Trang chủNewsNhân quyềnNhững chuyển biến đáng ghi nhận

Những chuyển biến đáng ghi nhận


Nỗ lực cũng như cam kết của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận tại các diễn đàn quốc tế hay đối thoại song phương về nhân quyền với các nước: Mỹ, EU, Australia…

Phòng, chống mua bán người ở Việt Nam: Những chuyển biến đáng ghi nhận
Ảnh minh họa. (Nguồn: cartoonmovement)

Những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 được đánh giá là mang tính đột phá, toàn diện, thể hiện quyết tâm của Việt Nam giải quyết vấn đề này thông qua hợp tác quốc tế đa phương.

Báo cáo tình hình mua bán người trên thế giới (TIP 2023) của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 15/6/2023, đánh giá tình trạng mua bán người tại 188 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó đã nâng xếp hạng Việt Nam từ Nhóm 3 lên “Nhóm 2 cần theo dõi”, phản ánh những kết quả tích cực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người, đặc biệt là điều tra, xét xử tội phạm mua bán người cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.

Hiệu quả của các chương trình phòng, chống mua bán người

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trong các chương trình phòng, chống mua bán người các giai đoạn, đều huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, các ban, bộ, ngành và mọi người dân, đồng thời nguồn lực đáng kể cho việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người hằng năm.

Đặc biệt, trong năm qua, công tác phòng, chống mua bán người được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ triển khai quyết liệt, nhất là chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống mua bán người năm 2022 và 2023; tăng cường các biện pháp công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người trong nội địa và ra nước ngoài…

Theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/7 được chọn là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”. Các đợt Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc (từ ngày 01/7-30/9 hằng năm) được triển khai rộng khắp, đã xác lập, điều tra, khám phá nhiều vụ án, đường dây tội phạm mua bán người (cả trong nội địa và ra nước ngoài); khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, kịp thời truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội mua bán người theo đúng quy định của pháp luật.

Trong năm 2022, lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra 90 vụ/247 đối tượng phạm tội mua bán người theo các tội danh được quy định Điều 150, Điều 151, Bộ Luật Hình sự, xác định được 222 nạn nhân bị mua bán liên quan đến các vụ án, tăng 13 vụ/98 đối tượng/72 nhân so với cùng kỳ năm 2021. Đã đưa ra xét xử 58 vụ/128 bị cáo phạm các tội danh liên quan đến mua bán người.

Riêng trong quý I/2023, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 56 vụ/150 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định 118 nạn nhân trong các vụ án, tăng 32 vụ/104 đối tượng so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp nhận, giải quyết 93 tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến tội phạm mua bán người, đưa ra xét xử 15/31 bị cáo.

Cùng với đó, Bộ Công an cũng đã tổ chức tổng kết chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người tại 08 địa phương, tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia.

Từ tháng 1/2023, các bộ, ngành liên quan đã tổ chức thống kê số liệu mua bán người theo biểu mẫu của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, làm cơ sở để xây dựng dữ liệu quốc gia về phòng, chống mua bán người. Hiện các bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; phối hợp với Phái đoàn tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) tổ chức Hội thảo với các chuyên gia trong và ngoài nước về nhu cầu, mục đích của việc thu thập dữ liệu về phòng, chống mua bán người.

Công tác phòng, ngừa tội phạm mua bán người được các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương đặc biệt chú trọng, lấy chủ trương phòng ngừa là chính, là căn bản trong triển khai các mặt công tác phòng, chống mua bán người. Đã lồng ghép nội dung phòng ngừa tội phạm mua bán người vào quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… Tổ chức tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống mua bán người với nhiều nội dung, hình thức phong phú.

Tăng cường phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Ngày 18/7/2022, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ký kết, triển khai Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Cùng với công tác đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với tội phạm mua bán người, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt trong phối hợp thực hiện xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân và theo nguyên tắc “lấy nạn nhân là trung tâm”.

Đáng chú ý, ngày 18/7/2022, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ký kết, triển khai Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán có sự chứng kiến của Đại diện Đại sứ quán Mỹ, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và một số cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người tại Việt Nam.

Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người (2011) đã bộc lộ một số điểm chưa tương thích cần phải sửa đổi, bổ sung. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người, Việt Nam đang tích cực lập Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Cùng với đó đã ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; tổ chức kiểm tra hàng chục nghìn lượt cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để chủ động phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và mua bán người; tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động mua bán người ra nước ngoài.

Hợp tác quốc tế và khu vực về phòng, chống mua bán người

Do mang tính xuyên quốc gia, tội phạm mua bán người đã trở thành vấn đề toàn cầu, một trong những thách thức an ninh phi truyền thống của tất cả các quốc gia, hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực về phòng, chống mua bán người là một nhu cầu tất yếu.

Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên của nhiều công ước, văn kiện pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tệ nạn mua bán người như: Công ước quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang, Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC), Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP), Kế hoạch hành động ASEAN về thực thi ACTIP, Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước TOC.

Việt Nam cũng tham gia Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự – thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên về di cư, đồng thời đã ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận này, với các giải pháp cụ thể và toàn diện nhằm ngăn ngừa nguy cơ mua bán người trong di cư quốc tế.

IOM
Ngày 9/8, Tổ chức Di cư quốc tế và Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoàn thành chuỗi Hội thảo Đánh giá giữa kỳ Kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực bảo vệ nạn nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hợp tác song phương, Việt Nam đã ký và tiếp tục triển khai có hiệu quả các Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trên thế giới, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bao gồm cả vấn đề mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em như Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam với Campuchia (2005), Lào (2010), Thái Lan (2008), Trung Quốc (2010) và Anh (2009) về phòng, chống mua bán người, trong đó duy trì họp thường niên với cơ quan thực hiện hiệp định, phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Đồng thời, Việt Nam tham gia và ký kết Văn kiện ghi nhớ và Kế hoạch hành động 06 nước Tiểu vùng sông Mekong (Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam).

Ngoài ra, Việt Nam đã ký 15 hiệp định song phương và 13 hiệp định tương trợ tư pháp về phòng, chống tội phạm với các nước, trong đó đều có nội dung phòng, chống tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ Chương trình ASEAN-ACT do Chính phủ Australia tài trợ.

Ngoài ra, Việt Nam thường xuyên trao đổi về chủ trương, thành tựu trong phòng chống mua bán người tại Đối thoại nhân quyền với EU, Australia… cũng như các buổi làm việc định kỳ với một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước Tiểu vùng sông Mekong (trong đó có Việt Nam) tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp. Số nạn nhân bị mua bán khoảng 11,7 triệu người (chiếm 70% số nạn nhân bị mua bán trên thế giới, trong đó 55% là phụ nữ, trẻ em gái; 45% là nam giới).

Các tổ chức quốc tế thường xuyên có các chương trình, dự án về phòng, chống mua bán người. Việt Nam đã tích cực tham gia hợp tác quốc tế về lĩnh vực này qua việc tham gia thực hiện các dự án như: “Đánh giá và đề xuất sửa đổi chính sách, kế hoạch chiến lược về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em giai đoạn 2001-2010”; “Hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” do UNICEF tài trợ; Dự án “Chống lạm dụng và bóc lột tình dục thanh, thiếu niên” do ESCAP tài trợ…

Việt Nam đã triển khai các dự án khu vực về phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em, bao gồm Dự án “Phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở tiểu vùng Mekong” do Liên minh các tổ chức quốc tế tài trợ, mã số RAS/98/H01, Dự án khu vực “Phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở tiểu vùng Mekong” do ILO/IPEC tài trợ.

Cả hai dự án đều tập trung vào các hoạt động thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức; điều tra đánh giá nguyên nhân, thực trạng tình hình; xây dựng các mô hình can thiệp; dạy nghề, tạo việc làm, hoà nhập cộng đồng cho những nạn nhân bị mua bán… nhằm mục tiêu chung là: ngăn chặn sự phát triển, giảm mức cao nhất tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em; khắc phục hậu quả của tệ nạn này.

Đồng thời, với việc triển khai hai dự án trên, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng triển khai thí điểm dự án “Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” tại hai tỉnh Đồng Tháp và Bà Rịa – Vũng Tàu, với kinh phí từ chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm.

Đồng thời, để ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong di cư quốc tế, đặc biệt là trong các hoạt động đưa người di cư trái phép, ngày 20/3/2020, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Việt Nam hiện đang xây dựng hồ sơ gia nhập Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000. Đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ mua bán người thông qua các hoạt động tội phạm đưa người di cư trái phép.

Các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết là những công cụ pháp lý quan trọng phục vụ cho việc ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố và trừng trị những kẻ mua bán người.

Trong thời đại kỹ thuật số, các loại tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đe dọa nghiêm trọng đến các nỗ lực bảo vệ quyền con người, gây nguy hiểm tới mạng sống của hàng nghìn người mỗi năm ở khắp các quốc gia, khu vực, tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay ngăn chặn nạn mua bán người là mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm biện pháp giảm thiểu các kênh di cư không chính thức

(NLĐO)- Cần tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu các kênh di cư không chính thức, phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép, mua bán người… ...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Năm người chết, hàng chục người mất tích trong vụ chìm tàu tại Hy Lạp

(CLO) Một thảm kịch đã xảy ra vào sáng sớm ngày 14/12 khi một chiếc tàu chở người di cư chìm ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 40 người khác được báo cáo là mất tích. ...

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/12/2024, phê duyệt khoản viện trợ phi dự án “Chiến dịch truyền thông mở rộng nhằm nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng đường biển” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tài trợ. Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng...

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ “Việt Nam trong ASEAN”

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đông đảo các khách mời quan tâm đến chủ đề thảo luận.

Giá vàng “chao đảo”, kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với “điểm rơi” của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng trong nước và quốc tế vừa trải qua một tuần chao đảo, tăng nhanh, giảm mạnh. Trong một năm được xác định bởi bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng và Bitcoin đã trở thành tâm điểm chú ý khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi ẩn náu trong các loại tài sản dự trữ. Chuyên gia nói gì về việc lựa chọn đầu tư trong năm 2025?

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ “luôn đáp trả mọi thách thức” đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều "sự hủy diệt" hơn nữa để trả đũa một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào một tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Kazan, miền Trung nước Nga một ngày trước đó. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine...

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025, trong đó kết hợp các giá trị truyền thống với cách tiếp cận hiện đại nhằm đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bài đọc nhiều

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Cùng chuyên mục

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

Mới nhất

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông (Lào Cai)

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông (Lào Cai) | 22/12/2024 ...

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ “Việt Nam trong ASEAN”

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đông đảo các khách mời quan tâm đến chủ đề thảo luận.

Thông tin mới nhất thời tiết dịp Noel và Tết Dương lịch trên cả nước

Dự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn. Chiều 22/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cập nhật diễn biến mới nhất thời tiết dịp Giáng sinh...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể và không bám theo hướng tuyến cũ. Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án...

Mới nhất