Trang chủNewsThế giớiNhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023

Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023


Chiến sự Israel – Hamas

Ngày 7/10, hàng trăm tay súng phong trào Hồi giáo Hamas từ Gaza tràn qua biên giới Israel khiến khoảng 1.140 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường và bắt khoảng 250 người làm con tin. Vụ việc đã gây chấn động thế giới.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023

Khói bốc lên cuồn cuộn sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Gaza. Ảnh: Reuters 

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết tiêu diệt Hamas và phát động một chiến dịch không kích dồn dập ở Gaza. Theo sau đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã mở một cuộc tấn công trên bộ khiến toàn bộ khu dân cư phía Bắc Gaza trở thành đống đổ nát.

Sau 7 tuần giao tranh, hai bên nhất trí đình chiến trong vòng một tuần, trong đó Hamas thả 105 con tin, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, còn Israel trả tự do cho 240 tù nhân Palestine.

Lo ngại kịch bản Hamas có thể tập hợp lại, Israel tiếp tục tấn công, chuyển trọng tâm sang miền Nam Gaza, kể cả các khu vực trước đây được tuyên bố là “vùng an toàn”.

Mỹ – đồng minh của Israel – đã phủ quyết một nghị quyết của Liên Hợp Quốc đưa ra nhằm kêu gọi hai bên ngừng bắn. Dù vậy, Tổng thống Joe Biden đã lên án chiến dịch ném bom của Israel là “bừa bãi”.

Ngày 18/12, cơ quan y tế do Hamas kiểm soát ở Gaza cho biết, số nạn nhân thiệt mạng đã lên đến 19.453 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Theo chính quyền Israel, còn 129 người bị bắt trong vụ tấn công ngày 7/10 vẫn bị giam giữ ở Gaza. Khoảng 20 người được cho là đã thiệt mạng.

Chiến dịch phản công của Ukraine bế tắc

Xung đột Nga – Ukraine đã sắp tiến tới năm thứ 2 và khi tâm lý mệt mỏi vì chiến sự ngày càng gia tăng ở phương Tây, áp lực dồn lên Ukraine cũng lớn theo.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 2).

Binh sĩ Ukraine khai hỏa vào mục tiêu của Nga ở Bakhmut (Ảnh: Getty).

Trong các phát ngôn kêu gọi gia tăng viện trợ, Ukraine liên tục chỉ ra những thành công trong quá khứ và các mục tiêu trong tương lai. Họ tuyên bố đã giành lại được khoảng một nửa lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát từ đầu cuộc chiến; họ đã làm tổn hại đến sự hiện diện của Moscow ở Biển Đen một cách chiến lược.

Tuy nhiên, tình hình thực tế lại không mấy khả quan cho Ukraine. Ở mọi hướng phản công, các thông tin liên quan tới Ukraine hầu như đều không quá tích cực.

Nga đang gia tăng đà tấn công ở mặt trận Donbass tại phía đông, trong khi ở chiến trường Đông Nam – nơi Kiev tập trung phản công từ tháng 6 – tình hình vẫn bế tắc trong thời gian qua.

Một trong những bước tiến tiềm tàng nhất của Ukraine là ở mặt trận phía nam khi họ giành được một đầu cầu ở tả ngạn sông Dnieper tại Kherson. Mặc dù vậy, để giữ được vùng đất nhỏ hẹp, không có nhiều giá trị về mặt chiến lược này, Ukraine phải chấp nhận thương vong cao cũng như thách thức về tuyến tiếp tế hậu cần. Mặt khác, Ukraine đang phải đối mặt với các cuộc tấn công hỏa lực dồn dập từ Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Khi mùa Đông đến và dư luận thế giới tập trung vào cuộc chiến Israel – Hamas, Ukraine đã phải đấu tranh để đảm bảo những lời cam kết về sự hỗ trợ quân sự lâu dài từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Một tin tốt hiếm hoi dành cho Tổng thống Volodymyr Zelensky là vào giữa tháng 12 khi các nhà lãnh đạo EU đồng ý mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Kiev. Thế nhưng, Hungary đã nhanh chóng làm dập tắt niềm phấn khởi đó bằng cách phủ quyết gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine.

Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 6/2/2023, một trận động đất có độ lớn 7,8 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn đã được ghi nhận ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng, bao gồm cả Syria.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 3).

Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/2/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 18/3, Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết: “Các trận động đất ở tỉnh Kahramanmaras khiến 49.589 người thiệt mạng; 6.807 người là công dân nước ngoài”.

Theo báo cáo do Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ công bố, tổng thiệt hại do thảm họa này đã vượt quá 105 tỷ USD.

Tổn thất vật chất có thể lên tới 9% so với dự báo Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 2023 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đình công ở Hollywood

Tất cả bộ phận ở Hollywood gần như đã ngừng hoạt động kể từ tháng 5/2023 vì cuộc đình công kép của Hiệp hội Biên kịch và diễn viên Mỹ, dẫn đến thiệt hại rất lớn về mặt tài chính cho các hãng phim và nhiều cá nhân trong số 2 triệu những người đang làm việc trong ngành nghề này.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 4).

Vụ đình công đã gây trì hoãn hàng trăm chương trình cũng như các bộ phim nổi tiếng. Ảnh: The New York Times

Thất vọng về việc trả lương khi dịch vụ phát trực tuyến ngày càng phát triển và lo sợ về việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lấy mất công việc nên các diễn viên đã xuống đường tham gia cùng các nhà biên kịch vào tháng 7 vừa qua. Đây là lần đầu tiên một cuộc đình công kép xảy ra kể từ năm 1960.

Vụ đình công đã gây trì hoãn hàng trăm chương trình cũng như là các bộ phim nổi tiếng trước khi phía hãng phim và diễn viên đồng ý ký thỏa thuận vào tháng 11, hai tháng sau khi các nhà biên kịch quay trở lại làm việc.

2023 là năm nóng nhất trong lịch sử 125.000 năm

Các nhà khoa học thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, năm 2023 “gần như chắc chắn” sẽ là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua. Nhận định này xuất phát từ dữ liệu ghi nhận tháng 10/2023 là tháng 10 nóng nhất từ trước đến nay.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 5).

Một phụ nữ đi lấy nước từ máy bơm bằng tay trong đợt nắng nóng nhất xảy ra ở vùng ngoại ô Jacobabad, Pakistan vào tháng 4/2022. Ảnh: Reuters

Ngày 8/11, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của EU cho biết, tháng 10/2023 đã phá vỡ kỷ lục tháng 10/2019, trở thành tháng 10 nóng nhất từng được ghi nhận. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra ở những tháng kế tiếp, năm 2023 nhiều khả năng sẽ trở thành năm nóng nhất trong suốt 125.000 năm.

Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess mô tả sự bất thường của nhiệt độ trong tháng 10 là “rất khắc nghiệt”. Bà cho biết: “Kỷ lục (của năm 2019) đã bị phá vỡ bởi 0,4 độ C, đây là mức chênh lệch rất lớn”.

Tình trạng nắng nóng kỷ lục nói trên là kết quả của quá trình phát thải khí nhà kính liên tục từ hoạt động của con người kết hợp với hiện tượng thời tiết El Nino xảy ra trong năm nay. Hiện tượng El Nino đã khiến lớp nước biển bề mặt ở khu vực phía đông Thái Bình Dương nóng lên một cách bất thường.

Cuộc đua Mặt trăng

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 6).

Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ chụp ảnh Mặt trăng vào ngày 5/8. Ảnh: Reuters

Cuộc chạy đua lên không gian đã nóng lên vào năm 2023 với việc Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công tàu không người lái lên cực Nam của Mặt trăng hồi tháng 8. Vài ngày trước đó, tàu đổ bộ của Nga đã đâm xuống bề mặt Mặt trăng.

Hơn nửa thế kỷ sau khi phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đi bộ trên Mặt trăng, một số quốc gia đang nỗ lực đưa con người trở lại thiên thể này.

Saudi Arabia và Iran bình thường hóa quan hệ

Quan hệ ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia từng “đóng băng” năm 2016, sau vụ người biểu tình Iran tấn công trụ sở các phái đoàn ngoại giao Saudi Arabia, nhằm phản đối việc Riyadh tử hình một giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite.

Quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia căng thẳng trong thời gian dài khi hai nước ủng hộ các phe đối địch trong một số cuộc xung đột ở khu vực. Iran ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar Assad ở Syria, trong khi Saudi Arabia đứng về lực lượng nổi dậy. Saudi Arabia ủng hộ chính phủ được quốc tế công nhận tại Yemen, còn Iran hậu thuẫn lực lượng Houthi.

Tại Liban, Riyadh đứng về phía các chính trị gia theo dòng Hồi giáo Sunni, trong khi Tehran ủng hộ lực lượng Hezbollah của người Shiite.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 7).

Cố vấn an ninh quốc gia Saudi Arabia Musaad bin Mohammed Al Aiban (trái), quan chức đối ngoại cấp cao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Iran Ali Shamkhani tại Bắc Kinh hôm 10/3/2023. Ảnh: China Daily

Dù tồn tại nhiều khác biệt, song có không ít yếu tố thúc đẩy Iran và Saudi Arabia bình thường hóa quan hệ như nhu cầu tăng cường hợp tác kinh tế, mong muốn giảm căng thẳng trong khu vực, hay lo ngại về mối đe dọa ngày càng tăng từ tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ngày 10/3/2023, với sự trung gian hòa giải của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đã đạt được hòa giải lịch sử. Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Saudi Arabia và Iran ký kết và ra tuyên bố chung. Ngày 6/4/2023, Saudi Arabia và Iran đã ký tuyên bố chung, tuyên bố nối lại mối quan hệ ngoại giao và có hiệu lực ngay lập tức.

Saudi Arabia và Iran đã mở lại đại sứ quán ở Riyadh và Tehran, các lãnh sự quán ở Jeddah và Mashhad.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima

Trong 3 ngày, từ 19 – 21/5/2023 tại Hiroshima, Nhật Bản, lãnh đạo G7 vẫn thảo luận các vấn đề kinh tế, nhưng chống Nga và đối phó với Trung Quốc đã trở thành không khí bao trùm. Tại Thượng đỉnh 2023, lãnh đạo G7 đã nhất trí thông qua ba biện pháp siết chặt trừng phạt Nga nhằm buộc Nga phải thất bại trong chiến dịch tại Ukraine.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 8).

Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại cuộc họp ở Hiroshima, Nhật Bản, ngày 19/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Với Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) đưa ra nhận xét: “Trong số các vấn đề được thảo luận tại hội nghị lần này, mối quan tâm chung lớn nhất rõ ràng là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mục đích của cuộc thảo luận về vấn đề này là tăng cường khả năng chống chịu và an ninh kinh tế chung của các thành viên G7 để đối phó với việc Trung Quốc có khả năng sử dụng sức mạnh kinh tế hòng gây sức ép với các nước khác”.

Tăng cường cung cấp vũ khí, tài chính cho Ukraine song song với siết chặt trừng phạt Nga nhằm làm cho Nga thất bại trong cuộc chiến ở Ukraine và hợp tác đối phó với Trung Quốc, kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc là tư tưởng xuyên suốt Hội nghị Thượng đỉnh G7 2023 tại Hiroshima, Nhật Bản.

Tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Hàn

Ngày 18/8/2023, tại Trại David, bang Maryland, Mỹ, Tổng thống Mỹ J.Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ký Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa Mỹ- Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm đối phó với những thách thức chung.

Với Tuyên bố chung Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc 18/8/2023, lần đầu tiên Washington, Tokyo và Seoul thiết lập cơ chế hợp tác an ninh chặt chẽ. Vì thế, nhiều người coi Tuyên bố chung 18/8/2023 là Hiệp ước Mỹ – Nhật – Hàn.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 9).

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (thứ 2, trái), Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Hội nghị thượng đỉnh ba bên. Ảnh: Yonhap

Tuyên bố chung 3 nước có tên “Tinh thần Trại David” 18/8/2023, lần đầu tiên Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh bao gồm các cuộc tập trận quân sự ba bên hàng năm, các cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo ba nước và các quan chức cấp cao nội các, đặc biệt phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng, vận hành hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Tuyên bố chung nhấn mạnh: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ “Tăng cường hợp tác chiến lược đồng minh Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn, thúc đẩy sự hợp tác an ninh ba bên lên một tầm cao mới… Sứ mệnh của chúng ta là bảo đảm Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ duy trì sự thống nhất về mục tiêu và hành động”.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi

Chủ đề Thượng đỉnh BRICS 2023 “BRICS và Châu Phi: Quan hệ đối tác vì tăng trưởng nhanh, bền vững và chủ nghĩa đa phương toàn cầu”.

Thế giới - Nhìn lại 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023 (Hình 10).

Ngày 22/8, các nhà lãnh đạo của nhóm BRICS gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã bắt đầu hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại Johannesburg (Nam Phi). Ảnh: Jerome Delay/AP.

Lần đầu tiên, Thượng đỉnh BRICS, với tiêu đề cuộc họp, đặt trọng tâm vào hợp tác giữa các nước BRICS với châu Phi, nơi đang diễn ra tranh giành gay gắt về lợi ích và ảnh hưởng của ba cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Về quy mô của cuộc họp Thượng đỉnh BRICS 2023 tại Nam Phi: ngoài 5 nước thuộc nhóm BRICS, lãnh đạo G7 các nước phương Nam (đang phát triển) được mời dự, trong đó có Việt Nam. Như vậy, đây là lần đầu tiên các nước BRICS tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh mở rộng với quy mô chưa từng có.

Tại Thượng đỉnh 2023 ở Nam Phi, lãnh đạo 5 quốc gia BRICS đã hoàn toàn nhất trí chấp nhận 6 thành viên mới là Iran, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ai Cập, Ethiopia và Argentina. Như vậy, từ tháng 8/2023, BRICS có 11 thành viên.

Hiện, có 23 nước đã nộp đơn xin gia nhập BRICS (trong ASEAN có Indonesia, Thái Lan và Việt Nam).

Minh Hoa (t/h)





Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy hợp tác liên vận đường sắt Việt Nam – Trung Quốc

Nhiều vấn đề liên quan đến liên vận đường sắt giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc được thống nhất trong Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới Việt – Trung lần thứ 44. ...

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội. Chiều ngày 11/12, tại Hà Nội, hội thảo giới thiệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được tổ chức đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ giữa Việt Nam và Israel. VIFTA không...

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israsel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội. Chiều ngày 11/12, tại Hà Nội, hội thảo giới thiệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được tổ chức đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ giữa Việt Nam và Israel. VIFTA không...

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã...

Đưa quan hệ Việt Nam với Singapore và Nhật Bản phát triển ngày càng hiệu quả

Chuyến thăm vừa qua của Chủ tịch Quốc hội tạo xung lực mới, góp phần củng cố, tăng cường tin cậy chính trị, đưa quan hệ Việt Nam-Singapore, Việt Nam-Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Về hợp tác lao động, giao lưu nhân dân, tại cuộc hội đàm, hội kiến, Chủ tịch Quốc hội ta và lãnh đạo cấp cao của Nhật Bản nhất trí tăng cường gắn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường

Các tác phẩm tham dự cuộc thi góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người, truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Hơn 10.300 tác phẩm tham dự Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đây là năm...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Nga tuyên bố kiểm soát phần lớn Kurakhove

Theo lời giới chức Nga, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 20% diện tích thành phố Kurakhove thuộc Donetsk. Denis Pushilin, quan chức đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, hôm 15/12 cho biết chiến sự ở thành phố Kurakhove vẫn diễn ra ác liệt và quân Nga đang giành được ưu thế tại đây. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình tại Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực...

Nga tỏ thiện chí hợp tác, nói điều gì khiến Hàn Quốc phản ứng gay gắt ra tuyên bố quyết liệt?

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vừa đưa ra tuyên bố cứng rắn, yêu cầu Nga phải chấm dứt hoàn toàn hợp tác quân sự với Triều Tiên như một điều kiện tiên quyết để thảo luận về việc cải thiện quan hệ song phương.

Cùng chuyên mục

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga vượt qua “lằn ranh đỏ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn, cáo buộc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong NATO, đã liên tục có những hành động khiêu khích, gây áp lực, và “đẩy Nga vào thế khó”.  Theo ông, những hành động này đã đưa mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đến một "lằn ranh đỏ", khiến Moscow không còn sự...

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng đồng người Việt tại lễ hội. (Ảnh: Lê Dương/TTXVN) Chiều 15/12, Bộ Nhân lực Singapore phối hợp cùng các cơ quan,...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Syria để cứu trợ nhân đạo

Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc về Syria (UNCIS) vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, yêu cầu cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân đang gặp khó khăn. Theo Chủ tịch UNCIS, ông Paulo Sérgio Pinheiro, các lệnh trừng phạt hiện hành đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc...

Mới nhất

Giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN). Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ...

Vì sao xe mô tô, xe gắn máy trên 5 “tuổi” phải kiểm định khí thải định kỳ?

Cục Đăng kiểm VN cho biết, chu kỳ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực. ...

Xuyên đêm tìm kiếm bé gái 2 tuổi đi lạc dưới cái rét 6 độ C ở Lai Châu

100 cán bộ, chiến sỹ và người dân đã tìm thấy cháu Hàng Thị D. (2 tuổi, trú xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) sau hơn 10 giờ tìm kiếm. Chiều 17/12, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, khoảng 22h tối 16/12, Công an xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) nhận được tin báo về việc...

Nhân sự và tài chính

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo uy...

C.P. Việt Nam chung tay bảo tồn sếu đầu đỏ

Ngày 12-12 vừa qua, tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm bảo vệ loài chim quý...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính