Trang chủDi sảnNhững di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ

Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ

Toàn cảnh hình ảnh ngôi nhà cổ
Toàn cảnh hình ảnh ngôi nhà cổ
Xung quanh những bức tường thành kỳ vĩ ở Di sản Thành Nhà Hồ (tọa lạc ở hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay) đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, còn có những di tích cổ mang nhiều bí ẩn mà ít người biết đến.

Giếng cổ hàng trăm năm tuổi

Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc) là ngôi làng cổ gắn liền với sự hình thành, hưng vong của kinh thành Tây Đô (tên gọi khác của Thành Nhà Hồ) với hơn sáu trăm năm lịch sử vẫn lưu giữ trong mình những yếu tố cấu thành nét văn hóa đặc trưng của các làng quê Việt, nhưng cũng chứa đựng những nét riêng của một vùng đất từng là kinh đô của đất nước.

Giếng cổ làng Xuân Giai tọa lạc ở vị trí trung tâm của làng, ở phía Đông của đình, cách Thành Nhà Hồ 300m về phía Đông Nam. Giếng có hình tròn, kích thước miệng giếng là 2,4m, thành cao 1,1m, lòng giếng sâu 5 – 6m. Giếng được xếp theo hình chữ công, so le nhau. Mạch được vít bằng chất kết dính. Thành giếng được xây bằng gạch bìa giống như loại gạch được phát hiện qua khai quật tại Thành Nhà Hồ, di tích đàn tế Nam Giao. Đây là loại gạch có kích thước lớn, trung bình 50cm x 25cm x 9cm, trọng lượng trung bình 15 – 20 kg.

Do được làm từ đất sét luyện kỹ, đem nung ở nhiệt độ cao nên trãi qua hàng trăm gạch vẫn giữ được màu sắc hồng tươi, không bị thôi bột, biến dạng. Điều đặc biệt, trên cạnh của nhiều viên gạch có in/khắc nhiều chữ Hán – Nôm ghi tên địa danh đã sản xuất gạch. Hiện tại, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện và nghiên cứu được 5 dấu in/khắc tên địa danh hành chính như: Đại An Quý (xã), Nhuế Hỏa, An (Yên) Lâm xã, Cổ Đới xã, Cổ Lôi huyện Trần xá xã (thuộc huyện Thọ Xuân ngày nay)

Gạch bìa in dấu các địa danh hành chính ở cạnh ngang hoặc cạnh dọc; dấu được in chìm vào gạch với chữ nổi hoặc chìm theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Chất liệu đất sét mịn lẫn rất nhiều hạt laterite to nhỏ khác nhau, đất được làm khá mịn, không để lại dấu vết của kéo cắt đất; độ nung cao, rất cứng, chắc và nặng, màu đỏ gạch hoặc xám nhạt.

Các cụ cao niên trong làng cho biết giếng có từ rất lâu đời và từ đời nào cũng không ai biết rõ. Nhưng chắc chắn giếng đã có hàng trăm năm tuổi, bởi vì các cụ già hiện nay trên tuổi 90 vẫn kể rằng, giếng có từ trước đời cha, ông của các cụ. Tới những năm 1945 – 1946, đội du kích làng Xuân Giai, khi đó vừa mới được thành lập, đã cùng dân làng cải tạo lại giếng trên cơ sở giếng cũ, khi đào xuống đáy, mạch nước phun lên cuồn cuộn, phải huy động cả làng múc nước, nhưng cũng không cạn hết nước giếng.

Giếng làng Xuân Giai có tiếng mát trong và ngọt, đặc biệt dùng để pha trà, ủ chè và nấu rượu rất thơm ngon, được nhân dân cả vùng ưa thích. Các cụ già trong làng vẫn gọi, nước giếng làng là nước “đãi ngoại”, có nghĩa là đối với khách vãng lai hoặc những người từ những nơi khác đến định cư, dâu, rể của làng khi dùng nước giếng thì luôn mạnh khỏe, da dẻ trở nên hồng hào, đẹp đẽ.

Trong những năm gần đây, có tục lúc giao thừa đến thắp một tuần nhang cắm lên thành giếng, xin gánh một gánh, hay xô nước mang về nhà lấy lộc đầu năm, với mong muốn cầu mong cho gia đình bình an, khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt. Hiện nay, giếng không còn được dân làng sử dụng nữa, các hạng mục của giếng đều bị hư hại, xuống cấp, có nhiều vết nứt lớn trên thành giếng. Sân lát gạch bị bong tróc và sụt lún. Trong lòng giếng cây dại mọc tốt, cắm sâu rễ vào các kẽ gạch, rêu mốc phủ kín bề mặt.

Theo tiến sĩ Đỗ Quang Trọng- Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết: Về niên đại chính xác liên quan đến sự ra đời của giếng cổ làng Xuân Giai cần có quá trình nghiên cứu, điều tra tư liệu. Nhưng có thể khẳng định, việc nghiên cứu, bảo tồn giếng cổ hàng trăm năm tuổi tại Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ là tư liệu khẳng định và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo tồn các làng cổ tại Di sản theo khuyến nghị của UNESCO (đối với làng Xuân Giai, Tây Giai xã Vĩnh Tiến và Đông Môn xã Vĩnh Long), góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Ngôi nhà cổ và cây thị

Ngôi nhà cổ tọa lạc trên một khu đất thoáng rộng, ở vị trí trung tâm làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, cách Thành Nhà Hồ khoảng 400m về phía Nam.

Ngôi nhà được ông Đề, một chức quan ở huyện dưới triều Nguyễn cho xây dựng dựng năm thứ 7 đời vua Thành Thái (1895). Hiện nay chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Tuấn Đạt, đời thứ 4 đang sinh sống. Ngôi nhà được đánh giá là một trong những công trình mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật và lịch sử văn hóa.

Về kiến trúc, đây là ngôi nhà được thiết kế kiểu chữ nhất (-) gồm 5 gian, tường hồi bít đốc (3 gian ngoài và 2 gian buồng ở hai bên), diện tích 100 m2. Bộ khung nhà (bộ vì) được làm bằng gỗ, liên kết theo kiểu chồng rường kẻ chuyền. Hoành tải, rui bằng luồng. Các kẻ hiên được chạm trổ tinh xảo. Cửa gỗ hình cánh bướm, sàn nhà lát bằng gạch bát, bậc tam cấp làm bằng chất liệu đá xanh, trên mái lót ngói liệt trên lợp ngói vẩy. Hệ thống cột cái và cột quân được đặt trên chân tảng bằng đá thấp.

Họa tiết trang trí trong ngôi nhà được trình bày hết sức tinh tế và hàm chứa nhiều ý nghĩa, thể hiện sự khéo léo, tài tình của những nghệ nhân thời Nguyễn. Đề tài trang trí lấy cảm hứng từ thiên nhiên, với bộ tứ quý tùng trúc cúc mai làm chủ đạo. Kẻ bảy chạm khắc hoa cúc có hướng hóa rồng trong thế chầu vào trong nhà. Về vật liệu dựng ngôi nhà này, ông Đạt cho biết, nhà được kết cấu từ nhiều loại gỗ khác nhau và có sẵn tại địa phương như lim, mít, xoan…

Trước đây, trong nhà có nhiều hoành phi, câu đối, sắc phong… Trải qua thời gian và thăng trầm biến cố của lịch sử, nay chỉ còn lại một số Hán tự ghi trên xiên hoa. Điều đặc biệt, toàn bộ phần tường của ngôi nhà được xây bằng gạch bìa, kích thước 47 x 24 x 9 cm, giống gạch được khai quật tại Thành Nhà Hồ, trong đó có rất nhiều viên có dấu in/khắc chữ Hán tên các địa danh và một số tên chưa được xác định.

Khác với quan niệm truyền thống, khi xây dựng nhà cửa, thường chuộng hướng Nam trong “tứ chính” Đông – Tây – Nam – Bắc. Nhưng đối với ngôi nhà này, khi dựng lại chọn hướng Đông. Lý giải điều này, ông Đạt cho biết “khi dựng nhà cửa ông bà trước đây xem xét rất kỹ, hướng Đông là hướng mặt trời mọc, có ánh nắng sẽ xua tan sự tối tăm, vạn vật mới được sinh trưởng, phát triển, cho nên nó tượng trưng cho sự sinh tồn, niềm hy vọng, tiềm lực, sự hưng vượng, tiến triển và lý tưởng”. Trước nhà có sân rộng rãi, không gian thoáng đãng, trước đây phía trước có nhiều đầm hồ là nơi tụ khí rất tốt cho ngôi nhà.

Ngôi nhà là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện, không những có ý nghĩa đối với làng, mà còn đối với quê hương, dân tộc. Trước năm 1945, vào những dịp quan trọng, như trong nhà có người thi đỗ, đến tuổi khao lão hoặc mừng chức lý trưởng, gia đình mở lễ khao vọng, mời các chức sắc và dân làng đến tham dự. Trong lễ khao vọng, gia chủ cho mời các gánh hát chèo, hát bội đến hát xướng góp vui, lại tổ chức những trò chơi tổ tôm, bài điếm…, ăn uống có khi đến hai, ba ngày liền. Sau năm 1954, ngôi nhà trở thành nơi sinh sống, chở che cho bao lớp cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc tập kết. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngôi nhà vừa là nơi ở của bộ đội, vừa trở thành kho đạn dược, vũ khí và che dấu xe vận tải vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hiện nay, tại làng Xuân Giai, ngoài ngôi nhà của gia đình ông Đạt, còn có một số ngôi nhà khác, có tuổi thọ hàng trăm năm, có giá trị kiến trúc cao, nhưng do không đảm bảo tính họa tiết nên chưa được Nhà nước công nhận.

Cũng như bao kiến trúc nhà cổ khác trong làng, hiện nay, nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Đạt đã và đang bị xuống cấp, nhiều hạng mục như tường, hệ thống cột gỗ, vì kèo bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc bảo tồn nguyên trạng ngôi nhà là vấn đề cần kíp. Để thực hiện được điều này, cần có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những di sản của ông cha để lại.

Một tin vui mới đối với di sản Thành Nhà Hồ là vừa qua, ngày 12/2/2015, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã có văn bản chính thức thông báo hai cây thị cổ làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là hai cây thị đã trên 600 năm tuổi (tương truyền có từ thời Trần – Hồ) được trồng trong khuôn viên ngôi chùa cổ trước đây, nằm cách Hào thành phía Nam của Thành Nhà Hồ 30m. Cây có chu vi trên 10m, chiều cao trên 20m.

Hai cây Di sản nằm ở vị trí trung tâm làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến – một làng cổ gắn liền với quá trình hình thành, hưng vong của vương triều Hồ và Thành Nhà Hồ trong lịch sử dân tộc. Đây cũng là dấu tích còn sót lại của một công trình tôn giáo có vai trò quan trọng phục vụ đời sống tâm linh của người dân Tây Đô suốt nhiều thế kỷ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, đây từng là nơi nghỉ ngơi, ẩn trú của xe cộ, binh pháo của bộ đội trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam. Là nơi che chở cho dân làng trước bao trận bom đạn của giặc Mỹ cày xéo trên mảnh đất quê hương. Có thể nói, những cây cổ thụ tại làng Xuân Giai được công nhận là cây di sản của Việt Nam sẽ làm tôn thêm giá trị lịch sử vốn có của nó, từ đó khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, để người dân có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên và môi trường quê hương, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ ảnh 1

Chi tiết nhà cổ

Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ ảnh 2
Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ ảnh 3
Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ ảnh 4

Cây thị

Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ ảnh 5
Những di tích cổ bên Di sản Thành Nhà Hồ ảnh 6

Giếng cổ

Cùng chủ đề

Hành trình Mới và Mở

2024 đánh dấu một năm vươn mình ấn tượng của Zalopay với tuyên ngôn “làm mới mọi trải nghiệm về tiền”.Phục vụ hơn 16 triệu người dùng, Zalopay vững vàng ở vị trí top 2 ứng dụng thanh toán tại Việt Nam, đồng thời cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được kênh truyền hình Mỹ uy tín CNBC đưa vào danh sách top 200 Công ty Fintech toàn cầu.Chiến dịch tái định vị thương hiệu hồi...

KỲ VỌNG CHO NĂM DU LỊCH BỨT PHÁ

Ngành du lịch Bình Thuận đặt kế hoạch phát triển năm 2025 với những mục tiêu tăng trưởng mới, hướng đến một lộ trình bền vững và tạo dấu ấn, nắm chắc những cơ hội mới cũng như đủ sức đối mặt các thách thức. Năm 2025, ngành du lịch Bình Thuận đặt mục tiêu phấn đấu đón 10,6 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa 10,2 triệu lượt và khách quốc tế khoảng 400.000 lượt, doanh...

CHOLIMEX FOOD CÙNG VAA – HƯƠNG VỊ CỦA NHỮNG CHUYẾN BAY

Vào lúc 8h00 ngày 11/01/2025, Vòng chung kết cuộc thi “Cholimex Food cùng VAA– Hương vị của những chuyến bay” đã diễn ra thành công tốt đẹp và khép lại một chặng đường khẳng định tài năng và thành công của các đội thi Học viện Hàng không Việt Nam. Các thí sinh đã xuất sắc vượt qua vòng Sơ khảo từ tháng 12/2024 và đi đến vòng Chung kết. Sau khoảng thời gian ấy, cuối cùng Cuộc...

Việt Nam đăng cai Diễn đàn và Triển lãm quốc tế năng lượng VCEA 2025

Từ 24-26/4, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn và Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN (VCEA 2025) tại Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cấm ô tô lưu thông giờ cao điểm tuyến đường ở khu vực ga Sài Gòn dịp Tết

TPO - Từ ngày 14/1 (15 tháng Chạp) đến ngày 18/2 (21 tháng Giêng), đường Đỗ Thị Lời (đoạn từ đường Hoàng Sa đến đường Trần Văn Đang và đoạn từ Trần Văn Đang đến đường Cách mạng Tháng Tám, quận 3) sẽ cấm xe ô tô lưu thông trong khoảng khung giờ cao điểm. TPO - Từ ngày 14/1 (15 tháng Chạp) đến ngày 18/2 (21 tháng Giêng), đường Đỗ Thị Lời (đoạn từ đường Hoàng...

Cận cảnh khu ‘đất vàng’ ở Đắk Lắk bán thành công gần 600 tỷ đồng

TPO - Sau lần đưa ra bán đấu giá nhưng không thành, mới đây khu “đất vàng” ở Đắk Lắk đã được bán thành công với giá trên 568 tỷ đồng. TPO - Sau lần đưa ra bán đấu giá nhưng không thành, mới đây khu “đất vàng” ở Đắk Lắk đã được bán thành công với giá trên 568 tỷ đồng. Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đắk Lắk vừa thông báo...

Chiêm ngưỡng linh vật rắn khổng lồ có giá 500 triệu đồng tại TPHCM

TPO - Cặp rắn dài 15 m mỗi con, có giá lên đến 500 triệu đồng được chế tác tại nhà xưởng ở xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) phục vụ Tết Ất Tỵ 2025. 14/01/2025 | 09:14 TPO - Cặp rắn dài 15 m mỗi...

Lì xì heo đất cho thiếu nhi dân tộc có hoàn cảnh khó khăn

TPO - Ngày 13/1, tại trường Tiểu học Đak Mang (xã Đak Mang, huyện Hoài Ân), Tỉnh Đoàn Bình Định tổ chức chương trình “Mùa xuân cho em” và phát động tuần lễ lì xì heo đất lần thứ XI năm 2025. 13/01/2025 | 18:48 TPO...

Kẹt xe khắp các ngả đường, người dân TPHCM chật vật di chuyển

TPO - Sáng đầu tuần, nhiều tuyến đường ở TPHCM bị ùn ứ, hàng nghìn phương tiện chen chúc di chuyển, nhích từng chút vào trung tâm thành phố.  13/01/2025 | 12:18 TPO - Sáng đầu tuần, nhiều tuyến đường ở TPHCM bị ùn ứ, hàng...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Cùng chuyên mục

Điện Long An đang là nơi trưng bày nhiều nhất cổ vật triều Nguyễn

Điện Long An nằm trong hệ thống di tích Kinh thành Huế hiện đang là trụ sở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Nơi đây đang lưu giữ, trưng bày hàng ngàn cổ vật quý của triều Nguyễn.   Điện Long An - ngôi điện được đánh giá đẹp nhất trong kinh thành Huế - Ảnh: NHẬT LINH Di tích điện Long An hiện ở số 3 Lê Trực (TP Huế), được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Thời...

Làng lạ miền trung: Làng nhường đất cho kinh đô Huế

Dọc dài miền Trung có những ngôi làng bình dị nhưng lạ lẫm: lạ từ gốc tích đến tập tục xưa, đời sống sinh hoạt nay... Từng là ngôi làng trù phú bên sông Hương thơ mộng, sau khi triều Nguyễn xây dựng kinh thành Huế, ngôi làng bị giải tỏa khiến dân làng tứ tán… ĐÌNH LÀNG DUY NHẤT ĐƯỢC VUA GIỮ LẠI Đình Phú Xuân hiện tại nằm trên đường Thái Phiên (P.Tây Lộc, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), là ngôi đình làng...

Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn: Gạch nối quan trọng trong lịch sử

“Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” là chủ đề của hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 17/10. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.   Nhiều thông tin ý nghĩa Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất...

Khám phá Thung Nham- xứ sở của các loài chim

Khu du lịch sinh thái Thung Nham hiện là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú với điểm nhấn là khu vườn chim – nơi lưu trú của hàng ngàn con chim các loại. Toàn cảnh khu du lịch vườn chim Thung Nham Khu du lịch Thung Nham- Ninh Bình là một điểm du lịch rất được các du khách cả trong và ngoài nước yêu thích...

Thung Nham: Bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng Tràng An

Với vị trí giữa vùng lõi của Di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), Thung Nham mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và khác biệt. Khu du lịch sinh thái Thung Nham thuộc vùng lõi của quần thể Di sản thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình - địa phương được xem là điểm sáng trên bản đồ du lịch miền Bắc. (Nguồn: Traveloka) Khu du lịch sinh thái Thung Nham nằm ngay cạnh khu du...

Mới nhất

Cận cảnh khu ‘đất vàng’ ở Đắk Lắk bán thành công gần 600 tỷ đồng

TPO - Sau lần đưa ra bán đấu giá nhưng không thành, mới đây khu “đất vàng” ở Đắk Lắk đã được bán thành công với giá trên 568 tỷ đồng. TPO - Sau lần đưa ra bán đấu giá nhưng không thành, mới đây khu “đất vàng” ở Đắk Lắk đã được bán thành công với...

Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025

Ngày 10/1, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình đã tổ chức lễ trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Cam Liên. Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam...

Doanh nghiệp đứng hình khi nhìn bảng giá đất mới

Ngày 10/1, Reatimes và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam". Ngày 10/1, Reatimes và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội...

Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025

Dự án điện gió Savan 1 của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước láng giềng. Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về...

Mẹ Xuân Mạnh tiết lộ chuyện bán trâu cho con mua giày đá bóng

Từ một cậu bé sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ phải bán trâu để mua giày, cầu thủ Phạm Xuân Mạnh vươn lên trở thành ngôi sao sáng ở đội tuyển Việt Nam. ...

Mới nhất