Trang chủNewsKinh tếNhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài cuối: 5 phương án...

Nhìn lại kinh tế Thủ đô – Bài cuối: 5 phương án tăng trưởng năm 2025



Mặc dù thành công hơn dự báo, nhưng năm 2024 cũng còn nhiều mặt hạn chế trong phát triển kinh tế Thủ đô và còn 1 chỉ tiêu trong năm không đạt kế hoạch.

Chú thích ảnh

Thành phố Hà Nội đang đánh giá một cách tổng thể để có nhiều giải pháp tăng tốc trong năm 2025.

Tập trung cho lĩnh vực cấp bách

Thành phố tiếp tục thực hiện giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo những tiền đề cần thiết để phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số và khoa học công nghệ Thành phố đã tổ chức quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Coi chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế – xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại -“phương thức sản xuất số”, là nguồn lực, động lực thúc dẩy sự chuyển mình của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số và khoa học công nghệ.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, UBND Thành phố xác định quan điểm thống nhất với: “1 mục tiêu 3 nguyên tắc 6 phấn đấu”; trong đó, 1 mục tiêu là: Phát triển thủ đô Hà Nội: Văn hiến – Văn minh- Hiện đại, xanh, thông minh; thanh bình, thịnh vượng, Thành phố kết nối toàn cầu; với các giá trị cốt lõi “Chính quyền phục vụ – Doanh nghiệp cống hiến – Xã hội niềm tin – Người dân hạnh phúc”. 3 nguyên tắc là: Thượng tôn pháp luật – Luôn luôn lắng nghe – Thái độ phục vụ. 6 phấn đấu là: Nhận thức đầy đủ – Tầm nhìn dài hạn – Tư duy sáng tạo – Giải pháp thông minh – Hành động quyết liệt – Kết quả sản phẩm thực chất. Thành phố cũng đặt mục tiêu đặt ra là đến năm 2030 với mục tiêu cơ bản trở thành một thành phố thông minh, hiện đại, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Để khơi thông kinh tế phát triển, thành phố cải cách hành chính đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế; thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền ở địa phương; tiếp tục xác định cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của Thủ đô.

 

Hà Nội hiện đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm mô hình trung tâm phục vụ hành chính công với định hướng cải tiến toàn diện, giảm từ 673 bộ phận “một cửa” còn 30 chi nhánh và không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính; giảm số lượng công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”, giảm từ 2.768 nhân sự còn 184 người, giúp tiết kiệm hơn 13,3 tỷ đồng/tháng ngân sách Nhà nước trong trả lương, phúc lợi và các chi phí liên quan.

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của Hà Nội năm 2023 đạt 83,57%, là năm thứ 6 liên tiếp đạt trên 80%, tăng 9 bậc so với năm 2022, xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số Cải cách hành chính – PAR INDEX năm 2023 đạt 91,43 điểm (tăng 1,85 điểm), xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố, giữ nguyên thứ bậc so với năm 2022.

Hà Nội đưa ra dự báo năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng cũng là năm còn nhiều khó khăn và thách thức.

Tuy nhiên, Thủ đô Hà Nội lại có nhiều điều kiện để phát triển vì là năm Luật Thủ đô (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực thi hành, có nhiều quy định mới, mang tính đột phá. Thời gian qua, kinh tế Thủ đô đang dần phục hồi rõ nét, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, du lịch, tiêu dùng đang có những bứt phá mạnh mẽ, đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

3 kịch bản tăng trưởng

 

Năm 2025, thành phố tiếp tục thực hiện năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”. Thành phố đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2025 trên cơ sở xây dựng 5 phương án tăng trưởng: 6%; 6,5%; 7%; 7,5%; 8%. Thành phố đưa ra kịch bản 1 dựa trên giả định thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó dự báo và tình hình trong nước như hiện nay; các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng không có yếu tố bất ngờ; đầu tư xã hội tăng 9,5-10,5%, hệ số ICOR khoảng 5 lần theo giá hiện hành; GRDP sẽ tăng 6-6,5%; GRDP/người đạt 171,5-172,4 triệu đồng.

Kịch bản 2 (cơ sở) dựa trên giả định năm 2025, tình hình thế giới và khu vực vẫn diễn biến như hiện nay. Các giải pháp về cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy được thực hiện đạt kết quả nhanh, gọn và có hiệu lực, hiệu quả ngay; các động lực tăng trưởng trong nước được đẩy mạnh, tuy nhiên cần thời gian để có đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng; các dự án đầu tư được rà soát, khó khăn dần được tháo gỡ, doanh nghiệp bắt đầu phát triển từ quý 2/2025, GRDP sẽ đạt mức tăng 6,5-7,5%; GRDP/người đạt 172,4-174 triệu đồng. Nếu tăng trưởng năm 2024 và 2025 đạt 6,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 GRDP tăng 6,27%.

Kịch bản 3 (cao) giả định tình hình thế giới và khu vực rất thuận lợi, đi vào ổn định GRDP sẽ tăng trên 8,0%; GRDP/người đạt trên 175 triệu đồng. Nếu tăng trưởng 2024 đạt 6,5% và 2025 đạt 8% thì trung bình 5 năm 2021-2025 GRDP tăng 6,56%.

 

Trên cơ sở phân tích như trên, kịch bản 2 được lựa chọn. Theo đó, GRDP năm 2025 tăng từ 6,5% trở lên; GRDP/người từ 172,4 triệu đồng trở lên; vốn đầu tư thực hiện tăng từ 10,5% trở lên; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 5% trở lên; kiểm soát chỉ số giá dưới 4,5%; đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo…. Với chỉ tiêu kế hoạch 2025 như vậy, dự kiến có 4 chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 không đạt

Bước vào năm 2025, thành phố đưa ra hàng chục giải pháp và nhóm giải pháp; trong đó tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô.

Theo đó, cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; tiếp tục đẩy nhanh chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá, nhất là xây dựng thể chế số thông thoáng, hạ tầng số hiện đại; thúc đẩy chuyển đổi xanh và triển khai hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực như năng lượng, giao thông, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật; đẩy mạnh phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng; phát huy hơn nữa vai trò thành viên Tổ điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng..


Theo TTXVN





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/nhin-lai-kinh-te-thu-do-bai-cuoi-5-phuong-an-tang-truong-nam-2025/20241227100232076

Cùng chủ đề

Các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP năm 2025

Xuất khẩu và du lịch được dự báo giảm tốc trong năm 2025, do đó kích thích tiêu dùng nội địa sẽ là chìa khóa để duy trì sự ổn định và tăng trưởng. Việt Nam hiện là quốc gia có thặng dư thương...

Bộ trưởng KH-ĐT: Phải tăng trưởng 2 con số để thành nước có thu nhập cao

“Trong 20 năm tới, nước ta phải tăng trưởng cao, phấn đấu ở mức hai con số, tức 10% trở lên, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045”, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói tại Hội nghị tổng kết sáng 28/12. Phấn đấu tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 sáng nay (28/12),...

Vietjet tung khuyến mãi khủng dịp tết Dương lịch

Để chào năm mới 2025, Vietjet cho biết sẽ lì xì trăm ngàn vé bay giảm 100% cho các tín đồ du lịch bay khắp Việt Nam. ...

Nâng cao quyền năng kinh tế nữ dân tộc thiểu số giúp giảm nghèo bền vững tại Ninh Bình

Từng là địa phương khó khăn bậc nhất của huyện Nho Quan (Ninh Bình), với những quyết sách đúng đắn cùng sự vươn lên của người dân, xã Thạch Bình đã góp phần trong công cuộc giảm nghèo...

Nhìn lại kinh tế Thủ đô – Bài 1: Cán đích hơn mong đợi

Bài 1: Cán đích hơn mong đợiNăm 2024 là năm bản lề, có khối lượng công việc đồ sộ nhất trong suốt nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ thành phố. Hà Nội tập trung cao độ cho hoàn thiện các thể chế, song hành với phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy tăng trưởng mạnh du lịch…"Chìa khóa vàng"thúc đẩy tăng trưởngNgười dân, doanh nghiệp Thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản quyền AI khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ đối mặt thách thức lớn

Theo nhận định từ Reuters, năm 2025 có thể mang tới những diễn biến quan trọng trong loạt vụ kiện bản quyền. Những yếu tố này có thể trở thành bước ngoặt lớn góp phần định hình tương lai hoạt động thương mại trí tuệ nhân tạo. ...

Ngành nông nghiệp cần tăng tốc

DNVN - Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp phải tăng tốc, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,5-4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD. Qua đó góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% của toàn nền kinh tế. ...

Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực

DNVN - Năm 2024, nguồn cung về nhà ở tại Việt Nam đã tăng 8,6% so với năm 2023, đánh dấu một tín hiệu tích cực trong việc cải thiện tình hình nhà ở trên cả nước. Các dự án mới đã được khởi công, đặc biệt là các dự án nhà ở xã...

Nhìn lại kinh tế Thủ đô – Bài 1: Cán đích hơn mong đợi

Bài 1: Cán đích hơn mong đợiNăm 2024 là năm bản lề, có khối lượng công việc đồ sộ nhất trong suốt nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ thành phố. Hà Nội tập trung cao độ cho hoàn thiện các thể chế, song hành với phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, thu hút đầu tư FDI và thúc đẩy tăng trưởng mạnh du lịch…"Chìa khóa vàng"thúc đẩy tăng trưởngNgười dân, doanh nghiệp Thủ...

Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ

DNVN - Huawei Việt Nam và Hội Truyền thông số (VDCA) ngày 26/12 tổ chức sự kiện Digital Talents Summit 2024 vinh danh những sinh viên xuất sắc tham gia và đạt giải cao trong các chương trình đào tạo nhân tài số của Huawei. ...

Bài đọc nhiều

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (28/12): Tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (28/12): Trong khi vàng thế giới sụt giảm, vàng miếng SJC có xu hướng hạ nhiệt, sáng nay vàng nhẫn tròn trơn vẫn tăng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực

DNVN - Năm 2024, nguồn cung về nhà ở tại Việt Nam đã tăng 8,6% so với năm 2023, đánh dấu một tín hiệu tích cực trong việc cải thiện tình hình nhà ở trên cả nước. Các dự án mới đã được khởi công, đặc biệt là các dự án nhà ở xã...

Tuyến metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh chính thức khai trương

(ĐCSVN) - Sáng 22/12, tuyến metro số 1 của TP Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động sau 17 năm được phê duyệt, 12 năm thi công, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của Thành phố. ...

Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sản

Công ty Cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) và Tập đoàn Nomura Real Estate (Nhật Bản) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác chiến lược toàn diện trong các lĩnh vực trọng tâm: Bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại, logistics và các lĩnh vực trọng tâm khác liên quan đến bất động sản. Vinhomes và Tập đoàn Nomura Real Estate hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển bất động sảnCông ty...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo “gỡ” khó cho dự án khu đô thị 440 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị giao các sở ngành sớm xác định giá thuê đất về hạ tầng với hạng mục Nhà ở xã hội tại Khu đô thị TMDV Nam Đông Hà để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo “gỡ” khó hạng mục Nhà ở xã hội tại dự án khu đô thị 440 tỷ đồngLãnh đạo tỉnh Quảng Trị giao các sở ngành...

Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025

Sẽ có 13 mã hàng hóa có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng thêm 5% kể từ ngày 1/1/2025 tới, theo Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Sẽ có 13 mã hàng hóa có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng thêm 5% kể từ ngày 1/1/2025 tới, theo Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ. ...

Giá tiêu trong nước hôm nay 29/12/2024 tiếp tục tăng nhẹ

Giá tiêu trong nước hôm nay 28/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 28/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 29/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước tiếp tục neo ở mức cao và tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước, giao động từ...

Giá bạc hôm nay 29/12/2024: Đồng loạt giảm

Giá bạc hôm nay (29/12), bạc giảm mạnh xuống gần 29,60 USD khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng do kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.106.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.140.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở...

Giá vàng hôm nay 29/12/2024: Thế giới chốt tuần giảm, trong nước vọt tăng

Giá vàng hôm nay 29/12/2024 trên thị trường thế giới kết thúc tuần giảm, chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm trong tuần tới. Trong nước giá nhẫn trơn Doji tăng hơn nửa triệu đồng/lượng khi kết phiên hôm qua, còn vàng SJC giữ nguyên. Kết phiên 28/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 82,7-84,7 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 82,7-84,5 triệu đồng/lượng (mua...

Mới nhất

Giá điện điều chỉnh 2 tháng/lần: Ổn không?

Theo dự thảo nghị định mới, khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên, thay vì 3% như hiện nay, thì EVN có thẩm...

Hơn một tháng ‘vừa chạy vừa xếp hàng’ tinh gọn bộ máy Chính phủ

Với tinh thần “thần tốc, chỉ bàn làm, không bàn lùi”, trong hơn một tháng qua, gần như tuần nào, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng Bộ Nội vụ và các bộ, ngành cũng họp để "vừa chạy, vừa xếp hàng", sắp xếp, tinh gọn bộ máy Chính phủ. Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ điều tự hào nhất trong 40 năm làm đối ngoại

TPO - Không phải ngẫu nhiên mà dư luận quốc tế mong muốn tìm hiểu tại sao Việt Nam có thể duy trì quan hệ cân bằng, hài hòa, tích cực với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.   Phó...

Mới nhất

10 SỰ KIỆN VĂN HÓA