Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững điều chỉnh về tổ hợp môn

Những điều chỉnh về tổ hợp môn

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh, dự kiến áp dụng cho năm 2025. Trong đó, một trong các nội dung được quan tâm nhất liên quan tới tổ hợp môn xét tuyển ĐH.

VĂN HOẶC TOÁN LÀ MÔN BẮT BUỘC

Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, vấn đề tổ hợp môn xét tuyển là một trong các nội dung sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ ngoại ngữ và các kết quả đánh giá khác), dự thảo quy định tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn.

3 môn này cần phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn để xét tuyển, khi đó số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm. Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.

Xét tuyển ĐH 2025: Những điều chỉnh về tổ hợp môn- Ảnh 1.

Học sinh lớp 12 năm nay sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm 2025 với nhiều thay đổi

Như vậy, quy định về tổ hợp môn xét tuyển trong dự thảo này cơ bản không khác nhiều so với quy định trước đó. Các trường ĐH xây dựng tổ hợp môn xét tuyển gồm ít nhất 3 môn, trong đó văn hoặc toán là bắt buộc và các môn còn lại cần phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của ngành đào tạo.

Nhận định về chủ trương này, thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng nội dung dự thảo quy định các trường không giới hạn tổ hợp xét tuyển nhưng bị ràng buộc về tỷ lệ các môn trong tổng điểm xét, là phù hợp và đúng với nguyện vọng của nhiều trường.

TĂNG SỐ LƯỢNG TỔ HỢP XÉT TUYỂN CHO CÁC NGÀNH

Theo đúng định hướng này, nhiều trường ĐH đã dự kiến xây dựng tổ hợp xét tuyển cho năm 2025 gồm 3 môn, mỗi tổ hợp có ít nhất môn văn hoặc toán. Ví dụ, Trường ĐH Kinh tế-Luật định hướng áp dụng 5 tổ hợp xét tuyển cho tất cả các ngành. Cụ thể gồm: toán – tiếng Anh – ngữ văn, toán – tiếng Anh – vật lý, toán – tiếng Anh – tin học, toán – tiếng Anh – giáo dục kinh tế và pháp luật, toán – lý – hóa.

Theo thạc sĩ Cù Xuân Tiến, định hướng xây dựng tổ hợp này của trường đáp ứng các điều kiện cần có của dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến. Mỗi tổ hợp gồm 3 môn, môn toán xuất hiện trong tất cả các tổ hợp. Bên cạnh tổ hợp truyền thống, trường xây dựng thêm tổ hợp mới có bổ sung môn mới trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (tin học, giáo dục kinh tế và pháp luật). Không còn quy định ràng buộc mỗi ngành có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển, trường dự kiến áp dụng 5 tổ hợp xét tuyển cho tất cả các ngành.

Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết trường cũng định hướng có nhiều hơn các tổ hợp xét tuyển cho năm 2025. Trong đó, các tổ hợp dự kiến mở rộng thêm các môn mới có trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. “Tuy nhiên, mỗi tổ hợp vẫn gồm 3 môn theo nguyên tắc có 1-2 môn cốt lõi cần có của một ngành học”, tiến sĩ Nhân khẳng định.

PGS-TS Bùi Quang Hùng, Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng cho biết định hướng tổ hợp xét tuyển của trường giữ ổn định, không thay đổi nhiều. So với năm 2024, trường bỏ các tổ hợp không còn phù hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Các môn chủ yếu trong tổ hợp xét tuyển của trường gồm: toán, văn, lý, hóa và ngoại ngữ. Riêng phương thức xét tuyển theo quá trình học tập từ lớp 10 đến lớp 12, tổ hợp xét tuyển cũng được xây dựng dựa trên các môn học bắt buộc và môn học chính như trên.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng dự kiến điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp theo các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nhưng đảm bảo nguyên tắc 3 môn trong tổ hợp. Theo đó, vẫn đảm bảo duy trì các tổ hợp xét tuyển của năm 2024 trong các phương thức có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT phù hợp với các môn thi từ năm 2025. Đồng thời, trường sẽ điều chỉnh các tổ hợp không còn phù hợp như loại bỏ các tổ hợp có môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thêm mới các tổ hợp có môn giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Ngay với phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng quy về thang điểm 30 gồm điểm 1 môn chính nhân hệ số 2 cộng điểm 1 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển từng ngành. Riêng ngành giáo dục quốc phòng-an ninh dự kiến tuyển sinh bằng thi năng khiếu, dựa vào điểm 3 môn: điểm 1 môn văn hóa từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc kỳ thi tốt nghiệp THPT và 2 môn thi năng khiếu.

Xét tuyển ĐH 2025: Những điều chỉnh về tổ hợp môn- Ảnh 2.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Năm 2025, Trường ĐH Công thương TP.HCM cũng dự kiến có 4 tổ hợp xét tuyển và mỗi tổ hợp gồm 3 môn cho mỗi ngành đào tạo. Các tổ hợp áp dụng cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm học tập THPT năm 2025. Trong đó, toán được xem là môn chính trong tổ hợp xét tuyển các ngành: công nghệ thông tin, kế toán, tài chính ngân hàng và các ngành kỹ thuật. Ngữ văn là môn chính trong tổ hợp xét tuyển các ngành có liên quan đến quản trị và xã hội như: quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, luật kinh tế. Tiếng Anh là môn chính trong tổ hợp xét tuyển các ngành: ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Trung Quốc.

Trong khi đó, theo PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường đang đề xuất với ĐH Quốc gia TP.HCM để kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép tổ hợp xét tuyển gồm 2 môn. Trong đó, tổ hợp gồm 1 môn cứng (toán hoặc văn) và một môn thuộc nhóm tự chọn (lý, hóa, sinh…). Tuy nhiên, ông Phúc cho biết trường sẽ có quyết định chính thức theo tinh thần của quy chế tuyển sinh chính thức.

Có bất lợi giữa các tổ hợp khi xét tuyển ĐH?

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh thi 2 môn bắt buộc toán và ngữ văn; 2 môn lựa chọn nằm trong các môn: hóa, lý, sinh, địa, sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ và ngoại ngữ.

Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) trong Hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 – 2024 vừa qua, giai đoạn 2020 – 2024 mỗi năm cả nước có khoảng 900.000 – 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh thi 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ và một trong số 2 bài thi tổ hợp (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội). Tuy nhiên, số liệu tổng hợp những năm gần đây cho thấy số thí sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên luôn thấp hơn khoa học xã hội (trừ ở TP.HCM theo hướng ngược lại). Đáng chú ý, thống kê cho thấy điểm trung bình các môn khoa học xã hội tăng nhẹ hằng năm. Ngược lại, các môn khoa học tự nhiên có điểm ổn định và thấp hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thí sinh có xu hướng chọn bài thi khoa học xã hội để có lợi thế khi đăng ký xét tuyển ĐH.

Theo đánh giá của Cục Quản lý chất lượng, đây cũng là yếu tố có phần bất lợi giữa các tổ hợp khi xét tuyển ĐH khi không ít trường đang xét tuyển nhiều tổ hợp cho cùng một ngành nhưng lại lấy cùng mức điểm chuẩn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/xet-tuyen-dh-2025-nhung-dieu-chinh-ve-to-hop-mon-185241127173718219.htm

Cùng chủ đề

Dự kiến giới hạn mức điểm cộng các chứng chỉ ngoại ngữ

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh sửa đổi, Bộ GD&ĐT yêu cầu điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn phải được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, có hai cách để tiến hành xét tuyển chương trình, ngành hoặc nhóm ngành đào tạo sử dụng nhiều phương...

Nâng ngưỡng đầu vào ngành sư phạm, sức khỏe, siết quy định xét tuyển bằng học bạ

Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó có một số nội dung về thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo...

Bộ GD&ĐT dự kiến siết xét tuyển học bạ từ 2025

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non sửa đổi, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung điều kiện xét tuyển bằng học bạ.Bộ yêu cầu việc xét học bạ phải bằng tổ hợp gồm ít nhất ba môn, bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn với trọng số ít nhất một phần ba tổng điểm. Một ngành, chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ...

Nhiều thay đổi quan trọng

(NLĐO)- Bộ GD-ĐT dự kiến chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cạnh tranh khốc liệt ở đội tuyển Việt Nam

Mọi cầu thủ đều có thể giành suất đá chính ở đội tuyển VN, nếu đủ nỗ lực và đáp ứng yêu cầu cao từ HLV Kim Sang-sik. Nhiều cầu thủ 'ghi điểm' HLV Kim Sang-sik đã sử dụng hai đội hình cho 2 hiệp đấu trong chiến thắng nhẹ nhàng với tỷ số 2-0 của đội tuyển VN trước chủ nhà Ulsan Citizen - Hàn Quốc ở trận giao hữu sáng 27.11. Trong hiệp 1, nhà cầm quân người Hàn...

Ngừng bắn với Hezbollah, Israel phát cảnh báo tới Iran

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hezbollah có hiệu lực từ ngày 27.11, sau hơn một năm giao tranh khiến hàng ngàn người thiệt mạng. ...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Nam sinh Sư phạm ‘gây sốt’ vì đẹp trai, từng được tuyển thẳng vào đại học

Sau khi đăng quang Á vương 1 Sinh viên thanh lịch năm 2024, Tùng Sơn ‘gây sốt’ vì vẻ đẹp trai và có những thành tích học tập nổi trội. Nguyễn Tùng Sơn hiện là sinh viên năm 4, ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Chàng trai quê Thanh Chương (Nghệ An) vừa đăng quang Á vương 1 tại cuộc thi Sinh viên thanh lịch năm 2024 do Đoàn Khối các cơ quan Trung ương...

Đại học Duy Tân sẽ thu hồi bằng bác sĩ Nha khoa để thay thế bằng bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, vì sao?

Ngày 27/11, Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó Giám đốc Đại học Duy Tân thông tin từ phản hồi của sinh viên, Đại học Duy Tân đã đăng ký làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để cấp lại bằng đúng theo ngành các sinh viên được đào tạo là Răng-Hàm-Mặt. Hiện nhà trường đang tiến hành các thủ...

Đề xuất đưa golf vào môn thể dục ở trường học cấp 1, cấp 2

Để phát triển golf trong giới trẻ, Hiệp hội Golf Việt Nam đề xuất đưa môn golf vào các trường học cấp 1, cấp 2. Tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Thanh - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao...

Trường đại học chi hàng tỷ đồng để khuyến tài

Nhiều trường đại học hiện nay có các chính sách khuyến tài độc đáo, đặc biệt không ngại ngần chi hàng tỷ đồng cho người tài. Trường trao học bổng cho người tài Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có giải thưởng SIU Prize nhằm tôn vinh những luận án tiến sĩ xuất sắc được bảo vệ thành công không quá 5 năm. Giải thưởng này sẽ trao 10 tỷ mỗi mùa (2 năm/lần) cho 5 luận án tiến sĩ thuộc...

Trên 90% sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp ở lại thành phố làm việc

Trường Đại học Kinh tế - Luật dẫn đầu với 96,17% sinh viên làm việc tại TP Hồ Chí Minh, chỉ có 1,85% làm việc tại quê nhà và 1,78% làm việc tại các địa phương khác. Tương tự, Trường Đại học Quốc tế có 91,67% sinh viên chọn TP Hồ Chí Minh là nơi làm việc, 3,79%...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hà Nội phải chuẩn bị tâm thế để bước vào kỷ nguyên vươn mình

ANTD.VN - Với mong muốn Hà Nội phải bứt phá, chuẩn bị tâm thế để bước vào kỷ nguyên vươn mình, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, thành phố cần phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông… Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội Sáng...

Quảng Nam “lắc đầu” Dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun

Quảng Nam không xem xét giải quyết chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khai thác và chế biến quặng sắt tại khu vực Núi Mun, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh theo đề nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn Khoáng sản công nghiệp 6666. Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và...

Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: những mục tiêu và động lực

Kinhtedothi- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa XIII vừa qua thống nhất khẳng định Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để vươn mình thành công, rất cần sự thống nhất nhận thức, niềm tin, sáng tỏ mục tiêu và động lực của toàn Đảng, toàn dân… Để vươn mình thành...

Sài Gòn của ngày hôm qua

Sinh ra khi đất nước hòa bình, với hơn 20 năm sống, học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Nguyễn Thanh Tùng ghi nhận cuộc sống ở thành phố này thông qua lăng kính nhiếp ảnh của một người từng làm báo, một nhà nhiếp ảnh, và hơn thế, là một công dân trẻ thế...

Mới nhất

Sài Gòn của ngày hôm qua

Hấp dẫn dài lâu