Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhững chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2023

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2023

Trong tháng 2 này, một loạt chính sách giáo dục nổi bật sẽ có hiệu lực trong đó, đáng chú ý là Sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh

Ngày 22/12/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 19/2022/TT-BGDĐT. Thông tư ban hành kèm danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường CĐ sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/2/2023 và thay thế Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/1/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Chính sách với viên chức thiết bị, thí nghiệm trong trường học

Ngày 28/12/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 21/2022/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập. Thông tư có hiệu lực từ 12/2/2023.

Theo Thông tư, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị, thí nghiệm là V.07.07.20.

Các nhiệm vụ của viên chức thiết bị, thí nghiệm được quy định tại Thông tư này gồm:

Quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị; lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị; sửa chữa những thiết bị đơn giản.

Lập kế hoạch sử dụng, mua sắm, sửa chữa thiết bị của nhà trường; báo cáo và đề xuất với hiệu trưởng nhà trường phương án thanh lý, tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng, hết hạn sử dụng.

Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thiết bị, thí nghiệm. Chủ trì các nội dung sinh hoạt chuyên đề về thiết bị, thí nghiệm ở trường. Chủ trì thực hiện việc khai thác phần mềm ứng dụng quản lý thiết bị. Chủ trì việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, thiết bị đơn giản với vật liệu dễ kiếm ở địa phương.

Phối hợp với giáo viên chuẩn bị các thiết bị, hóa chất và vật liệu cần thiết trong các bài thực hành, thí nghiệm; đảm bảo các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm.

Phối hợp tổ chức, đánh giá các cuộc thi khoa học kỹ thuật của học sinh có liên quan đến thí nghiệm từ cấp trường trở lên. Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2023 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Viên chức thiết bị, thí nghiệm cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học). Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị, thí nghiệm theo quy định.

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị, thí nghiệm áp dụng bảng lương viên chức loại A0 tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Chính sách với viên chức giáo vụ

Ngày 28/12/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2/2023. Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập.

Theo Thông tư, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ là V.07.07.21.

Viên chức giáo vụ có nhiệm vụ: Lập kế hoạch, thực hiện công tác giáo vụ hàng năm của nhà trường; báo cáo định kỳ, thường xuyên theo quy định. Quản lý, theo dõi hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường liên quan đến học sinh. Phối hợp thực hiện công tác tuyển sinh và các nhiệm vụ được giao liên quan đến thi, kiểm tra, đánh giá học sinh. Phối hợp với giáo viên, nhân viên trong nhà trường quản lý, theo dõi học sinh hàng ngày; tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, viên chức giáo vụ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ). Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ theo quy định.

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ mã số V.07.07.21 quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Ban hành Điều lệ trường Cao đẳng sư phạm

Ngày 30/12/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 23/2022/TT-BGDĐT quy định Điều lệ trường CĐ sư phạm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2023.

Theo Thông tư, Điều lệ trường CĐ sư phạm quy định về: Mục tiêu và sứ mạng; nhiệm vụ và quyền hạn của trường CĐ sư phạm; tổ chức và quản lý trường CĐ sư phạm; tổ chức các hoạt động đào tạo; nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên, cán bộ quản lý và người học; tài chính và tài sản của trường CĐ sư phạm; quan hệ giữa trường CĐ sư phạm với gia đình người học và xã hội.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2023 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trường CĐ sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ CĐ và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước.

Mục tiêu và sứ mạng của trường CĐ sư phạm được cụ thể hóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của trường CĐ sư phạm, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Ngày 28/12/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT, hiệu lực từ 20/2/2023. Thông tư này ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, bao gồm: tổ chức bộ máy; hoạt động; giáo viên, nhân viên; trẻ em, học sinh và học viên; tài chính và tài sản; quan hệ giữa Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập với các cơ quan, tổ chức khác.

Theo Thông tư, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Sở GD&ĐT quản lý, được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.

Nhiệm vụ của Trung tâm là đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.

Đồng thời, hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng. Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp…

Sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Ngày 11/1/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 21/2/2023.

Những sửa đổi liên quan đến: Đối tượng và điều kiện dự thi; số lượng thí sinh; hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia…

Cụ thể, theo Quy chế sửa đổi, đối tượng và điều kiện dự thi là thí sinh là học sinh đang học ở cấp THPT, có xếp loại hạnh kiểm (hoặc rèn luyện) và học lực (hoặc học tập) từ khá trở lên theo kết quả cuối kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2023 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Số lượng thí sinh trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định như sau: Đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội) có tối đa 6 thí sinh. Đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 2 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp được Bộ GD&ĐT xét tăng đến tối đa 10 thí sinh.

Đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội có tối đa 12 thí sinh. Đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 2 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp được Bộ GD&ĐT xét tăng đến tối đa 20 thí sinh.

Thông tư số 02/2003/TT-BGDĐT cũng sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 18 về hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Theo đó, yêu cầu học bạ chính của cấp học (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức trước khi kết thúc học kỳ I của năm học); hoặc phiếu xác nhận xếp loại hạnh kiểm (hoặc rèn luyện) và học lực (hoặc học tập) của học kỳ liền kề với kỳ thi của từng thí sinh, có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức ngay sau khi kết thúc học kỳ I của năm học).

Điều khoản chuyển tiếp: Số lượng thí sinh trong đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 tiếp tục giữ ổn định theo số lượng thí sinh được đăng ký tối đa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022.

Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

Ngày 6/1/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 1/2023/TT-BGDĐT, hiệu lực thi hành từ 22/2/2023. Thông tư ban hành kèm Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Cụ thể, Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, bao gồm: Tổ chức, bộ máy; tổ chức hoạt động giáo dục; giáo viên và nhân viên; học viên; tài chính và tài sản; quan hệ giữa trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên với cơ quan, tổ chức khác.

Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT; hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên là tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo. Trong đó có: Chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (bao gồm: Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông).

Trung tâm cũng tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực: Giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật, môi trường, sức khỏe, kinh tế, tài chính; các chương trình giáo dục kỹ năng; các chương trình chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp bao gồm: Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho căn hộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi; bồi dưỡng thường xuyên giáo viên…

Trung tâm cũng có nhiệm vụ điều tra nhu cầu học tập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở GD&ĐT, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

Phối hợp với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên khác trên địa bàn để thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục hỗ trợ khác theo nhu cầu của người học, của các nhà trường.

Thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp hoặc liên kết đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; liên kết đào tạo đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT…

VTV

 

Cùng chủ đề

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

Tăng mạnh đến 2.200 đồng/kg, mốc 140.000 đồng được thiết lập

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 139.500 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. ...

Tuyên Quang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ...

Cầu Vĩnh Thịnh dài nhất Việt Nam trên địa phận Hà Nội

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Thịnh đang giữ kỷ lục là cầu vượt sông dài nhất của đất nước. Cây cầu là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hoạt động đến nay đã tròn 10 năm. Đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Chiều dài tổng thể...

Hoàn thành cơ bản phần xây dựng nhà ga hành khách Sân bay Long Thành trước tháng 12/2025

Hiện khối lượng thực tế hoàn thành tại Gói thầu 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã đạt 10.110 tỷ đồng. Hoàn thành cơ bản phần xây dựng nhà ga hành khách Sân bay Long Thành trước tháng 12/2025Hiện khối lượng thực tế hoàn thành tại Gói thầu 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ăn đào có béo không? Những lưu ý quan trọng khi ăn đào

Đào là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều thông tin về loại quả này không phải ai cũng nắm bắt được hết. Vậy loại quả này chứa những thành phần dinh dưỡng nào? Ăn đào có béo không?...

Tham khảo mẹo hay nấu cháo thịt bò rau ngót bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Cháo thịt bò rau ngót là một món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng, rất phù hợp cho trẻ nhỏ. Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ hãy tham khảo ngay những...

Ăn đu đủ có béo không? Gợi ý cách ăn tốt cho sức khỏe

Đu đủ là một loại trái cây được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị ngọt thanh mát mà còn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người có cùng thắc mắc rằng ăn đu đủ có béo không? Trong bài viết dưới đây...

Thảnh thơi nội soi cùng ưu đãi miễn phí làm sạch đại tràng tại nhà từ MEDLATEC

Làm sạch đại tràng là bước quan trọng trước khi nội soi đại tràng. Nhằm tối ưu hóa thời gian, tiết kiệm chi phí và mang đến trải nghiệm thoải mái, tiện lợi cho người dân, MEDLATEC cung cấp dịch vụ “Làm sạch đại tràng tại nhà” với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc...

Chấm dứt tình trạng viêm mũi xoang tái phát kéo dài 1 năm bằng phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi

Hơn 1 năm trở lại đây, nam thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội trải qua biết bao đợt khó chịu như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu… đã điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ. Đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sau khi tìm chính xác nguyên nhân, bệnh...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Ca sĩ Ngọc Châm đã công bố liveshow nhân kỷ niệm chặng đường hơn 20 năm ca hát, 10 năm cô sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm Vàng son một thuở.Tổng đạo diễn chương trình, nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ, đã chọn những ca khúc hay, phù hợp giọng hát của nữ ca sĩ. Sẽ có khoảng 20 ca khúc, được chia thành ba chương, tương ứng với chặng đường hoạt động...

Cùng chuyên mục

Về Bến Tre nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tới sớm… 3 tiếng

900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng nay 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre. ...

‘Chè Việt – Di sản và tương lai”: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam.

Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do...

Chú rể tặng cô dâu một chiếc tạp dề giữa đám cưới, hành động sau đó gây tranh cãi không ngớt

Nhiều người tỏ ra bối rối, thậm chí định chỉ trích chú rể vì món quà này. ...

Khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ 10 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ” đã khai mạc tại Quảng trường trung tâm thị trấn Đồng Văn (Hà Giang). ...

Mới nhất

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ...

Biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Tối 9/11, lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2024 đã diễn ra tại Khu di tích danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. ...

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Nhu cầu tìm nhà cung ứng linh, phụ kiện của tập đoàn nước ngoài đang rất lớn Theo bà Nguyễn...

Bất ngờ với bóng đèn 16 triệu màu, tiết kiệm điện tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Gian hàng Signify thu hút đông đúc khách tham quan tại ngày hội Việt Nam Xanh với dàn bóng đèn triệu sắc màu. Đặc biệt, các sản phẩm bóng đèn tại ngày hội được giảm giá đến 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững. ...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân,...

Mới nhất