia tăng, cùng với khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn cao trong năm 2024, tạo thêm áp lực cho hệ thống tài chính.

Ngoài ra, công tác quản lý tài sản công và đất đai còn nhiều bất cập, dẫn đến lãng phí lớn. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án lớn. Buôn lậu và gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức trong việc quản lý kinh tế.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2025 cao hơn, từ 7 – 7,5%

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử lớn như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 80 năm thành lập nước. Đây cũng là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Với bối cảnh đó, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Những giải pháp đột phá cho tăng trưởng bền vững
Trạm LNG đầu tiên của miền Bắc được đưa vào sử dụng tại Bắc Ninh

Mục tiêu tổng quát của năm 2025 là tăng trưởng GDP khoảng 6,5 – 7%, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn từ 7 – 7,5%, nhằm đưa Việt Nam vào top 31 – 33 quốc gia lớn nhất thế giới về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 4.900 USD vào cuối năm 2025. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP sẽ đạt khoảng 24,1%, với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động xã hội đạt 5,3 – 5,4%.

Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị dưới 4%. Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế bền vững, tăng cường chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và tuần hoàn, đồng thời tiếp tục cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn…

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chính phủ đã xác định 11 nhóm giải pháp trọng tâm cần triển khai trong năm 2025. Về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ sẽ tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời phát triển mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Đầu tư công sẽ được đẩy mạnh ngay từ đầu năm, với trọng tâm là các dự án công trình quốc gia có tính kết nối liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.

Về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời và hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các chính sách tài khóa và chính sách khác nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá và nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2025 được đặt mục tiêu trên 15%.

Về thể chế và cải cách hành chính, Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các quy định không cần thiết để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Về hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, Thủ tướng cho biết 2025 sẽ là năm bản lề để triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng như các tuyến cao tốc, Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành và các dự án năng lượng tái tạo. Chính phủ cũng tập trung giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng và đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu để đảm bảo tiến độ các dự án.

Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ sẽ chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu là đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Về thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số sẽ tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu với mục tiêu số hóa toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước và kinh tế – xã hội. Việt Nam cũng sẽ tăng cường triển khai các chương trình hành động về phát triển xanh và giảm phát thải, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, không chỉ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn để thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế. Ngoại giao kinh tế và văn hóa sẽ là những trụ cột quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nhung-giai-phap-dot-pha-cho-tang-truong-ben-vung-156928.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Quốc hội hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan trước 15/3/2025

Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đề cập tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/12.Báo cáo kết quả công tác năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2024, với sự nỗ...

Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. ...

Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi của Nhật

Thủ tướng cho rằng hai bên cần mở rộng xuất khẩu những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang tỉnh Yamaguchi và ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu một số đặc sản của Yamaguchi vào thị trường Việt Nam. Thời gian tới, để góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện, Thủ tướng...

Học xóa mù chữ ở Bình Phước được hỗ trợ thế nào?

Nghị quyết số 30/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Bình Phước quy định chế độ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ. Theo đó người dân vùng đồng bào dân tộc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,22 điểm hay tính từ đầu năm đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng ...

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12

Tỷ giá trung tâm tăng 9 đồng, chỉ số VN-Index giảm 7,57 điểm (-0,60%) so với cuối tuần trước đó hay Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 9-13/12. Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án...

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.Trên là phân tích về những đổi mới và tác động của...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Giá vàng miếng SJC biến động bất ngờ

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm rất mạnh đối với vàng miếng SJC dù giá thế giới bật tăng khi vừa mở cửa tuần giao dịch mới ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Mới nhất

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Hà Nội công bố mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội. HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Mới nhất