Ung thư da là một bệnh ác tính, xảy ra khi các tế bào da phát triển không kiểm soát, chủ yếu do tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Ung thư da là một bệnh ác tính, xảy ra khi các tế bào da phát triển không kiểm soát, chủ yếu do tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư da có thể di căn đến các cơ quan khác như xương, gan, phổi, não… và gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy ung thư da có di truyền không?
Ung thư da là một bệnh ác tính, xảy ra khi các tế bào da phát triển không kiểm soát, chủ yếu do tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. |
Ung thư da có di truyền không? Theo Ths.Ngô Tuấn Phúc, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, phần lớn các trường hợp ung thư da được chẩn đoán không liên quan đến các hội chứng di truyền hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Nguyên nhân hàng đầu của ung thư da là tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Tia cực tím có thể gây tổn thương DNA trong tế bào da. Thông thường, cơ thể có khả năng tự sửa chữa những tổn thương này.
Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với tia cực tím kéo dài và thường xuyên, các tổn thương DNA có thể không được sửa chữa, dẫn đến những thay đổi bất thường ở các gen kiểm soát quá trình phát triển và phân chia tế bào (gen tăng sinh bướu và gen ức chế bướu), từ đó hình thành ung thư. Những thay đổi này được gọi là đột biến mắc phải hoặc thay đổi di truyền.
Dù hiếm gặp, một số ít trường hợp ung thư da có liên quan đến di truyền gia đình, như: Hội chứng Gorlin (hội chứng nevus tế bào đáy).
Đây là một hội chứng hiếm gặp, liên quan đến sự thay đổi gen PTCH1. Người mắc hội chứng này thường có nhiều tổn thương ung thư tế bào đáy và các bất thường về hệ thần kinh, mắt và xương. Khoảng 70% người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh, còn 30% là do đột biến gen mắc phải.
Bệnh khô da sắc tố (xeroderma pigmentosum – XP). Đây là tình trạng hiếm gặp do đột biến di truyền ở gen XP (ERCC), gây bất thường trong quá trình sửa chữa DNA.
Người mắc bệnh khô da sắc tố có khả năng sửa chữa DNA kém, dễ bị tổn thương do tia cực tím, từ đó tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt ở các vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Ung thư da tế bào hắc tố: Một số trường hợp ung thư da tế bào hắc tố có liên quan đến di truyền, như thay đổi bất thường ở các gen CDKN2A (p16), CDK4, BAP1.
Ung thư da tế bào Merkel: Đây là loại ung thư hiếm gặp, nguy hiểm do di căn nhanh. Nguyên nhân chính bao gồm tiếp xúc với tia cực tím, nhiễm virus polyoma tế bào Merkel và suy giảm hệ miễn dịch.
Kaposi sarcoma và lymphoma da: Các bệnh này có thể biểu hiện với các tổn thương trên da, như các khối u hoặc mảng màu nâu, đỏ xuất hiện ở mặt, chân, tay, hoặc cơ quan sinh dục.
Ai có nguy cơ mắc ung thư da? Nguy cơ phát triển ung thư da phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm người da trắng hoặc có làn da sáng màu, tóc đỏ hoặc vàng, mắt sáng màu.
Người có nhiều nốt ruồi bất thường, không đối xứng, đường viền không đều, màu sắc khác biệt (nâu, đen, đỏ), hoặc có đường kính lớn hơn 0,6 cm.
Người thường xuyên tiếp xúc với than hoặc các hợp chất asen, làm việc ngoài trời, hoặc từng bị cháy nắng. Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (như sau cấy ghép nội tạng).
Người hút thuốc, làm tăng nguy cơ ung thư tế bào vảy, đặc biệt ở da môi. Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền hiếm gặp, như hội chứng Gorlin hoặc bệnh khô da sắc tố.
Để giảm nguy cơ ung thư da, mỗi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 – 14 giờ, khi tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Thoa đều toàn thân ít nhất 10 phút trước khi ra ngoài và nhắc lại mỗi 2 – 3 giờ.
Che chắn cơ thể bằng áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm, khẩu trang. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là người có nguy cơ cao bị ung thư da.
Xây dựng lối sống lành mạnh: ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, tránh hút thuốc lá, rượu bia và thức khuya.
Kiểm soát cân nặng và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Chủ động tìm hiểu tiền sử gia đình: nếu có người thân mắc ung thư da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm di truyền nếu cần thiết.
Hầu hết các trường hợp ung thư da không liên quan đến di truyền hoặc tiền sử gia đình. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có yếu tố di truyền, đặc biệt là ung thư da tế bào hắc tố.
Với những người có tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư da hoặc có nhiều tổn thương da bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện xét nghiệm di truyền để phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
Phòng ngừa và bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ ung thư da, đồng thời duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
Nguồn: https://baodautu.vn/nhung-ai-co-nguy-co-mac-ung-thu-da-d229837.html