Trang chủDi sảnNhững dấu ấn miền di sản đất Cảng

Những dấu ấn miền di sản đất Cảng

Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024. (Ảnh: PV)
Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024. (Ảnh: PV)
 
(PLVN) – Hải Phòng xưa nay được biết đến là thành phố công nghiệp. Thế nhưng, những năm gần đây, thành phố Cảng đã để lại những dấu ấn dẫn đầu cả nước về văn hóa, di sản. Đó là những sân khấu sáng đèn, những lễ hội lớn, những miền di sản được “đánh thức”…

Thành phố vươn mình rực rỡ

Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, năm 2024, ngành Văn hóa và Thể thao là một trong những đơn vị chủ lực triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng của thành phố về phát triển văn hóa, thể thao, đặc biệt là việc tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ và truyền thống giá trị của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Lễ hội thường niên, riêng có, đã trở thành thương hiệu của Hải Phòng. Một diện mạo hoàn toàn mới với lần thứ 11 tổ chức đã mang tới cho Nhân dân và du khách trong nước, quốc tế một trải nghiệm mới mẻ. Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024 nhân kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng gắn với Lễ trao bằng Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà – Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh – thành phố đầu tiên ở Việt Nam. Lần đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng trường Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, huyện Thủy Nguyên (nay là thành phố mới Thủy Nguyên). Một không gian mới, biểu tượng mới của sự phát triển thành phố trong tương lai đã được hiện hữu trong đêm hội với những màn nghệ thuật công phu và mãn nhãn. Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện nhiều lần góp mặt tại bảng xếp hạng BSI Top 10 Events của Buzzmetrics, năm 2024 được bình chọn là sự kiện nổi bật thứ 3 trên Social Media tháng 5, vượt trên cả Lễ hội Sông nước thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

Cùng đó, lần đầu tiên, quần đảo Cát Bà được phát sóng trên truyền hình CNN khu vực châu Á trong nhiều chương trình khác nhau như The Lead, First Move, CNN News room… để giới thiệu, quảng bá giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, mang tới cho du khách những khám phá mới lạ. Hoạt động truyền thông này góp phần quảng bá định hướng phát triển du lịch Cát Bà theo hướng xanh, bền vững, đảm bảo giá trị và tính toàn vẹn của di sản.

Một sự kiện khác nhân lên niềm tự hào của mỗi người dân Hải Phòng đó chính là biểu tượng thành phố. Sau 32 năm tìm kiếm với 6 lần tổ chức các cuộc thi thiết kế biểu tượng thành phố, đến tháng 1/2024, mẫu thiết kế NTM 787 với cánh hoa phượng đỏ, sóng biển đã được lựa chọn. Tổng thể logo tạo thành con tàu vượt biển vươn khơi, chở các giá trị lịch sử, văn hóa mang ý nghĩa phát triển, hiện đại, năng động, sáng tạo và nghĩa tình trong ánh bình minh.

Romeo và Juliet là tác phẩm kinh điển của William Shakespeare do Đoàn Kịch nói Hải Phòng thực hiện, NSƯT Như Lai đạo diễn trên sân khấu của Nhà hát Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: PV)

Romeo và Juliet là tác phẩm kinh điển của William Shakespeare do Đoàn Kịch nói Hải Phòng thực hiện, NSƯT Như Lai đạo diễn trên sân khấu của Nhà hát Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: PV)

 

“Đánh thức” di sản

Song song đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tiếp tục có những điểm nổi bật: Phối hợp với các địa phương xây dựng 02 hồ sơ khoa học Di tích lịch sử khu vực Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Xây dựng và trình các cấp Hồ sơ đề nghị xét công nhận Bảo vật quốc gia đối với bộ kim phẩm đền Nghè. Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội kỳ phúc xã Tân Viên, huyện An Lão được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 02 di tích là đền thờ Lê khắc Cẩn, xã An Thọ, huyện An Lão và Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng là Di tích cấp quốc gia;

Tham mưu xếp hạng 12 di tích cấp thành phố. Lập thư mục tư liệu, hiện vật liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm năm 2024, tổ chức Hội thảo khoa học “Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử dân tộc” tại Hải Phòng năm 2024; tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác ca khúc và kịch bản sân khấu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lần đầu tiên trưng bày 18 bảo vật quốc gia và bộ kim phẩm vàng, bạc trong thánh cung đền Nghè tại Bảo tàng Hải Phòng, thu hút đông đảo công chúng tham quan thưởng ngoạn. Và những ngày đầu năm mới này, bộ kim phẩm vàng cung tiến Nữ tướng Lê Chân tại đền Nghè đã được công nhận Bảo vật quốc gia.

Với quan điểm, văn hóa là một dạng tài nguyên, công nghiệp văn hóa là việc ứng dụng công nghệ, tổ chức khai thác tài nguyên đó phục vụ cho phát triển thành phố, Hải Phòng đã và đang tập trung khai thác bề dày truyền thống văn hóa của mảnh đất cửa biển – nơi đang sở hữu nguồn tài nguyên di sản văn hóa dồi dào với gần 1.000 di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có Di sản thiên nhiên thế giới quần đảo Cát Bà, 2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 117 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 435 di tích xếp hạng cấp thành phố. Đồng thời, Hải Phòng cũng có hơn 400 lễ hội các cấp; 10 lễ hội và 1 nghệ thuật trình diễn dân gian được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản cần bảo vệ khẩn cấp…

Đặc biệt, Hải Phòng còn có 21 cổ vật được công nhận là Bảo vật quốc gia – số lượng hiếm địa phương nào có được. Các bảo vật quốc gia phần lớn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng vẫn được trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong những sự kiện trọng đại của thành phố. Cùng với đó, thành phố Cảng còn có 15 nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo, lâu đời khá hấp dẫn với du khách trong nước, quốc tế…

Thành phố dẫn đầu cả nước về sáng đèn sân khấu

Cùng với dấu ấn sân khấu thành phố sáng đèn, năm 2024, lần đầu tiên Hải Phòng đăng cai tổ chức Liên hoan Nghệ thuật sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật tham gia: Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa, Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Kịch Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam; Phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng âm nhạc Việt Nam thu hút sự tham gia của đông đảo nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình, nhà đào tạo âm nhạc cả nước…

Và để đưa nghệ thuật đến gần hơn với người dân, đoàn nghệ thuật Hải Phòng thực hiện 11 số và 46 buổi sáng đèn thuộc Đề án sân khấu truyền hình năm 2024, tổ chức trên 150 buổi lưu diễn phục vụ Nhân dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo và biểu diễn phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp; 39 chương trình nghệ thuật đường phố; 43 chương trình tại Nhà Kèn – Vườn hoa Nguyễn Du được đông đảo khán giả đón nhận.

Cảnh trong vở nhạc kịch Bỉ vỏ. (Ảnh: PV)

Cảnh trong vở nhạc kịch Bỉ vỏ. (Ảnh: PV)

Tham gia Liên hoan Sân khấu Trung Quốc – ASEAN lần thứ 11 năm 2024 tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc giành Huy chương Vàng vở diễn xuất sắc và 2 Huy chương Vàng cá nhân. Đoàn Ca múa Hải Phòng tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên của 13 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc trên cả nước tranh tài, giành Huy chương Bạc toàn đoàn với vở nhạc kịch “Bỉ vỏ”, 02 Huy chương Vàng cho các tiết mục. Đoàn Chèo Hải Phòng tham dự Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng với vở “Hồ Xuân Hương” đạt Huy chương Bạc cho vở diễn, 7 cá nhân nghệ sĩ đạt giải gồm 03 Huy chương Vàng, 03 Huy chương Bạc, 01 giải nhạc công xuất sắc…

Có thể nói, Hải Phòng là một trong những đơn vị hiện thực hóa những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát triển, ươm tạo, bồi dưỡng, phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật trong bài phát biểu tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của cả nước vừa diễn ra ở Thủ đô Hà Nội, chiều 30/12.

Tại nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Hải Phòng, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam… đều đánh giá, hoạt động sân khấu của Hải Phòng là điểm sáng của cả nước, có đóng góp vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa nghệ thuật và nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam, mỗi năm thành phố dành trên 40 tỷ đồng cho “Đề án Sân khấu Truyền hình” cùng nguồn lực để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật khác của Trung ương và thành phố. Đây là điều kiện quan trọng tạo môi trường để các nghệ sĩ phát triển tài năng và cống hiến cho sự phát triển lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Hải Phòng.

Để hướng tới phát triển công nghiệp văn hóa, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng Đào Khánh Hà cho biết, thực hiện các nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế – xã hội, cũng như chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thành phố Hải Phòng quan tâm đặc biệt đến văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa, phấn đấu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng GRDP của Hải Phòng… Cùng với kinh tế – xã hội, thành phố Hải Phòng luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần tích cực vào công cuộc “xây dựng và phát triển Hải Phòng đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”…

Nguồn: https://baophapluat.vn/nhung-dau-an-mien-di-san-dat-cang-post537432.html

Cùng chủ đề

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Đón Tết hạnh phúc, bình yên, hướng đến tương lai

TP HCM đã có những chuẩn bị chu đáo dịp Tết Ất Tỵ 2025 với trọng tâm là chăm lo người dân, bảo đảm an ninh - trật tự và thúc đẩy phát triển ...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh thấm sâu rồi suy yếu chậm

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (13/1-15/1), không khí lạnh thấm sâu nên trời tiếp tục rét đậm, từ 14/1 mức nhiệt tăng dần, có nắng nên cảm giác rét giảm dần. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (13-15/1) không khí lạnh mạnh thấm sâu khiến nền nhiệt khu vực tiếp tục rét đậm, sau nắng ấm, tăng nhiệt dần. Cụ thể, trong 3 ngày này,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảng quốc tế Cà Ná đạt mốc thông quan 1 triệu tấn hàng hóa

(PLVN) - Tối 10/1, Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận) tổ chức lễ công bố sự kiện đón nhận đạt 1 triệu tấn hàng hóa đầu tiên thông quan qua cảng này. (PLVN) - Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Võ Văn Hưng tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp diễn...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức...

Vương quốc hang động Quảng Bình là điểm đến đáng trải nghiệm nhất tại Việt Nam

  Quảng Bình là địa danh được Tạp chí hướng dẫn du lịch uy tín hàng đầu thế giới Lonely Planet gợi ý là điểm đáng tham quan nhất (must-see) tại Việt Nam.   Tạp chí hướng dẫn du lịch uy tín hàng đầu thế giới Lonely Planet vừa gợi ý 4 địa danh nổi tiếng ở Quảng Bình đáng tham quan nhất (must-see) tại Việt Nam. Ngày 9/7, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, Tạp chí hướng dẫn du lịch...

Ngành Du lịch Quảng Ninh lên kế hoạch đón 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025

10/01/2025 14:08 Lễ đón du khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh. (PLVN) - Theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, năm 2024 tỉnh Quảng Ninh đã đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2023. Để tiếp đà tăng trưởng, ngành Du lịch đã lên kế hoạch, tập trung các giải pháp nhằm mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách quốc tế. Bà...

Bài đọc nhiều

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Trải nghiệm ngủ đêm, đón bình minh trên du thuyền ở vịnh Hạ Long

Trên du thuyền cao cấp khám phá vịnh Hạ Long đẹp kỳ vĩ với nhiều trải nghiệm thú vị chẳng kém ở nước ngoài, mỗi du khách chỉ tốn khoản chi phí từ 2,8 -3 triệu đồng cho hải trình 2 ngày 1 đêm. Từng đọc đánh giá trên trang du lịch trực tuyến về tour du thuyền tại vịnh Hạ Long (Việt Nam), chị Karen (đến từ Singapore) vẫn nhớ bình luận của một số du khách đã đến đây trải...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Cùng chuyên mục

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Sáng 26/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) và Công ty TNHH MTV Karcher Việt Nam (Karcher) thuộc Tập đoàn Karcher (Đức) đã tổ chức lễ bàn giao dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế. Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch - Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14...

Hội An- nơi thời gian ngừng trôi

  Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông -...

Độc đáo những điệu múa Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn

Đến tham quan Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tháp Chăm trầm mặc, ẩn chứa nhiều tầng văn hóa mà đến nay chưa thể khám phá hết. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức những điệu múa Chăm đặc sắc.   Đây là vùng lõi Thánh địa Mỹ Sơn. Du khách tham quan vùng lõi trước tiên và sau đó là các nhóm tháp khác ở xung quanh. Hiện nhiều tháp...

Mới nhất

Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Theo Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, yếu tố then chốt để không ngừng phát triển và củng cố quan hệ Nga-Việt chính là đối thoại chính trị thường xuyên và có ý nghĩa ở cấp cao nhất. ...

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phụng Hiệp

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phụng Hiệp. Theo đó, vị trí nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Dũng Tiến, huyện Thường...

Giá cà phê trong nước giảm liên tiếp, robusta còn chịu nhiều áp lực, dự báo thị trường tuần này thế nào?

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên giá trị kim ngạch thu về đã đạt kỷ lục 5,6 tỷ USD, vượt 32,5% so với kỷ lục cũ của năm 2023 trước đó.

Chi tiết loạt khu đất tại 2 huyện Hoài Đức, Thanh Oai sắp được đấu giá

(Dân trí) - Huyện Thanh Oai, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) có tổng cộng 40 dự án đấu giá quyền sử dụng đất. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 144 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Hoài Đức. Trong kế hoạch sử dụng đất năm nay của huyện này, 11 dự án...

Mới nhất

Sắc đỏ may mắn