Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, khi tiết Hàn Lộ đến, thời tiết mát mẻ chuyển sang rét lạnh. Mọi người có thể nhận thấy rõ âm thịnh dương suy, hàn khí gia tăng nhiệt khí giảm xuống. Do đó điểm trọng yếu trong phương pháp dưỡng sinh mùa này là dưỡng âm phòng táo, nhuận phổi ích vị.
Dân gian vẫn có tập tục “Hàn Lộ ăn hạt vừng”. Trong 2 cuốn “Thần Nông bản thảo kinh” và “Bản thảo cương mục” đều có đánh giá rất cao về hạt vừng có tác dụng bổ ngũ tạng, ích khí lực, mạnh gân cốt, làm đầy não tủy…
Hạt vừng là thực liệu có ứng dụng rất rộng, nhiều người có thể ăn được. Hạt vừng có hai loại, vừng đen và vừng trắng. Vừng đen bổ dưỡng và có nhiều dược tính hơn vừng trắng. Trong Đông y, hạt vừng có vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn; vào các kinh can, thận, phế và tỳ, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng…
Ăn vừng đen 100 ngày thì khỏi hết các bệnh kinh niên, ăn 1 năm thì da thịt tươi nhuận và bụng không thấy đói, ăn 2 năm thì tóc đang bạc sẽ đen lại như trước, ăn 3 năm thì răng đã rụng lại mọc thêm răng mới. Do đó, ăn hạt vừng trong rất tốt cho sức khỏe.
Theo BS.CII. Huỳnh Tấn Vũ – giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TPHCM, thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp do nhiệt độ thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao. Bởi vậy dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tai biến mạch máu não, đột quỵ… Trong hạt vừng có chứa nhiều vitamin, nhất là E và các chất chống ôxy hóa như sesamol, sesamin và… giúp ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong động mạch, có khả năng duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Biến tấu hạt vừng với những món ngon
* Chè vừng đen
Nguyên liệu:
+ 60gr vừng đen
+ 20gr gạo nếp
+ 20g đậu phộng
+ 4 quả táo đỏ
+ đường phèn
Cách làm:
Rửa sạch 4 quả táo đỏ, chuẩn bị 60g hạt mè đã được rang sẵn, 20g gạo nếp cùng với 20g đậu phộng được rang sơ qua để tăng cường độ béo. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố chuyên dụng, thêm lượng đường phèn theo sở thích rồi đổ thêm khoảng 750ml nước sạch và chọn chế độ làm sữa hạt. Với lượng nước này, sản phẩm bạn thu được sẽ đạt được độ sánh mịn lý tưởng, không quá đặc cũng không quá lỏng, đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức.
* Chè vừng đen dừa
Nguyên liệu:
+ 150gr vừng đen
+ 1 quả dừa tươi
+ 100ge đường phèn
+ 50gr bột sắn dây
+ 2 nhánh gừng
+ muối
Cách làm:
Bước 1: Vừng đen cho vào rang đến khi có mùi thơm thì tắt bếp, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng khoảng 250ml nước, rồi dùng rây lọc để lọc lấy phần nước. Gừng tươi cạo vỏ rồi bạn cắt thành lát. Dừa bổ đôi lấy nước, phần cơm dừa thì bạn nạo thành sợi.
Bước 2:
Cho phần nước dừa vào đun sôi. Trước khi nước dừa sôi, bạn cho bột sắn dây trong 200ml nước lọc lạnh cho tan hết rồi đổ hỗn hợp vào nồi và cho gừng, đường khuấy thật đều tay. Khi nước dừa sôi thì cho nước mè đen vào khuấy nhanh tay đến khi chuyển thành màu xám đen, nêm thêm đường cho hợp khẩu vị là được.
Múc chè ra bát hoặc ly, rắc lên trên một chút lạc rang giã dập cùng dừa nạo là có món chè ngon tuyệt trong những ngày trời Thu.
* Tôm tẩm vừng chiên giòn
Tôm tẩm vừng chiên giòn với phần thịt tôm ngọt ngọt, bùi tơi, thơm ngon đầy hương vị hòa với bột bắp thơm lừng, lớp áo vừng béo bùi giòn tan phía ngoài.
Nguyên liệu:
+ 300gr tôm sú
+ 100gr vừng
+ 1 quả trứng
+ Gừng
+ bột bắp
+ Gia vị muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…
Cách làm:
Tôm sú đem rửa sạch, bóc bỏ và lấy phần chỉ đen ở lưng tôm, giữ nguyên phần đuôi tôm nhé. Lấy khăn giấy thấm hết nước rửa tôm đi hoặc bạn có thể để cho tôm ráo nước hoàn toàn. Trứng vịt các bạn đập ra bát và tách riêng lòng trắng. Tiếp đó, bạn cạo vỏ gừng, đem đập dập hoặc thái sợi; vừng bạn đem rang chín.
Bước 2:
Ướp tôm với các gia vị gồm hạt nêm, ½ thìa muối, chút hạt tiêu, 2 thìa cà phê rượu nấu và gừng rồi trộn đều các nguyên liệu để trong 10 phút.
Sau đó, bạn hòa tan bột bắp với lòng trắng trứng, khuấy thật đều tay để cuối cùng thu được hỗn hợp bột không quá loãng cũng không quá đặc. Cầm đuôi một con tôm nhúng vào bát bột bắp cho đều hai mặt, rồi lăn tôm vào bát vừng đã rang chín cho lớp áo vừng phủ kín tôm.
Cho dầu vào chảo đun sôi rồi bạn cho tôm vào chiên vàng đều 2 mặt. Để bớt dầu, bạn gắp tôm ra ngoài cho ráo dầu rồi bạn để lên giấy thấm dầu. Món ăn này ăn nóng, chấm với với tương ớt, sốt hoặc nước mắm chua ngọt đều rất ngon.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nho-li-ti-nhung-loai-hat-nay-giup-kiem-soat-huyet-ap-trong-mua-lanh-lam-cham-lao-hoa-nen-an-nhieu-vao-tiet-han-lo-17224100715341232.htm