Trang chủNewsNhân quyềnNhững cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì… sạt lở đất


Lực lượng chức năng và người dân chung tay tháo dỡ nhà bà Lương Thị Hoa ở bản Mường Piệt, xã Thông Thụ (Quế Phong) bị đổ sập do sạt lở núi
Lực lượng chức năng và người dân chung tay tháo dỡ nhà bà Lương Thị Hoa ở bản Mường Piệt, xã Thông Thụ (Quế Phong) bị đổ sập do sạt lở núi

“Bỏ của chạy người”

Tháo chạy khỏi căn nhà sàn nép mình dưới ngọn núi Pù Xai Cáng ở bản Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, bà Lương Thị Hoa vẫn chưa hoàn hồn. Chỉ mới chiều 22/9, đất đá đã làm căn nhà sàn bị xiêu vẹo. Thế mà sáng nay, căn nhà đã bị đổ oạp vì không chống đỡ nổi khối lượng đất đá quá lớn từ trên núi tràn xuống. 

Bà sụt sùi: Mưa nhiều ngày rồi, đất nhão ra, rồi sạt lở từ núi xuống. Nhìn căn nhà tích cóp cả đời để dựng nên, lại phải bỏ để chạy tháo thân mà không có cách nào khác. Xót xa lắm. Cũng may là đã di dời tài sản trong nhà rồi, không thì…

Sống nương tựa vào thiên nhiên, nhưng khi thiên nhiên nổi giận thì chẳng thể chống đỡ nổi. Người dân trong phút chốc đã trắng tay.

Trong tâm trạng bất an, 41 hộ với 186 nhân khẩu ở rải rác khắp các bản, làng ở huyện Quế Phong cũng đã buộc phải di dời, vì nguy cơ cao sạt lở do mưa kéo dài. “Tính đến cuối chiều ngày 22/9, toàn huyện đã phải di dời 26 hộ với 126 nhân khẩu đến nơi ở an toàn. Trong đó, Thông Thụ có 16 hộ, Nậm Nhoóng 15 hộ, Tri Lễ 5 hộ, Cắm Muộn 2 hộ, Quang Phong 2 hộ… Nếu không di dời thì hậu quả khó lường hết vì những ngọn núi xung quanh đang có dấu hiệu sụt xuống”, ông Phan Trọng Dũng,  Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quế Phong chia sẻ.

Hộ gia đình La Văn Ỏn ở bản Xiêng Thù, xã Chiêu Lưu (Kỳ Sơn) bùn đất từ núi sạt xuống ngập ngang mái nhà
Hộ gia đình La Văn Ỏn ở bản Xiêng Thù, xã Chiêu Lưu (Kỳ Sơn) bùn đất từ núi sạt xuống ngập ngang mái nhà

Trước đó hai ngày, mưa kéo dài đã khiến đất núi nứt nẻ. Vết nứt kéo dài đến tận móng nhà ông Hoàng Văn Sơn và Kha Văn Cảnh, cùng ở bản Bủng Xát (xã Châu Khê, huyện Con Cuông). Đây là những hộ dân đã định cư lâu đời ở vùng đất này, chưa từng chứng kiến nỗi lo sạt lở núi, thì nay đã phải “bỏ của chạy người” trong bao nỗi ngổn ngang.

Tài sản trong nhà đã được các lực lượng chức năng cùng bà con trong bản chung tay di dời. Duy có căn nhà sàn của 2 hộ thì chưa thể tháo dỡ kịp. Trong những giải pháp mang tính tình thế, cán bộ Biên phòng Châu Khê cùng chính quyền địa phương có đến mấy chục người, chằng néo các cột rồi hối nhau khiêng tạm ra khỏi điểm sạt lở. Ông Kha Văn Cảnh ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông trầm ngâm: Lo lắm, nếu vết nứt tiếp tục kéo dài thì nhà chúng tôi nguy mất. Nếu đất đá vùi lấp nhà thì lấy đâu tiền để dựng lại.

Tương tự, trao đổi với lãnh đạo huyện Tương Dương được biết, danh sách nhà ở bị ảnh hưởng do sạt lở núi phải di dời ngày một thêm dài. Ngoài 78 nhà ở trên toàn huyện bị sạt lở, đất đá tràn vào nhà, thì đã có đến 36 hộ ở xã Tam Quang, cũng buộc phải sơ tán do có nguy cao bị sạt lở đất đá vào nhà. 

Di dời nhà dân ở xã Chi Khê (Con Cuông) ra khỏi vị trí sạt lở
Di dời nhà dân ở xã Chi Khê (Con Cuông) ra khỏi vị trí sạt lở

Một trong hai hộ dân có nhà xây kiên cố nhưng vẫn bị đất đá từ trên núi sạt lở, xô đổ tường là ông Lô Văn Mão ở bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng. Ông Mão trầm buồn: Ở bản này, nhà tôi bị nặng nhất. Nhìn căn nhà mà xót xa qua, rồi lấy gì mà ở. 

Theo bà Kha Thị Hiền, Chủ tịch UBND xã Tam Quang, địa phương đã có 36 hộ dân ở bản Tân Hương và Tùng Hương phải di dời dân. Khi có mưa kéo dài, địa phương đã phải khẩn trương tuyên truyền, vận động để người dân di tản đến nơi an toàn. Những hộ di dời, cơ bản nhà cửa vẫn còn nguyên, chưa thể tháo dỡ kịp. Tuy nhiên, di dời chỉ là giải pháp đảm bảo an toàn trước mắt mà thôi.

Khó khăn ổn định chỗ ở

Địa hình dốc, nhiều núi cao…nên mỗi khi có mưa kéo dài, người dân nhiều bản làng miền núi Nghệ An lại tất tả di dời để  bảo vệ tính mạng, và cũng là để vớt vát chút tài sản tích cóp bấy lâu. Mỗi khi có mưa bão, lũ lụt; các cấp chính quyền cơ sở ở Nghệ An đều đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phòng tránh. 

Trước hết, địa phương kiểm tra, khảo sát lại những vị trí có nguy cơ sạt lở để lên phương án đi dời, sơ tán dân. Những ngày mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và số 4, thì phương án di dời dân vùng nguy cơ sạt lở và lũ quét đã được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt. Vì thế mà giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản một cách đáng kể. Hỏi chuyện các địa phương, phương án “4 tại chỗ” khi bị cô lập đã được lên “dây cót”.

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn kiểm tra những vị trí sạt lở để lên phương án di dời dân
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn kiểm tra những vị trí sạt lở để lên phương án di dời dân

Mưa kéo dài nhiều ngày, từ hoàn lưu bão số 3 vắt sang hoàn lưu bão số 4. Những ngọn núi ngấm no nước bắt đầu nứt nẻ, có dấu hiệu sụt xuống, đe dọa những cư dân bên dưới. Giải pháp di dời chỉ là giải pháp tạm thời khi xảy ra mưa lũ buộc phải di dời do bị sạt lở và nguy cơ sạt lở. Điều đáng lo ngại, hàng trăm hộ dân ở các huyện miền núi Nghệ An này sẽ đối mặt như thế nào với cuộc sống sắp tới. Bởi chỗ ở đã bị đe dọa, nỗi bất an luôn chực chờ.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn – ông Nguyễn Viết Hùng cho biết: Năm nào huyện cũng phải di dời hàng chục hộ dân đến nơi tạm trú an toàn, vì nỗi lo lũ quét và sạt lở đất. Một địa phương mà có độ dốc hơn 98%, hễ mưa xuống là sạt lở; thì lấy đâu ra quỹ đất để tái định cư, dù đó là xen ghép. Ngoài nỗi lo về sinh kế, thoát nghèo cho bà con, thì nỗi lo về việc tìm chỗ ở mới sau những sạt lở của mùa mưa bão cũng đầy thách thức không kém.

Thiếu quỹ đất, thiếu kinh phí… đang là những khó khăn lớn trên hành trình ổn định cuộc sống của bà con miền núi nói chung và người dân các huyện miền núi Nghệ An nói riêng.

Đồng Tâm – Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét





Nguồn: https://baodantoc.vn/nhung-cuoc-di-cu-bat-dac-di-vi-sat-lo-dat-1727075775105.htm

Cùng chủ đề

Phát hiện vết nứt dài trên núi, di dời khẩn cấp 23 hộ dân ở Thừa Thiên – Huế

Ngày 5/11, lãnh đạo UBND huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, chính quyền địa phương vừa phối hợp với lực lượng quân đội, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân sinh sống dưới chân đèo núi Phú Gia sau khi phát hiện vết nứt dài trên núi. Vết nứt dài khoảng 50 mét, rộng khoảng 4 mét có nguy cơ sạt trượt đất đá trên núi Phú Gia.Từ tối 4/11 đến chiều 5/11, trên...

Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà, cho học sinh nghỉ học

Sáng 5/11, Sở Giáo dục TP Đà Nẵng có thông báo đến hiệu trưởng các trường, các cơ sở giáo dục để chủ động cho học sinh nghỉ học vì mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố bị ngập.Theo đó, các trường, cơ sở giáo dục chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học trong ngày 5/11 nhằm đảm bảo an toàn.Liên quan mưa lụt, trong sáng 5/11, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà có thông báo...

Xuất hiện nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở đất đá ở Đà Lạt

(Dân trí) - Cơ quan chức năng xác định 5 vị trí xuất hiện các vết nứt đất, sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến 5 hộ dân. Ngày 4/11, lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng tổ chức kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở đất tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt.Tại đây, cơ quan chức năng ghi nhận 5 vị trí xuất hiện các vết nứt đất, sạt lở đất đá....

Bao giờ khắc phục xong?

Bờ kè trị giá 80 tỷ đồng bị sạt lở khoảng 70m sau nghiệm thu 5 tháng, hiện chưa được đơn vị thi công khắc phục. ...

2 thôn bị cô lập, trưởng thôn vượt nước lũ chảy xiết ra ngoài cầu cứu

Hai thôn Cát, Trỉa xa nhất của huyện Hướng Hóa bị cô lập, chia cắt do nước lũ, sạt lở đường, mất sóng điện thoại. Trưởng thôn và một số người dân khiêng xe máy vượt lũ ra bên ngoài cầu cứu. Ông Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, Lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS...

Ninh Thuận: Tuyên truyền đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân vùng đồng bào DTTS và các trường học dân tộc nội trú nỗ lực đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp các đơn vị thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump...

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và...

Kỳ Duyên nhảy nhót nấu nướng nhưng lệch nhịp ở Miss Universe 2024

Kỳ Duyên cùng đại diện Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ tham gia buổi nấu nướng tại ngày thứ 9 của Miss Universe 2024. Cô bị nhận xét lệch nhịp khi nhảy cùng các đại diện châu Á. Trong lúc hào hứng nhảy, Kỳ Duyên bị nhiều khán giả cho rằng bị lệch nhịp, không đồng đều với 3 thí...

Sau ngày giảm sốc, giá vàng hôm nay tăng 1 triệu đồng/lượng

(Dân trí) - Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng ở chiều mua trong phiên 7/11, đến ngày 8/11, giá vàng hôm nay đã tăng 1 triệu đồng, ở 82-86,5 triệu đồng/lượng với vàng miếng và 82-84,8 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng, giá vàng bật tăng  Mở phiên sáng 8/11, giá vàng miếng SJC được các...

Mới nhất