Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững điểm tựa của phụ huynh

Những điểm tựa của phụ huynh


NGOÀI GIỜ Ở LẠI KÈM CẶP HỌC SINH

Tại một buổi tập huấn của Sở GD-ĐT TP.HCM về giáo dục hòa nhập mới đây, cô Hồ Thị Giàu, giáo viên (GV) Trường tiểu học An Khánh (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chia sẻ câu chuyện xúc động khi trong lớp của cô có một số bạn hòa nhập, khó khăn trong học tập. Đầu năm học có một học sinh (HS) lớp 2 nhưng không thể viết đúng câu, đúng từ, đúng ngữ pháp, đọc đoạn văn không hiểu em đang viết gì. Ngoài giờ lên lớp, cô thường kèm cặp riêng cho em, nhẹ nhàng hướng dẫn em từng chút một. Đồng thời, cô Giàu chụp lại những bài viết của em, cập nhật cho phụ huynh biết khó khăn con đang gặp để phụ huynh dành thêm thời gian cho con ở nhà. Đến cuối năm, HS này đã viết chữ rất đẹp, câu từ rõ ý.

“Mỗi HS hòa nhập đều có một lối đi riêng, cách tôi chọn là đi cùng lối đi riêng đó với các em, dành thêm thời gian để phụ đạo cho các em sau giờ, giúp các em cải thiện. Mỗi GV cũng cần lắng nghe, quan sát nhiều hơn, cảm thông và chia sẻ với em, cùng ngồi lại nhiều hơn với gia đình em để chăm sóc, dạy dỗ em tốt hơn”, cô Giàu nói.

Giáo dục trẻ hòa nhập: Những điểm tựa của phụ huynh - Ảnh 1.

Cô Trần Thị Hoài Nghi luôn dành thêm thời gian, kèm cặp cho các bạn nhỏ học hòa nhập tại trường tiểu học

18 năm đi dạy, cô Trần Thị Hoài Nghi, GV Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp), có 7 năm kinh nghiệm giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Năm học này, cô chủ nhiệm lớp 4, cũng có HS học hòa nhập. Hiện tại đang trong quá trình hoàn tất luận văn thạc sĩ, cô Nghi làm đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở các trường tiểu học Q.Tân Bình”.

Cô Nghi cho biết mỗi trẻ hòa nhập là mỗi câu chuyện riêng, cách giúp đỡ tốt nhất là đồng hành cùng các em nhiều hơn, trong giờ ra chơi, cuối giờ học, kiên nhẫn cùng các em chinh phục mỗi kiến thức, động viên thêm các em cố gắng hằng ngày.

KHI TRẺ ĐƯỢC BỊT MẮT ĐỂ HIỂU BẠN KHIẾM THỊ

Trao đổi với PV Thanh Niên, thầy Đỗ Minh Hoàng Đức, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết hiện toàn TP có gần 4.500 HS khuyết tật đang học hòa nhập tại 467 trường tiểu học. Gần như trường nào cũng có HS học hòa nhập. Bước đầu, có thể một số thầy cô còn e ngại khi nhận học sinh khuyết tật trong lớp, bởi các thầy cô sẽ phải xử lý nhiều vấn đề trong lớp hơn, một số phụ huynh khác e ngại bạn khuyết tật sẽ ảnh hưởng con em mình…

Giáo dục trẻ hòa nhập: Những điểm tựa của phụ huynh - Ảnh 2.

Cô Như Ý, giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, can thiệp 1:1 cho các bé

“Song, giáo dục là công bằng với tất cả trẻ em. Trẻ khi được học hòa nhập, các em có môi trường được phát triển các khả năng của mình, được chơi, được học, làm việc nhóm như mọi HS khác. Chính nhờ môi trường này giúp các em phát triển tốt hơn”, thầy Đức cho biết.

Thầy Đức liệt kê những trường tiểu học tại TP.HCM đã và đang làm rất tốt công tác giáo dục hòa nhập những năm học qua, như Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật (Q.3) với mô hình “bán hòa nhập” duy nhất ở TP.HCM. Tất cả trẻ hòa nhập được học trong 1 lớp, ở trong 1 trường tiểu học bình thường, với rất nhiều thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ đặc biệt. Hay trường tiểu học Trần Quang Cơ (Q.10) cũng dạy HS hòa nhập được phụ huynh tin tưởng…

Thầy Đức cho hay các thầy cô ở các trường tiểu học hòa nhập có những cách rất hay để HS thấu cảm hơn với người bạn đặc biệt của mình. Như bạn mắt sáng được chơi trò bịt mắt lại, ngồi một chỗ, chờ người bạn khiếm thị của mình tới giúp đỡ. Khi ở một mình, không nhìn thấy ánh sáng, các em sẽ cảm nhận được nỗi sợ, thấu cảm hơn với người bạn khiếm thị của mình và chia sẻ, giúp đỡ bạn nhiều hơn. Hay các trường học tổ chức các giải thể thao, giao lưu văn nghệ, đội nào cũng có một số bạn hòa nhập, để HS hiểu ra bạn của mình cũng rất nhiều tài năng…

Hoặc thầy cô làm những góc giới thiệu đồ thủ công của HS khuyết tật, từ đó để mọi người hiểu rằng người khuyết tật có thể làm được nhiều việc như người bình thường.

ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN GIÁO DỤC HÒA NHẬP

Tại buổi tổng kết năm học 2022 – 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 của giáo dục tiểu học hôm 21.8, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM liên tục nhấn mạnh công tác giáo dục hòa nhập sẽ tiếp tục được quan tâm trong năm học mới, đảm bảo giáo dục công bằng, nhân văn cho tất cả HS.

Đặc biệt, ngày 29.8, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi làm việc với UBND TP.HCM, Ban Tuyên giáo Thành ủy và lãnh đạo Sở GD-ĐT TP về chuẩn bị năm học mới. Tại đây, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh năm học mới, ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đối với HS gặp rối loạn phát triển, khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội; HS hòa nhập, chuyên biệt. Ngành cần có những giải pháp thiết thực để giúp các em hòa nhập với cộng đồng, phát huy tối đa khả năng của mình. Đồng thời, cần xây dựng chương trình giáo dục, môi trường học tập phù hợp từng đối tượng HS, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh và cộng đồng về giáo dục hòa nhập, chuyên biệt giúp xóa bỏ định kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho HS hòa nhập, chuyên biệt hòa nhập với cộng đồng. Gia đình, cộng đồng, nhà trường cùng phối hợp chặt chẽ, tạo thành hệ thống hỗ trợ toàn diện cho học sinh hòa nhập, chuyên biệt…

Trao đổi với PV Thanh Niên, thầy Đỗ Minh Hoàng Đức cho biết, thời gian tới Sở GD-ĐT TP.HCM thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, chuyên đề về giáo dục công bằng, giáo dục hòa nhập, từ đó giúp các thầy cô giáo được trang bị nhiều hơn kiến thức về HS học hòa nhập. 

Phân biệt khó khăn trong học tập và khuyết tật học tập

Trong buổi tập huấn về giáo dục công bằng đối với trẻ em khuyết tật hòa nhập dành cho GV tiểu học tại TP.HCM vào giữa tháng 8, thạc sĩ tâm lý Hoàng Văn Hiếu, công tác tại Phòng Hỗ trợ giáo dục hòa nhập, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP.HCM (Sở GD-ĐT TP.HCM), chỉ ra một dạng khuyết tật, bộc lộ rõ nét khi các em học tiểu học, dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng trẻ cá biệt, trẻ lười học, đó khuyết tật học tập. Đây cũng là trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, nhiều người hay gọi tên là “trẻ học khó”.

Thạc sĩ tâm lý Hoàng Văn Hiếu cho biết khuyết tật học tập dễ nhầm lẫn với các rối loạn khác, nó có những biểu hiện chồng lên rối loạn phổ tự kỷ; rối loạn tăng động giảm chú ý; khuyết tật trí tuệ. 4 lĩnh vực chính của khuyết tật học tập mà các em có thể gặp là khuyết tật đọc, viết, ngôn ngữ, học toán.

Thạc sĩ tâm lý Hoàng Văn Hiếu lưu ý các thầy cô cần phân biệt rõ khó khăn trong học tập và khuyết tật học tập. Nếu trẻ khó khăn học tập đơn thuần thì những khó khăn này chỉ là tạm thời, các em chưa có đầy đủ sự quan tâm của gia đình hay thầy cô, thiếu thốn vật chất, nhưng khi điều kiện cho phép, sau này sẽ đuổi kịp các bạn. Còn khuyết tật học tập thì dù HS này đã có đủ nguồn lực thì sự cải thiện không có hoặc mức độ cải thiện không nhiều.

Rối loạn phổ tự kỷ có phải là khuyết tật ?

Cô Nguyễn Thị Như Ý, GV Trường chuyên biệt Tương Lai (Q.5, TP.HCM), cho biết: Theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 2.1.2019 của Bộ LĐ-TB-XH, rối loạn phổ tự kỷ chính thức được coi là một dạng khuyết tật tại VN và được cấp giấy xác nhận khuyết tật.



Source link

Cùng chủ đề

Chấn chỉnh hoạt động các trung tâm giáo dục hòa nhập tư thục

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục trên địa bàn thành phố. ...

Thiếu giáo viên dạy trẻ đặc biệt: Cần hướng tháo gỡ

'Nhiều phụ huynh có con tự kỷ, chậm phát triển cầu xin nhà trường hãy nhận con em họ nhưng chúng tôi không biết làm cách nào vì không có giáo viên'. ...

Có một nơi đòi hỏi sự kiên trì, tình yêu thương bền bỉ của giáo viên

Giáo dục chuyên biệt còn khó hơn dạy trường chuyên nên giáo viên luôn tự nhắc nhở mình phải hết sức cố gắng. ...

Đà Nẵng tiếp nhận dự án tài trợ thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ khuyết tật

Dự án nhằm hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố; qua đó, góp phần giảm thiểu rào cản đối với việc học tập của trẻ mầm non khuyết tật... Mái ấm tình thương của trẻ khuyết tật Bắc GiangHỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỷ tại cơ sở mầm non Dự án nhằm hỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai điểm đến du lịch của Việt Nam có chi phí thấp nhất châu Á

Hai điểm đến của Việt Nam bất ngờ xuất hiện trong top 4 nơi có chi phí thấp nhất châu Á cho khách quốc tế ở lại nhiều ngày kết hợp với làm việc từ xa (khách du mục kỹ thuật số), dựa trên một khảo sát cho khách Mỹ. Châu Á là nơi không cần bàn cãi đối với những khách quốc tế - dân mục kỹ thuật số, những người thích ở ngoài vùng an toàn của mình...

4 kiểu túi xách giúp bạn ‘cân’ mọi trang phục

Túi xách tote Túi xách tote là một trong những kiểu túi đa năng, dễ phối hợp...

Vera Wang bán thương hiệu cùng tên của mình sau 35 năm kinh doanh

Thương hiệu Vera Wang đã được sở hữu độc lập kể từ khi thành lập vào năm 1990,...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

Mới nhất

Hơn 57 triệu sự kiện mất an toàn thông tin tại TPHCM trong 9 tháng

Trung tâm dữ liệu TPHCM ghi nhận 57.586.971 sự kiện mất an toàn thông tin trong 9 tháng đầu năm 2024. Trong đó có tới 56.811.589 sự kiện tấn công thu thập thông tin. Thông tin trên được ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM đưa ra tại buổi khai mạc chương trình “Diễn...

Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng?

Dự báo giá cà phê ngày mai 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Ngay phiên giao dịch trong ngày đầu của tuần mới (tuần thứ 3 tháng 12/2024) giá cà...

Dấu ấn nhiệm kỳ cũ, khát vọng nhiệm kỳ mới

(NADS) - Ngày 17/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - Chi hội Hải Âu đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội là dịp để hội viên cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 2019-2024 và đề ra phương hướng hoạt động cho chặng đường sắp tới. ...

TPHCM liên tục lạnh, thời tiết dịp Giáng sinh sẽ ra sao?

TPO - Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, do không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM từ nay đến dịp lễ Giáng sinh sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm. Khả năng có một vài ngày nhiệt độ sẽ xuống 20 độ C ở một số khu vực. TPO - Theo dự báo...

Mới nhất