Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân tộc, từ đó phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy tinh thần tự lực của người dân, tạo ra những bước chuyển đột phá ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.Trang phục thổ cẩm được coi là tinh hoa trong kho tàng văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Lào Cai. Thời gian qua, để bảo tồn, phát triển, quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân tộc, từ đó phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy tinh thần tự lực của người dân, tạo ra những bước chuyển đột phá ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 – 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất…Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công ty Pro Phương Nam tổ chức 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719) ở các cấp.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận là một trong những cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã huy động các nguồn lực xã hội chăm lo dạy tốt, động viên học sinh thi đua học tốt. Nhiều học sinh tốt nghiệp từ Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận tiếp tục học lên đại học, các bậc học cao hơn và trở thành cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.Để tiếp tục tăng cường, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từ năm 2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quyết định lấy ngày 18/11 hằng năm làm Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư. Đây không chỉ là ngày vui, thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, mà còn phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong góp ý xây dựng ấp, khóm ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của các địa phương. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những ý kiến tâm huyết của đại diện Ủy ban MTTQ các tỉnh về Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư năm 2024 được tổ chức trong tháng 11 vừa qua.Vừa qua, Hội đồng đánh giá thị xã Quế võ đã tổ chức đánh giá, phân loại sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, giới thiệu 27 sản phẩm thuộc các nhóm: Thực phẩm, đồ uống và thủ công mỹ nghệ. Trong đó có 12 sản phẩm thực phẩm, 5 sản phẩm đồ uống, 10 sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Ngày 02/12, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Chiêm Hóa tổ chức Hội nghị gặp mặt Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện năm 2024.Tích cực triển khai việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia ( MTQG) và chương trình, dự án khác, diện mạo nông thôn tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) thay đổi đáng kể, hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo.
Đăk Nhau là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Toàn xã có khoảng 15.328 nhân khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm 47%. Giai đoạn 2021 – 2025, Đăk Nhau là một trong 58 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Phước theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để giảm nghèo nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM), quán triệt tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 65-Kl/TW và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về CTDT, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xã Đăk Nhau đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc (CSDT). Các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã đã vận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.
Gia đình chị Điểu Thị Dai, dân tộc Xtiêng, trước đây là một hộ nghèo của thôn Đăk La, xã Đăk Nhau. Từ “Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS giai đoạn 2019 – 2024” của tỉnh Bình Phước, chị được xét duyệt thụ hưởng hỗ trợ xây dựng nhà ở, giếng nước và cặp bò giống với tổng kinh phí hơn 150 triệu đồng. Có nhà, có phương tiện sinh kế, gia đình chị Dai nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế và thoát nghèo vào cuối năm 2023.
Gia đình chị Điểu Thị Dai ở thôn Đăk La là một trong 144 hộ thoát nghèo của xã Đăk Nhau trong năm 2023; đưa Đăk Nhau trở thành địa phương có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao nhất huyện Bù Đăng. Cùng với giảm nghèo sâu thì diện mạo nông thôn ở Đăk Nhau cũng thay đổi rõ nét, nhất là hạ tầng giao thông. Toàn xã hiện có hơn 100km đường giao thông; trong đó 56km đường nội đồng liên thôn được cứng hóa, đạt hơn 90%.
Trong Kết luận số 65-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu, Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự đảng Ủy ban Dân tộc, các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả thực hiện Kết luận 65-KL/TW
Hiện xã Đăk Nhau đã hoàn thành hồ sơ gửi cấp có thẩm quyền để xét công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024. Đây là kết quả đáng khích lệ của xã khó khăn Đăk Nhau. Bởi tại thời điểm năm 2020, xã mới đạt 12/19 tiêu chí của bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2016 – 2020; thu nhập bình quân đầu người mới đạt khoảng 32 triệu đồng.
Những thành tựu của xã Đăk Nhau đã được Đoàn khảo sát Trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị (gọi tắt là Đoàn khảo sát) đánh giá cao trong chuyến thực địa tại xã ngày 12/11/2024. Tại đây Đoàn khảo sát đã ghi nhận những cách làm hiệu quả của xã trong thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, đồng thời chia sẻ với địa phương về những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải.
Sự phát triển ở xã Đăk Nhau cũng là bức tranh chung của 3.434 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị, diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thay đổi rõ nét; đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên một bước; giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường; niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng cao.
Kết quả sau 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã được các địa phương tổng hợp, báo cáo về Ban Dân vận Trung ương trong tháng 7/2024. Đồng thời, Ban Dân Trung ương cũng đã thành lập Đoàn khảo sát, gồm lãnh đạo Ban Dân vận trung ương và Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tiến hành khảo sát ở cơ sở.
Từ cuối tháng 10 và trong tháng 11/2024, Đoàn khảo sát Trung ương do Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh làm Trưởng Đoàn; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Phó trưởng Đoàn đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, An Giang, Bình Phước, Sơn La, An Giang và Bình Thuận… Tại các địa phương, Đoàn đã khảo sát đã ghi nhận những đề xuất, kiến nghị để tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư có ý kiến đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan xem xét tháo gỡ, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về CTDT trong tình hình mới.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhin-lai-5-nam-thuc-hien-cong-tac-dan-toc-trong-tinh-hinh-moi-1733130909782.htm