Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững 'chiến binh' thầm lặng nuôi con mắc bệnh hiếm

Những ‘chiến binh’ thầm lặng nuôi con mắc bệnh hiếm


Chị Q. đang tập vật lý trị liệu cho con - Ảnh: Gia đình cung cấp

Chị Q. đang tập vật lý trị liệu cho con – Ảnh: Gia đình cung cấp

“Khi biết con mắc bệnh hiếm, tôi đã suy sụp hoàn toàn. Ngay cả trong giấc ngủ cũng khó quên được nỗi đau này” – chị P.T.N.N. (33 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) kể lại những phút giây đau khổ nhất cuộc đời chị.

Mình muốn cứu con! Mình chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu con…

Chị T.T.T.Q. đang vận động gây quỹ để cứu con trai 3 tuổi

Sẽ chăm sóc đến khi con còn ở bên

Suốt trong 9 tháng 10 ngày mang thai, sức khỏe của chị N. và thai nhi hoàn toàn bình thường.

Khi con gái chị ra đời, bé vẫn bình thường như bao bé sơ sinh khác. Thế nhưng, chỉ sau 3 ngày tuổi, bé thở yếu bất thường. Các bác sĩ nghi ngờ bé bị viêm phổi hoặc rối loạn chuyển hóa nên chuyển bé sang Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.

Tại đây, bác sĩ cho bé làm xét nghiệm và chẩn đoán bé bị rối loạn chuyển hóa chất đạm.

“Lần đầu có con, tôi chưa từng biết đến căn bệnh này. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ căn bệnh này giống kiểu rối loạn tiêu hóa. Sau đó, tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu. Càng đọc càng thấy mình suy sụp!”, chị N. kể lại.

Con chị N. được xuất viện sau gần 2 tháng nằm viện điều trị. Từ khi được xuất viện đến lúc 17 tháng tuổi, con chị phát triển gần như một đứa trẻ bình thường. Lúc này, hai vợ chồng chị N. lại có rất nhiều hy vọng.

Chị cho rằng “con mình mắc bệnh hiếm, bệnh nặng nhưng nếu mình chăm sóc tốt, con vẫn có thể phát triển, chỉ là sẽ phát triển chậm hơn các bạn cùng tháng tuổi”.

17 tháng tuổi, con đã biết vịn tay để đứng lên, đã biết nói những tiếng đầu tiên thật đáng yêu “ba… ba” và còn bắt đầu mọc mấy cái răng. Tuy nhiên, chính trong thời điểm ba mẹ đang đặt rất nhiều hy vọng này, con lại bị “vô cơn cấp” – tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Con được ba mẹ đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu, nhưng đã bị tổn thương não. Ngày được xuất viện, con như một đứa trẻ hoàn toàn khác.

Con không thể ngồi, không đi đứng được nữa. Con chỉ nằm và khóc. Ban đêm con cũng không ngủ được, con giật mình suốt, con đã phải uống thêm thuốc hỗ trợ an thần. Cũng từ thời gian này trở đi con nhập viện, ra viện liên tục.

Sức khỏe con không tốt, chị N. ngày càng phải dành nhiều thời gian chăm con hơn. Đến giờ chị cũng đã nghỉ làm để ở nhà chăm con. Kinh tế gia đình một tay chồng chị lo liệu.

Chế độ ăn của con phải chế biến theo hướng dẫn của khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1. Rau, thịt, cá cần phải cân chính xác xem bao nhiêu gam trước khi chế biến món ăn cho bé.

Do con ăn qua một chiếc ống được gắn qua lỗ mũi đi thẳng xuống dạ dày nên sau khi chế biến món ăn chị N. phải xay nghiền đồ ăn và bơm vào ống cho con ăn.

Không nói được tiếng nào nhưng con giao tiếp với ba mẹ qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười. Chăm con gần 3 năm qua, chị N. đã hiểu được con muốn gì, con vui hay buồn… Mỗi lần thấy con vui cười, ánh mắt nhìn mẹ âu yếm, chị thấy vui cùng con.

Theo thời gian chị N. đã chấp nhận được sự thật này và chị xác định sẽ là chỗ dựa vững chắc của con đến một ngày nào đó con còn ở bên chị.

Con gái chị N. (đeo nơ đỏ trên đầu) được BS Nguyễn Thị Thanh Hương - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - bế trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Con gái chị N. (đeo nơ đỏ trên đầu) được BS Nguyễn Thị Thanh Hương – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 – bế trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: THÙY DƯƠNG

Hai con cùng mắc bệnh hiếm

“Tôi sinh bé gái đầu lòng vào năm 2009 và chỉ 3 năm sau con gái mất. Ngày đó, bác sĩ chưa thể tìm ra bệnh cho con tôi” – chị P.T.P. (49 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) kể.

Hai năm sau, một bé trai ra đời cũng có triệu chứng như chị. Lúc đầu sinh ra, con trai chị P. vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng đến ngày thứ năm bắt đầu có dấu hiệu ngủ li bì, bị ngộ độc sữa.

Chị P. đưa bé đến một bệnh viện nhi trong TP khám, bác sĩ nói không sao. Hai hôm sau, chị lại đưa bé đến bệnh viện khám tiếp. Lần này, bác sĩ cho nhập viện tại khoa sơ sinh. Bác sĩ khám, làm các xét nghiệm máu kiểm tra vẫn không tìm thấy gì bất thường.

Chiều hôm đó, bé ngưng thở, các bác sĩ phải cấp cứu, sau đó ra viện. Lần sau đó lại phải nhập viện khoa thần kinh…

Vì đứa con thứ hai có những triệu chứng giống hệt như bé đầu nên chị P. luôn trong tâm trạng rất lo lắng. Chị lên mạng tìm đọc các bài báo viết về bệnh ở trẻ sơ sinh.

Chị đọc được thông tin một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội đã điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh hiếm có triệu chứng giống hệt như con chị nên liên hệ với bác sĩ và ngày hôm sau chị đã bay ra Hà Nội.

Lúc này, con chị được 7 tháng tuổi. Dù chưa làm xét nghiệm, chỉ nhìn gương mặt con, nghe kể các triệu chứng, bác sĩ nói 90% con chị bị rối loạn chuyển hóa chất đạm.

Mẫu xét nghiệm của con chị phải gửi qua Pháp. Kết quả xét nghiệm cho thấy con chị mắc bệnh như bác sĩ dự đoán trước đó.

Sau rất nhiều ngày lo lắng về căn bệnh của con trai, giờ con được tìm ra bệnh, chị P. tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Vui vì con đã được tìm ra bệnh, nhưng buồn vì con mắc căn bệnh hiếm này.

Từ đó đến nay, gia đình chị tuân thủ những chế độ điều trị của các bác sĩ. Sau này, con chị theo điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Con trai chị P. 11 tuổi được ba bồng trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Con trai chị P. 11 tuổi được ba bồng trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: THÙY DƯƠNG

Chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu con

Đó là chị T.T.T.Q. (36 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM). Chị Q. đang tự đi vận động gây quỹ với hy vọng tìm cho con trai một cơ hội sống.

Con trai chị, bé H.B.M.V., 3 tuổi, mắc bệnh teo cơ tủy sống.

Trước đó, cũng như những bé mắc căn bệnh này, bé V. không chịu lật người, không chịu nhấc đầu lên khi nằm sấp. Chị Q. đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh teo cơ tủy sống. Lúc này, con trai chị được 10 tháng tuổi.

“Mình vẫn nhớ như in ngày nhận kết quả xét nghiệm của con. Mình chỉ biết khóc và gần như gục ngã khi bác sĩ nói rằng bệnh của con hiện tại Việt Nam không có thuốc chữa, con có thể không sống qua được 2 tuổi hoặc nếu có thể sống tiếp thì vĩnh viễn không thể đi lại được”, chị Q. kể.

Vợ chồng chị Q. đã tìm kiếm rất nhiều chương trình cũng như các tổ chức, bệnh viện trong và ngoài nước để mong con có thể tiếp cận được với thuốc, điều trị sớm nhất khi còn có thể.

Tưởng như hy vọng đã mỉm cười khi con được tham gia chương trình bốc thăm tài trợ thuốc Zolgensma của Mỹ (trị giá 2 triệu USD, tương đương 50 tỉ đồng) nhưng hơn một năm chờ đợi vẫn không có phép màu nào đến với con.

Ngày con tròn 2 tuổi, chị Q. nhận được thông báo rằng con chị bị loại khỏi chương trình vì chương trình chỉ dành cho các bé dưới 2 tuổi.

“Mọi hy vọng như sụp đổ, tim mình thắt lại khi nhìn quá trình mà con bé nhỏ của mình đã chiến đấu hơn 2 năm qua. Nhưng nếu con đã kiên cường sống thì tại sao người mẹ như mình lại bỏ cuộc?”, chị Q. xúc động chia sẻ.

Hy vọng một lần nữa lại được mở ra khi chị Q. nhận được thông tin là thuốc Zolgensma đã được chấp thuận điều trị cho trẻ teo cơ tủy trên 2 tuổi ở Mỹ và một số nước châu Âu cũng duyệt cho trẻ với cân nặng trong quy định.

Chị đã liên hệ với một bệnh viện ở Dubai và được xác nhận rằng bệnh viện chấp nhận điều trị cho trẻ trên 2 tuổi với cân nặng dưới 21kg.

“Mình như người đang đuối nước mà nhận được một cái phao giữa biển. Mình muốn cứu con! Mình chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu con…”.

Tại Việt Nam, có 100 bệnh hiếm đã được ghi nhận với 6 triệu người mắc bệnh, trong đó 58% xuất hiện ở trẻ em. Và hẳn là không có gì có thể đong được lòng yêu thương và niềm hy vọng của tình mẹ ở những người mẹ đang chăm sóc con mang bệnh hiếm như chị N., chị P., chị Q…

Chị P.T.P. chia sẻ đến nay con đã 11 tuổi nhưng vợ chồng chị lúc nào cũng phải chăm con như chăm một bé mới được 2-3 tháng tuổi. Luôn phải có một người ở bên con 24/24 giờ, kể cả lúc ngủ.

Lúc ngủ con hay bị giật mình nên lúc đó cha mẹ phải ở bên để nắm tay con.

“Dù vậy nhưng con rất thích được ba mẹ đưa đi chơi. Chỉ cần hiểu sắp được đi chơi, con sẽ ngóc đầu dậy và giơ hai tay lên. Tối nào vợ chồng tôi cũng thay nhau đưa con đi dạo chơi để con ngắm cảnh siêu thị, phố phường”, chị P. kể.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

NDO - Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ. Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng...

Ho khan cả tháng, cụ ông đi khám bỗng phát hiện mắc bệnh hiếm

Ho khan kéo dài suốt cả tháng nhưng dùng thuốc vẫn không đỡ, ông...

Điều trị thành công cho người mắc bệnh hiếm trên thế giới

Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho ca bệnh hiếm gặp thứ 10 trên thế giới. Sau gần 200 ngày với 2 đợt nhập viện, bệnh nhân Nguyễn Quốc T. mắc bệnh Pemphigus á u đồng thời có khối u lớn sau phúc mạc kích thước khoảng 136x65x131mm đã được cứu sống và điều trị thành công. Ảnh minh họa Dù...

Bệnh nhi nhiễm amip “ăn não” hiếm gặp, hôn mê sâu

Một bệnh nhi 10 tháng tuổi bị nhiễm amip “ăn não” đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Loại bệnh hiếm gặp này có thể dẫn đến tử vong trong 95% các trường hợp. Ngày 31-5, PGS-TS, BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trẻ nhập viện với triệu chứng sốt cao, nôn ói nhiều và lừ đừ. ...

Bảo hiểm y tế chi trả hơn 4,46 tỉ đồng cho bé 6 tuổi mắc nhiều bệnh cùng lúc

Ngày 20-5, thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết vừa qua, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí điều trị cho nhiều nhóm bệnh hiểm nghèo như tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… Đây là các nhóm bệnh phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, chi phí điều trị lớn.Thực tế nhiều trường hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công binh Việt Nam – Ấn Độ phối hợp rà phá mìn đảm bảo cho lực lượng gìn giữ hòa bình

Lực lượng công binh Việt Nam và Ấn Độ đã phối hợp cùng nhau để thực hành rà phá mìn, vật liệu nổ, đảm bảo an toàn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh: Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia khảo sát

Chỉ thống thông thạo tiếng Anh EPI của Việt Nam năm 2024 giảm so với năm 2023, dẫn đến sự tuột bậc trên bảng xếp hạng. Ông Mark Do, giám đốc EF Education First tại Việt Nam, cho biết EF phân tích thấy trình...

Cà phê – thức uống nhiều lợi ích tiềm năng

Cà phê là một trong những thức uống được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng cà phê chứa chất kích thích có thể ảnh hưởng chức năng tuyến giáp. Thực tế đây là thức uống nhiều lợi ích tiềm năng. ...

Ông Trump chọn thêm quan chức phụ trách nhập cư, từng là nông dân

Truyền thông Mỹ khẳng định nữ Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem đã được ông Trump chọn làm bộ trưởng An ninh nội địa trong chính phủ sắp tới. Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem (phải) được truyền thông Mỹ khẳng định sẽ đảm nhiệm vị trí bộ trưởng An ninh nội địa - Ảnh: REUTERS Ngày 12-11, báo Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thống đốc bang South...

Công binh, quân y, không quân Việt Nam thực hành ứng phó thảm họa tại Ấn Độ

Ngày 12-11, diễn tập song phương Việt Nam - Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc 2024 (VINBAX 2024) tại Ấn Độ tiếp tục với các hoạt động trong giai đoạn huấn luyện kỹ năng chuyên ngành. Theo thông tin từ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

Cà phê – thức uống nhiều lợi ích tiềm năng

Cà phê là một trong những thức uống được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng cà phê chứa chất kích thích có thể ảnh hưởng chức năng tuyến giáp. Thực tế đây là thức uống nhiều lợi ích tiềm năng. ...

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của quế

Quế là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền có tính ấm, kháng khuẩn, trị cảm lạnh... Ngoài ra, các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy quế có nhiều tác dụng trị bệnh, phòng ngừa...

Trường hợp nào được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Câu hỏi: Tôi muốn biết những trường hợp nào được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như hồ sơ thủ tục cần những gì, nộp tại đâu? – bà Lê Ngân Hoa (Thanh Trì, Hà Nội). BHXH Hà Nội trả lời: Căn cứ Điều 31, Luật BHYT hợp nhất và các Điều 28, 29, 30, NĐ 146/2018/NĐ-CP, 1. Các trường hợp được thanh toán trực tiếp bao gồm: - Trường hợp khám chữa bệnh...

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻ?

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻLương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly nước, uống hai lần một ngày. Trong trường hợp mắc bệnh...

Dấu hiệu bất thường vào buổi sáng cảnh báo nguy cơ mắc ung thư

Khàn tiếng, khó thở dai dẳng Ung thư phổi thường gây khàn giọng và khó thở cũng như cảm giác thắt chặt ở cổ họng. Điều này càng dễ nhận ra hơn vào buổi sáng sớm, khi mà cơ thể vừa mất nước sau một đêm ngủ dài. Đương nhiên, ban đêm khi nhiệt độ giảm xuống triệu chứng khàn giọng cũng có thể rõ ràng hơn. Cảm giác khó thở do khối u phổi cũng thường xảy ra hoặc...

Mới nhất

Lào Cai: Tập trung “chữa lành lá phổi xanh” sau thiên tai

Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm "chữa lành lá phổi xanh”...

Nơi yêu thương được bồi đắp

Trường học hạnh phúc là một dự án của UNESCO khởi động từ năm 2014 và nhiều năm qua đã được triển khai rộng rãi ở tất...

Điểm danh những ứng viên đã được chọn tham gia chính quyền Trump 2.0

Ông Donald Trump sẽ quay lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 trong nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống đắc cử đã nhanh chóng lựa chọn quan chức đảm nhiệm các vai trò chủ chốt trong chính quyền sắp tới của mình. Chỉ vài ngày sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ngày 5/11, ông Trump đã bổ nhiệm...

Người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế

Sau gần 6 năm học ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Ko Dong Hyun đã tốt nghiệp tiến sĩ...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, cường độ suy yếu dần

(ĐCSVN) – Hôm nay (13/11), Bão số 8 đi lên bắc Biển Đông, Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa. Miền Bắc sáng có sương mù, trời nắng; miền Nam có mưa rào và dông vài nơi. ...

Mới nhất