Khi mua card đồ họa đã qua sử dụng, chúng ta không chỉ phải tính đến thương hiệu và mẫu mã mà còn phải chú ý đến một loạt chi tiết. Mặc dù chúng có vẻ tầm thường nhưng mọi người không thể bỏ qua nếu không muốn mua phải các lựa chọn kém và thất vọng khi về nhà.
Nếu đang nghĩ đến việc mua một card đồ họa đã qua sử dụng, dưới đây là những khía cạnh mà người dùng cần nắm nếu không muốn mất tiền vô ích.
- Tình trạng: Điều đầu tiên cần tính đến là cái nhìn bên ngoài của card. Nếu card đồ họa bị bẩn có nghĩa là người bán chưa quan tâm đến việc bảo dưỡng card định kỳ bằng cách làm sạch bụi bẩn tích tụ bên trong PC. Nếu bên ngoài nó bẩn, chúng ta có thể nghĩ đến bên trong sẽ bẩn như thế nào.
- Kiểm tra các đầu nối: Một khía cạnh khác mà chúng ta không thể ngừng xem xét là các đầu nối. Các đầu nối nếu được cắm không đúng cách có thể bị cong và nếu chúng ta cố gắng cắm thẳng, khả năng nó bị gãy rất cao.
- Kiểm tra ốc vít và tem: Nếu nhận thấy thiếu bất kỳ vít nào hoặc không có tem, điều đó có nghĩa là card có thể đã được mở để thay keo tản nhiệt. Kết quả là không thể hiểu rõ quá trình tháo dỡ này của chủ nhân cũ chỉ đơn giản là “mở ra để nhìn bên trong” hay “làm sạch nó một cách hời hợt”.
- Hỗ trợ cập nhật: Trước khi mua, người dùng phải tính đến việc card đồ họa đó có tiếp tục nhận được hỗ trợ từ nhà sản xuất hay không, tức là liệu nó có tiếp tục nhận được các bản cập nhật không. Nếu card đồ họa quá cũ, rất có thể nhà sản xuất đã bỏ qua điều đó, gây ảnh hưởng đến một số trò chơi vốn yêu cầu phiên bản phần mềm cụ thể.
- Có phù hợp với PC hay không? Nếu không muốn lãng phí tiền, chúng ta nên tránh mua card đồ họa mạnh hơn CPU máy tính để tránh trường hợp gây sự cố ‘thắt cổ chai’.
- Yêu cầu một bài test: Cách tốt nhất để mua card đồ họa an toàn là đến nhà người bán và test nó với bất kỳ trò chơi nào để xác minh rằng card thực sự hoạt động. Đồng thời luôn tính đến phần cứng thiết bị của người bán bởi nếu PC của chúng ta kém hơn, nó có thể gây ra tình trạng ‘thắt cổ chai’, còn nếu PC mạnh hơn, chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì.