Trang chủNewsThời sựNhững con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023

Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023

(Dân trí) – 50 chuyến thăm cả trong và ngoài nước, 70 văn kiện hợp tác với bộ, ngành các nước, gần 100 thỏa thuận hợp tác địa phương… là những con số ấn tượng trong thành quả của công tác đối ngoại năm 2023.
Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023

Không chỉ gây ấn tượng bởi số lượng chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt cũng như số chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam, công tác đối ngoại năm 2023 còn thể hiện thành quả thông qua chỉ số thu hút FDI, xuất nhập khẩu, tổng các văn kiện hợp tác được ký kết với bộ, ngành, địa phương các nước…

Thành quả trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, khi khẳng định ngành ngoại giao và đối ngoại cả nước đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước.

50 chuyến thăm cả trong và ngoài nước

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong năm 2023, công tác đối ngoại thành công khi tổ chức tốt 22 chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam. Các sự kiện khẳng định tầm vóc và vị thế mới của Việt Nam trên thế giới.

Năm 2023 ghi dấu ấn sôi động trong các hoạt động đối ngoại. Đây được đánh giá là một điểm sáng nổi bật. Đặc biệt, nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, góp phần khẳng định “chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay”.

Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023
Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 2
Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 3
Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 4

Gần nhất là sự kiện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 12-13/12. Đây là lần thứ ba ông Tập đến Việt Nam trên cương vị này, hai lần trước vào năm 2015 và năm 2017.

Chuyến thăm kết thúc với nhiều kết quả quan trọng, trong đó có 36 văn bản hợp tác được ký kết và hai bên ra tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Ngày 10-11/9, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ song phương, khi hai nước ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản ngày 27/11 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Ngoài các sự kiện trên, Việt Nam cũng đón tiếp nhiều lãnh đạo, đoàn cấp cao các nước đến thăm; đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao thêm hai nước là Trinidad & Tobago và Tonga.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước. Trong đó, có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện (Mỹ và Nhật Bản vừa mới được bổ sung vào nhóm này trong năm 2023), 12 nước là đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.

“Nhiều nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế lớn thăm Việt Nam, đã vẽ lên một bức tranh rất đẹp, sinh động, có sức hấp dẫn cao trên mặt trận đối ngoại trong hai năm vừa qua; tạo nên một vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, được dư luận trong nước và bạn bè quốc tế đánh giá cao”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

70 văn kiện và gần 100 thỏa thuận hợp tác

Với sự chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng, công tác đối ngoại trong năm qua góp phần không ngừng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước trên trường quốc tế.

Trong đó, Việt Nam được bạn bè quốc tế tín nhiệm đề cử gánh vác nhiều trọng trách quốc tế quan trọng trong các cơ chế, diễn đàn đa phương, nhất là trong ASEAN và Liên hợp quốc.

Hiện, các vai trò Việt Nam đảm nhận bao gồm: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025, Ủy ban liên chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2023-2027…

Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 5
Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 6
Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 7

Việt Nam cũng tiếp tục đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế như cắt giảm khí thải và chống biến đổi khí hậu; cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện sứ mệnh giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc ở châu Phi.

Đáng lưu ý, lần đầu tiên, Việt Nam cử lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, chủ động thúc đẩy hợp tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước…

Bên cạnh đó, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mekong, APEC, AIPA, COP28, BRI…

Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 8
Lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 2/2023 (Ảnh: Báo Chính phủ).

Cùng với việc nâng cấp quan hệ với các nước trong năm qua, công tác đối ngoại tạo ra đột phá trong hợp tác kinh tế, mở ra nhiều cơ hội cho địa phương và doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể bên cạnh thực hiện hiệu quả các FTA đã ký, năm 2023, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Israel và đang tích cực đàm phán FTA với các đối tác khác; ký trên 70 văn kiện hợp tác của các bộ, ngành và gần 100 thỏa thuận hợp tác của các địa phương và hàng trăm thỏa thuận của các doanh nghiệp…

Ngoại giao kinh tế thu hút FDI tăng 14,8%

Trong bối cảnh các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục, công tác ngoại giao đã đi đầu trong việc huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhất là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Cùng với đó, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, mạng lưới quan hệ đối ngoại đã đạt được những bước phát triển mới về chất, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi.

“Trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn, cộng đồng quốc tế coi Việt Nam là điểm sáng để đầu tư, làm ăn kinh doanh”, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 9
Trong chuyến công tác tại Mỹ hồi tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với ông Jensen Huang, người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty Nvidia (Ảnh: Dương Giang).

Đặc biệt, trong năm 2023, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, trên 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thu hút FDI tăng 14,8%, tiếp cận nhiều nguồn vốn mới có chất lượng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Với sự kiện lần đầu tiên GDP vượt 400 tỷ USD, Việt Nam đang đứng thứ 3 trong ASEAN và thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Từ những thành tựu trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá lĩnh vực ngoại giao kinh tế đã đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức, nắm chắc tình hình khu vực, thế giới, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước, xây dựng chính sách và thực hiện chính sách về ngoại giao kinh tế.

Ngoại giao kinh tế cũng kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy mạnh mẽ mối quan hệ giữa lấy nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài, từ đó, huy động nguồn lực để phát triển đất nước.

3 mục tiêu của ngành ngoại giao năm 2024

Trải qua một năm với nhiều sự kiện đối ngoại mang tính chất lịch sử, ngành ngoại giao đứng trước cơ hội và thách thức mới trong năm 2024 với ba mục tiêu: Đổi mới tư duy về đối ngoại, phát huy vai trò tiên phong và tạo bước chuyển mới.

Những con số ấn tượng của ngành ngoại giao năm 2023 - 10
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng hoa, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 32, diễn ra ngày 19/12 (Ảnh: Quang Phúc).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.

Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ ngày càng quyết liệt, thậm chí có nguy cơ xung đột, đối đầu, tạo thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước có độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế như Việt Nam.

Đồng thời, các nước lớn sẽ tăng cường điều chỉnh chiến lược, lôi kéo, tập hợp lực lượng, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau và can dự, chi phối nội bộ nước khác. Nhiều điểm nóng về an ninh tiếp tục tồn tại, có nguy cơ lan rộng…

“Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng, nhất là đánh giá thật đúng các tác động đến Việt Nam để không bị động, bất ngờ và luôn luôn bình tĩnh, tỉnh táo nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao nhiệm vụ cho ngành ngoại giao trong năm 2024.

Cùng chủ đề

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

Theo dữ liệu mới nhất của IMF, năm 2023, GDP (PPP) VN đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người VN đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. Tổ chức này dự báo, giai đoạn 2024 - 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Ngoại giao phải vươn lên tầm cao mới

Ngày 29/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao về triển khai đường lối đối ngoại Đại hội lần thứ XIII của Đảng và phát triển ngành ngoại giao.Trước khi bắt đầu buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các đại biểu đã dành một phút mặc niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Thay mặt Ban Cán sự đảng Bộ...

79 năm Ngoại giao Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của...

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2024), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "79 năm Ngoại giao Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước". Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: TTXVN phát TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: Mỗi khi tháng Tám về, chúng...

Thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước. Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ

(Dân trí) - Ngày 12/11, Google; Temasek và Bain & Company công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ chín với chủ đề "Lợi Nhuận trên Đà Tăng Trưởng, Khai Thác Lợi Thế của Khu Vực Đông Nam Á". Báo cáo cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam; trên sáu lĩnh vực: thương mại điện tử, dịch vụ...

Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo “Bộ Hiệu quả Chính phủ”

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo tỷ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo "Bộ Hiệu quả Chính phủ" mới của Mỹ. Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Getty). "Tôi rất vui mừng thông báo rằng Elon Musk vĩ đại, hợp tác với Người yêu nước Mỹ Vivek Ramaswamy, sẽ lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Cùng nhau, hai người Mỹ tuyệt vời này sẽ mở đường cho chính quyền của tôi phá...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

(Dân trí) - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.540km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD được Chính phủ trình ra Quốc hội. Dự án phấn đấu khởi công vào năm 2027. Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trước khi...

Rời Da LAB, trưởng nhóm Cào giờ ra sao?

(Dân trí) - Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB hồi cuối tháng 9, khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Mới đây, cựu trưởng nhóm Da LAB - MPaKK (Cào) - ra mắt MV Em à em ơi, kết hợp cùng JGKiD (Thơm). Đây là ca khúc được Cào và Thơm sáng tác và thực hiện từ những ngày chưa có ý định rời nhóm.Từ đoạn hát ngắn của Thơm ban đầu, cả hai đã cùng hoàn thiện ca...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có phân khu chức năng cũng rõ ràng, bố cục chặt chẽ, đăng đối. Mặt bằng các...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Cùng chuyên mục

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ

(Dân trí) - Ngày 12/11, Google; Temasek và Bain & Company công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ chín với chủ đề "Lợi Nhuận trên Đà Tăng Trưởng, Khai Thác Lợi Thế của Khu Vực Đông Nam Á". Báo cáo cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam; trên sáu lĩnh vực: thương mại điện tử, dịch vụ...

Quốc hội chốt chưa tăng lương công chức trong năm 2025

Quốc hội chốt chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Sáng 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 với trên 89% đại biểu tán thành.  Theo đó, số thu ngân sách nhà nước là hơn 1,9 triệu tỷ đồng. Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy...

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

(Dân trí) - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.540km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD được Chính phủ trình ra Quốc hội. Dự án phấn đấu khởi công vào năm 2027. Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trước khi...

Không hạ chuẩn, giáo viên dạy lái xe phải có bằng trung cấp

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó giữ nguyên tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp. Trong đó, dự thảo Nghị định giữ nguyên quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành lái xe thay vì hạ chuẩn (chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 - PV) như dự thảo lấy...

Cảng Rạch Giá sẽ đưa vào khai thác từ ngày 31/12

Theo cam kết của nhà thầu đến ngày 31/12 Cảng Rạch Giá sẽ hoàn thành. Nếu không đúng, Sở GTVT tỉnh Kiên Giang sẽ có văn bản báo cáo và đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có hướng xử lý theo hợp đồng đã ký kết. ...

Mới nhất

Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận. Tác động đến an sinh xã hội Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), người lao động không được...

Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin. Một thành viên của Tiểu đoàn Aidar thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), Stanislav Bunyatov với biệt danh Osman, đã mô tả...

Việt Nam bàn chuyện thúc đẩy công nghệ mở cho 5G

Open RAN (mạng truy cập vô tuyến mở) là một trong những xu hướng quan trọng nhất đang diễn ra trong lĩnh vực viễn thông và đang được các nhà mạng đang thúc đẩy phát triển. Các nhà mạng cho hay, mục tiêu ra đời của Open RAN là để tạo điều kiện cho nhiều đối tác được tham gia...

Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 12/11, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Tuy nhiên, lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index rơi nhẹ 0,32% xuống 2.150 điểm. Trên thị trường nông sản, có đến 6 trên 7 mặt hàng chìm...

Mới nhất