Trang chủNewsThế giớiNhững ai sẽ có mặt trong nội các nếu bà Kamala Harris...

Những ai sẽ có mặt trong nội các nếu bà Kamala Harris trở thành Tổng thống?

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chính thức được phê chuẩn là ứng cử viên của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tháng 11 tới và đang có được sự ủng hộ nhất định của cử tri qua nhiều cuộc thăm dò. Một câu hỏi quan trọng đang được quan tâm là những ai sẽ có mặt trong nội các nếu bà trúng cử?

Những ai sẽ có mặt trong nội các nếu Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành Tổng thống?
Bộ đôi Kamala Harris và Tim Walz khởi động chiến dịch tranh cử ở Philadelphia. (Nguồn; Reuters)

Ngày 22/8, trong các bữa tiệc cocktail và trao đổi riêng bên hành lang kỳ Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ diễn ra từ ngày 19-22/8 tại Illinois, Chicago, giới chức Mỹ đang cố tìm kiếm đáp án cho một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng: Ai sẽ được Kamala Harris lựa chọn đưa vào Nội các nếu bà thắng cử?

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã lập một bản danh sách sớm những ứng cử viên nổi bật dựa trên các cuộc trao đổi với giới chức cấp cao Dân chủ ở Chicago và Washington. Danh sách cho thấy bà Harris muốn gây dựng một đội ngũ của riêng mình và nhiều quan chức cấp cao hiện hành trong chính quyền Biden có thể sẽ không xuất hiện tại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới nếu ứng viên Harris thắng cử.

Ai sẽ vào Nhà Trắng?

Chánh Văn phòng là một trong những vị trí quan trọng nhất tại Nhà Trắng. Các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này, theo WSJ, gồm có Minyon Moore, một đồng minh của Harris và là người tổ chức, điều hành Đại hội đảng Dân chủ trong tuần này. Bên cạnh đó, là cựu Bộ trưởng Bộ Lao động Marty Walsh, bạn của Harris khi cả hai làm việc cùng nhau trong chính quyền Biden và các nhân vật khác như cựu Hạ nghị sỹ Cedric Richmond, Lorraine Voles – đương kim Chánh văn phòng của bà Harris và Eric Holder, cựu Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Obama cũng là những nhân vật có thể trở thành Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Những bộ óc kinh tế được bà Harris đặt niềm tin gồm có: Cựu quan chức Bộ Tài chính Brian Nelson; Mike Pyle – cựu phụ tá của bà Haris và cũng là cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia đặc trách các vấn đề kinh tế dưới thời Biden. Gene Sperling – cựu cố vấn kinh tế của Biden, Deanne Millison, cựu cố vấn trưởng về kinh tế của Harris và Rohini Kosoglu, cựu cố vấn chính sách nội địa của Harris cũng có thể được cất nhắc.

Tất cả những người này đều được coi là ứng cử viên cho các vị trí trong chính quyền Harris.

Nelson, Pyle và Millison có thể được chọn làm Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia (NEC), hoặc một người khác là cựu Phó Giám đốc NEC Bharat Ramamurti, người từng có dịp làm việc với Phó Tổng thống Harris trong tiến trình thảo luận miễn nợ cho sinh viên. Những ứng cử viên cho vị trí đứng đầu Hội đồng Chính sách Nội địa tại Nhà Trắng (DPC) gồm có Kosoglu và Jennifer Klein – Giám đốc Hội đồng chính sách về giới tại Nhà Trắng.

Emmy Ruiz, cựu cố vấn của Harris trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 và hiện là chiến lược gia chính trị cấp cao tại Nhà Trắng, cũng được kỳ vọng sẽ nắm một vị trí cao cấp tại Nhà Trắng nếu bà Harris thắng cử.

Đối nội và kinh tế

Đối với ghế Bộ trưởng Tài chính, bà Harris có thể xem xét lựa chọn Wally Adeyemo – Thứ trưởng đương nhiệm tại bộ này; hoặc là Nelson. Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cũng được cho là phù hợp cho chức Bộ trưởng Tài chính, trong khi cấp phó đương nhiệm của bà là Don Graves có thể là ứng cử viên tiềm tàng cho ghế Bộ trưởng Thương mại.

Nếu được chọn, bà Raimondo có thể dễ dàng được Thượng viện thông qua hơn, do bà giành được ủng hộ của một số Thượng nghị sỹ Cộng hòa. Thượng nghị sỹ Dân chủ Laphonza Butler, người đứng đầu nghiệp đoàn lao động ngành y tế-chăm sóc sức khỏe lớn nhất tại California, được đánh giá là ứng cử viên tiềm tàng cho vị trí Bộ trưởng Bộ Lao động.

Neera Tanden, Giám đốc DPC trong chính quyền Biden nổi lên là đề cử hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS). Kavita Patel, một bác sỹ và là cựu quan chức Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama, có thể là ứng cử viên cho một cương vị cấp cao tại HHS. Một người dễ có cơ hội trở thành Bác sỹ Nhà Trắng là Nadine Burke Harris, cựu bác sỹ bang California.

Trên cương vị Phó Tổng thống, Kamala Harris đã xây dựng được quan hệ với giới giám đốc điều hành và người đứng đầu các doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức tiệc tối cá nhân với khách mời là doanh nhân tại khu dinh thự riêng Naval Observatory. Bà có thể lựa chọn một số nhân vật này đảm nhận chức vụ trong chính quyền, dù các cố vấn cho biết Harris hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Thảo luận nội bộ trong giới chức Dân chủ cho thấy Blair Efron, nhà tài chính phố Wall kiêm người đồng sáng lập ngân hàng đầu tư Centerview Partners, là ứng cử viên tiềm tàng cho chức Bộ trưởng Tài chính hoặc Bộ trưởng Thương mại. Bà Harris cũng có quan hệ thân thiết với cựu Giám đốc điều hành Charles Phillips, đồng chủ tịch Liên minh kinh tế vì người da màu (Black Economic Alliance); Chủ tịch tập đoàn Microsoft Brad Smith; cựu Giám đốc điều hành tập đoàn American Express Ken Chenault. Chính Chenault là người xuất hiện và có bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ trong tuần này, làm dấy lên những đồn đoán về khả năng ông sẽ có vị trí cao trong chính quyền nếu bà Harris thắng cử.

Tư pháp, Cố vấn pháp lý và An ninh quốc gia

Từng là một công tố viên, bà Kamala Harris nhiều khả năng sẽ hào hứng trước việc bổ nhiệm luật sư làm Bộ trưởng Tư pháp và Văn phòng cố vấn pháp lý Nhà Trắng.

Những ứng cử viên tiềm năng cho hai vị trí này gồm có: Cựu Thượng nghị sỹ Doug Jones; cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp dưới thời Barack Obama Sally Yates và Vanita Gupa – người phụ nữ da màu đầu tiên có vị trí cấp cao tại Bộ Tư pháp.

Những gương mặt có thể đảm nhận vai trò cao cấp tại Bộ Tư pháp và Văn phòng Cố vấn pháp lý Nhà Trắng còn có Kristine Lucius – cố vấn của bà Harris và là cựu cố vấn trưởng tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện; luật sư Karen Dunn, người trợ giúp bà Harris chuẩn bị các phiên tranh luận và Josh Hsu, cựu cố vấn của bà Harris.

Giới cố vấn của cả ông Biden và bà Harris đều nhận định ít nhất một vài quan chức phụ trách an ninh quốc gia đương nhiệm sẽ có được vị trí nổi bật. Nhưng chính bà Harris có thể cũng muốn lựa chọn người của chính mình. Phil Gordon, Cố vấn An ninh quốc gia của Harris, nổi lên là một ứng cử viên nặng ký cho vị trí quan trọng tại Nhà Trắng nếu như bà Harris trở thành chủ nhân Nhà Trắng.

Giới quan chức đương nhiệm và cựu quan chức cho rằng Gordon – chuyên gia về Trung Đông và châu Âu, đã làm tốt phần việc cố vấn cho Phó Tổng thống, giúp văn phòng của bà Harris kết nối chặt chẽ với đội ngũ cố vấn, phụ tá của Tổng thống Biden. Gordon đã tham gia nhiều cuộc họp gần đây tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng, thảo luận về đàm phán ngừng bắn Israel-Hamas cũng như khả năng Iran tấn công Israel.

Ai sẽ là Ngoại trưởng?

Thượng nghị sỹ Dân chủ Chris Murphy được coi là ứng cử viên cho chức Ngoại trưởng. Ông Chris Murphy và bà Harris có cùng quan điểm trong nhiều vấn đề khi có quãng thời gian hoạt động cùng nhau tại Thượng viện, nhất là nỗ lực chấm dứt cuộc chiến ở Yemen. Hai người sau đó tiếp tục giữ kênh liên lạc thường xuyên.

Tom Nides, người trước đây từng có vị trí hàng đầu tại Bộ Ngoại giao và là Đại sứ Mỹ ở Israel, cũng là một gương mặt phù hợp cương vị quan trọng về an ninh quốc gia. Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns cũng có thể được chọn làm Ngoại trưởng, điều này cho thấy Harris muốn sợi dây kết nối với chính quyền tiền nhiệm Joe Biden.

Thượng nghị sỹ Chris Coons, bạn thân của ông Biden, được coi là gương mặt nổi bật hàng đầu cho vị trí Ngoại trưởng, nhưng chưa rõ liệu bà Harris có lựa chọn ông cho cương vị này hay không.

Theo giới quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Nhà Trắng, thì Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ không còn đảm nhận vai trò hiện tại trong chính quyền mới do Kamala Harris đứng đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng là ghế chưa rõ ràng hơn cả. Trong nhiều năm, Thượng nghị sỹ Jack Reed và Michèle Flournoy thường xuyên được nhắc tới là ứng cử viên cho chức vụ này. Nhưng hiện chưa rõ liệu bà Harris có để ý tới họ hay không. Christine Wormuth, Bộ trưởng Lục quân Mỹ, cũng có thể là một lựa chọn khác.

Nhưng tất cả, chỉ mới là dự đoán, kể cả việc Phó Tổng thống Kamala Harris có trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ hay không!





Nguồn: https://baoquocte.vn/nhung-ai-se-co-mat-trong-noi-cac-neu-ba-kamala-harris-tro-thanh-tong-thong-283865.html

Cùng chủ đề

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới & Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman – 55 tuổi, một công dân Mỹ gốc Do Thái đang sinh sống tại Mỹ – người đã từng tham gia vận động tranh cử trong nhiều kỳ bầu cử Tổng thống và đã đoán trúng ứng viên Donald Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm nay.

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump trong cuộc bầu cử qua, phát biểu khi xuất hiện trên chương trình trực tuyến của Tucker Carlson, phát sóng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Cùng chuyên mục

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường hoạt động khai thác dầu khí và khai khoáng, đồng thời rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. ...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Mới nhất

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm:...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình,...

Mới nhất