Trang chủNewsThế giớiNhu cầu nâng cấp vai trò của cảnh sát biển và tiếng...

Nhu cầu nâng cấp vai trò của cảnh sát biển và tiếng nói của thế hệ trẻ


Nhu cầu nâng cấp vai trò của cảnh sát biển và tiếng nói của thế hệ trẻ - Ảnh 1.

Hội thảo chứng kiến sự xuất hiện của thế hệ kế thừa

Trong Phiên 5 “Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông”, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các lực lượng cảnh sát biển ở khu vực.

Nâng cấp vai trò và liên kết cảnh sát biển

Hầu hết các đại biểu bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động “vùng xám”, một số hoạt động đơn phương của tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây.

Trong bối cảnh này, các ý kiến tại hội thảo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao cảnh sát biển. Theo đó, các nước nhỏ và vừa nên đẩy mạnh hợp tác, tương tác với nhau, hành động nhất quán, đoàn kết dựa trên luật pháp quốc tế để tạo sức mạnh tập thể, trong đó có khuyến nghị thể chế hóa Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN.

Một số ý kiến cho rằng các nước trong khu vực cần thống nhất chuẩn mực của tàu cảnh sát biển, hợp tác chia sẻ chuyên môn về thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ an toàn, môi trường biển và duy trì trật tự trên biển, nâng cao kỹ năng và sự chuyên nghiệp của cảnh sát biển.

Bên cạnh đó, cảnh sát biển khu vực được cho nên hợp tác xây dựng năng lực an ninh biển với các nước lớn ở trong và ngoài khu vực, xây dựng các bộ quy tắc kiểm soát hành vi của lực lượng cảnh sát biển.

Nhu cầu nâng cấp vai trò của cảnh sát biển và tiếng nói của thế hệ trẻ - Ảnh 2.

Đại sứ Bùi Thế Giang, nguyên Phó trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đặt câu hỏi tại hội thảo

EU và lợi ích chiến lược ở Biển Đông

Tham gia hội thảo trực tuyến, bà Paola Pampaloni, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á và Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) nhấn mạnh, đối với EU, chủ nghĩa đa phương có ý nghĩa quan trọng, đặt trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương và cạnh tranh nước lớn có xu hướng ngày càng gia tăng.

Theo bà, chủ nghĩa đa phương vẫn tiếp tục là công cụ hiệu quả nhất trong quan hệ quốc tế, có lợi cho tất cả, để các nước có thể hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp và đạt được các mục tiêu chung. Chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế không thể bị tách rời; tham gia chủ nghĩa đa phương không thể là tiến trình có “lựa chọn”.

Quan chức EEAS khẳng định EU có lợi ích chiến lược và kinh tế sống còn gắn liền với an ninh trên không gian biển và sự thịnh vượng của các quốc gia ven Biển Đông. Hòa bình, ổn định, hợp tác trên Biển Đông đóng vai trò quan trọng thiết yếu với EU.

EU phản đối mạnh mẽ bất cứ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu trật tự dựa trên luật lệ. Bà Pampaloni khẳng định Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là “ngọn đèn dẫn đường”, “kim chỉ nam” định hướng cho giải quyết hòa bình các tranh chấp tại khu vực.

Bên cạnh đó, EU ủng hộ tiến trình đàm phán do ASEAN dẫn dắt nhằm hướng tới một bộ quy tắc ứng xử COC hiệu quả, thực chất và ràng buộc pháp lý, trong đó COC phải tôn trọng lợi ích của bên thứ ba, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bà cho biết EU luôn ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả và ủng hộ nguyên tắc vai trò trung tâm của ASEAN. EU tập trung tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước thành viên của ASEAN trong đó có Việt Nam, trong các lĩnh vực như nâng cao năng lực, tăng cường nhận thức không gian biển và tăng cường hiện diện trên biển; thông qua các chương trình, dự án cụ thể.

Nhu cầu nâng cấp vai trò của cảnh sát biển và tiếng nói của thế hệ trẻ - Ảnh 3.

Vấn đề an ninh của cơ sở hạ tầng biển thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Quan ngại về an ninh hạ tầng biển

Hội thảo cũng diễn ra thảo luận sôi nổi trong phiên 7 về “Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ”.

Nhiều ý kiến cho rằng mọi quốc gia dù có hay không có biển thì đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, trong đó có hệ thống cáp ngầm để kết nối và truyền tải thông tin, dữ liệu.

Sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng ngoài khơi càng gia tăng trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc chuyển dịch sang năng lượng xanh. Tuy nhiên, các vùng biển thuộc khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Á, bao gồm Biển Đông, đều từng xảy ra các vụ việc mà cáp ngầm hoặc hệ thống đường ống dẫn dầu bị gián đoạn.

Hai nhân tố chính tác động đến tính dễ bị tổn thương của hệ thống cáp ngầm là căng thẳng địa chính trị và việc một số tập đoàn công nghệ lớn nắm vai trò chủ đạo trong việc lắp đặt và điều hành hệ thống đường cáp biển.

Ngoài ra, có một số ý kiến bổ sung rằng tính dễ bị tổn thương của mạng lưới cáp ngầm xuất phát từ thực tế đây là hạ tầng cứng, không thể di chuyển, cùng với vị trí nằm dưới đáy biển dẫn đến việc khó giám sát và mất thời gian xử lý sự cố. Điều này khiến cơ sở hạ tầng đáy biển dễ trở thành mục tiêu tấn công và bị phá hoại.

Để giải quyết vấn đề này, các học giả khuyến nghị các quốc gia cần đặt an ninh cơ sở hạ tầng đáy biển là cơ sở hạ tầng thiết yếu, ở mức ưu tiên tương đương với an ninh kinh tế, quốc phòng. Và các nước khu vực cần hợp tác xây dựng, duy trì và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu ở biển.

Nhu cầu nâng cấp vai trò của cảnh sát biển và tiếng nói của thế hệ trẻ - Ảnh 4.

Đại biểu trẻ đến từ Indonesia

Tiếng nói của thế hệ kế cận

Trong phiên cuối, năm diễn giả trong chương trình Lãnh đạo trẻ của Hội thảo từ Úc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Tổ chức quốc tế Quản lý tổng hợp bền vững biển Đông Á (PEMSEA) đã thảo luận về những lo ngại của thế hệ trẻ trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông; đồng thời chia sẻ một số ý tưởng, đề xuất để đạt được một Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Bên cạnh những mối lo ngại của khu vực từ trước đến nay liên quan đến các tranh chấp biển giữa các quốc gia, đặc biệt là những hành vi thực hiện yêu sách gây mất an ninh, an toàn hàng hải, các diễn giả trẻ cảnh báo khu vực Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng đang phải đối mặt với các mối đe dọa mang tính phi truyền thống khác như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cạn kiệt tài nguyên biển, thiếu năng lượng sạch.

Các diễn giả trẻ cho rằng, để cùng đạt được hòa bình và ổn định trên Biển Đông, các quốc gia trong khu vực phải tăng cường tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa trọng tài phụ lục 7 trong vụ kiện Biển Đông; sớm hoàn thành COC và đặc biệt tăng cường hợp tác với nhau cũng như với các quốc gia ngoài khu vực để cùng giải quyết các vấn đề quan ngại chung như phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy nghiên cứu khoa học biển, phòng chống nước biển dâng, bảo vệ hệ sinh thái biển.

Phát biểu bế mạc, TS Nguyễn Hùng Sơn – Phó giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá hội thảo đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của biển và đại dương, đã đề xuất nhiều cơ chế và ý tưởng hợp tác sáng tạo để hiện thực hóa tiềm năng của biển.

Theo ông, sự góp mặt của các tiếng nói trẻ mang đến dấu hiệu tích cực cho hội thảo, và cần xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà lãnh đạo trẻ khu vực quan tâm, hiểu biết và có thói quen đối thoại và hợp tác.



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

ASEAN ủng hộ Liên Hiệp Quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

Ngày 5-11, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục 'Các vấn đề thông tin'. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: TTXVN Phó tổng thư...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10/2024. Ngân hàng HSBC khẳng định, Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN. Ảnh: Chinhphu.vn Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường hoạt động khai thác dầu khí và khai khoáng, đồng thời rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. ...

Bác sĩ cảnh báo các thói quen gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải

Ngày nay, nhiều người vẫn xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. ...

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ các điều kiện và chuẩn bị lộ trình du học sớm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bà Harris phát biểu nhận thua trước ông Trump trong bầu cử

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có bài phát biểu nhận thua sau một chiến dịch tranh cử chớp nhoáng không thể ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng. ...

Cùng chuyên mục

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường hoạt động khai thác dầu khí và khai khoáng, đồng thời rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. ...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Mới nhất

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để...

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Mới nhất