Trang chủNewsNhân quyềnNhiều ý tưởng đưa ra tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế...

Nhiều ý tưởng đưa ra tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam 2023


Diễn đàn quy tụ các lãnh đạo doanh nghiệp, học giả, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.12.41.png
Bà Ramla Khalidi – Trưởng Đại diện thường trú UNDP phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, bà Ramla Khalidi – Trưởng Đại diện thường trú UNDP nhấn mạnh, đổi mới công nghệ, chuyển đổi năng lượng và các thay đổi trong chiến lược địa chính trị đã tạo ra những cơ hội lịch sử để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế, thâm nhập các thị trường mới cho hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn và tăng giá trị của hàng xuất khẩu. Khả năng tận dụng những cơ hội này của Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng duy trì tăng trưởng năng suất ở mức thu nhập cao hơn – nói cách khác là tránh bẫy thu nhập trung bình.

Vì vậy, Việt Nam và các quốc gia có thu nhập trung bình tương đương có thể khai thác được các khả năng và giải quyết các thách thức trong việc xây dựng năng lực công nghệ, dựa vào tầm quan trọng của khoa học và đổi mới sáng tạo, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh đổi mới và cạnh tranh.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.12.07.png
Bà Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, từ các diễn đàn được phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị với chủ đề khoa học công nghệ mở đường cho phát triển tiềm năng kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có thêm thông tin tham mưu cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho Chính phủ ban hành các chính sách phát triển kinh tế, trong đó có những chính sách mang tính nền tảng trong việc hình thành các mô hình kinh tế mới ở Việt Nam như Đề án phát triển kinh tế ban đêm, Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn, Đề án phát triển kinh tế chia sẻ,…

Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP khởi xướng diễn đàn “Nhịp đập Kinh tế Việt Nam” từ năm 2021, đây được coi là sự kiện thường niên được thiết kế nhằm tạo ra một nền tảng mới và tình hình kinh tế, chính sách phát triển của Việt Nam. Bà Hồng Minh mong muốn, diễn đàn lần này sẽ nhận được nhiều thảo luận, đối thoại về các vấn đề kinh tế, khoa học công nghệ đến từ các đơn vị, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách,….

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.13.04.png
TS. Nguyễn Hữu Thọ – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trình bày tham luận

TS. Nguyễn Hữu Thọ – đại diện nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã trình bày Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2023 và những động lực chính cho tăng trưởng và phát triển, trong đó, ông chỉ ra xu hướng kinh tế năm 2023 của Việt Nam đang tăng trưởng khá tích cực, với việc đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển và đầu tư công, cao hơn 6,7% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ về số tuyệt đối so với năm cùng kỳ 2022. Phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài được cho là cao nhất trong 5 năm qua (tính theo vốn thực hiện),…

Tuy nhiên, đối với một số thị trường yếu tố sản xuất hoạt động vẫn còn vướng nhiều bất cập như thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn trầm lắng; thị trường bất động sản chưa có cơ cấu hàng phù hợp khi thừa ở phân khúc cao và thiếu ở phân khúc dưới; thị trường điện về căn bản là đủ nhưng vẫn thiếu nguồn cung cục bộ theo vùng vào mùa khô, việc phát triển nguồn điện “sạch” như điện gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều còn chậm…

Do đó, để phát huy tính chủ động cùng sự tăng trưởng kinh tế năm 2024 và các năm tiếp theo, TS. Hữu Thọ đề xuất một số giải pháp: Xây dựng các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hướng tới thúc đẩy lợi thế địa phương, tăng liên kết vùng trong việc phát triển khoa học công nghệ; tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung nhiều hơn cho các động lực tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thị trường hàng hoá dịch vụ và tăng cường hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.13.19.png
PGS.TS Nguyễn Trường Thắng – Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trình bày tham luận

Đề xuất đòn bẩy quan trọng giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, PGS.TS Nguyễn Trường Thắng – Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam cần dựa trên bối cảnh và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó, tìm cách xây dựng hoạt động cũng như năng lực quản lý khoa học công nghệ.

Đồng thời, nhằm phát triển hệ sinh thái khoa học công nghệ để tăng giá trị gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu cần có tầm nhìn xa về công nghệ và phát triển các mô hình trung tâm dữ liệu, thiết bị số, điện toán đám mây, AI và chuẩn bị điều kiện (vốn, nhân lực, cơ chế khuyến khích) phù hợp với sự thay đổi của dòng đầu tư theo các xu hướng công nghệ như: Dữ liệu lớn, Robot, IoT, Công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường, chuyển đổi số,…

Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra tọa đàm trao đổi “Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng”, trong đó, trình bày về bẫy thu nhập trung bình và chính sách công nghệ ở Đông Nam Á, ông Jonathan Pincus – Chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP cho biết, rất ít quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: tăng trưởng năng suất có xu hướng chậm lại hoặc đảo chiều, trong đó có Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

anh-chup-man-hinh-2023-12-06-luc-16.13.38.png
Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam (VEP) với chủ đề “Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng – Cơ hội cho Việt Nam”

Việt Nam đã duy trì tăng trưởng từ năm 1990 và tiếp tục duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế theo quy mô và quần tụ kinh tế, thoát khỏi bẫy về thu nhập trung bình, Việt Nam và các nước cần rất nhiều vốn và hoạt động nghiên cứu cơ bản chính sách kinh tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần bắt đầu đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và phát triển công nghệ được cấp phép cho mảng giáo dục như cho các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước,… Đi cùng với đó Việt Nam cần phối hợp mối quan hệ cùng các công ty sản xuất cuối chuỗi cung ứng để phát huy thế mạnh của cộng đồng khoa học Việt Nam, nâng cấp công nghệ trong ngành bán dẫn,… nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất xuất khẩu hàng hoá.

Trong Diễn đàn, các nhà giáo dục, nhà khoa học và lãnh đạo doanh nghiệp đã chia sẻ quan điểm về nắm bắt cơ hội, thu hút đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hướng đến tạo dựng môi trường kinh tế sôi động tại Việt Nam thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Góc nhìn chuyên gia: Những thành tựu ấn tượng của Việt Nam năm 2024

Theo chuyên gia, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến tích cực về kinh tế-xã hội và quan hệ đối ngoại.  Hiện nay tình hình quốc tế và khu vực đang có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường; tác động của biến đổi khí hậu khiến thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề hơn. Các yếu tố này không chỉ ảnh...

SIB CONNECT 2024: Kiến tạo tương lai Hệ sinh thái tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội

Ngày 11 tháng 12 năm 2024, các tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội (SIB), cơ quan chính phủ, tổ chức trung gian, doanh nghiệp tiên phong và nhà đầu tư đã tham dự SIB CONNECT 2024 - Đối thoại cấp cao và Ngày hội của Hệ sinh thái SIB, để tổng kết Dự án “Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với COVID-19" (ISEE-COVID)...

UNDP tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong chuyển đổi xanh

DNVN - Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Bao gồm huy động nguồn vốn công và tư cũng như thúc đẩy các quan hệ đối tác quốc tế nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0...

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.

Câu chuyện thành công về giảm nghèo của Việt Nam qua lăng kính UNDP

Việt Nam đã viết nên câu chuyện thành công về giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi, theo Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi. Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Brazil vào tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tỉ lệ hộ nghèo tại Việt Nam đã giảm từ trên 58%...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. ...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,...

Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại,...

Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự thành thương hiệu có tiếng trong khu vực và trên thế giới

Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Đẩy mạnh hợp tác quốc tế;...

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Cùng chuyên mục

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Mới nhất

TP HCM còn 86 dự án bất động sản tồn kho, cần “giải cứu”

(NLĐO)- TP HCM đang có 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng hoặc chưa thi công (tồn kho) quy mô 210,30 ha cần giải cứu. ...

The Orchard – Dự án nhà ở thấp tầng khép kín tại tổng dự án Sycamore trở thành điểm sáng đầu tư

Trước tình trạng khan hiếm nguồn cung khiến giá nhà tại TP.HCM tăng cao, đô thị vệ tinh Bình Dương trở thành tâm điểm phía Nam với giá bất động sản và điều kiện cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu an cư. The Orchard - Dự án nhà ở thấp tầng khép kín tại tổng dự án Sycamore...

Hỗ trợ doanh nghiệp sẽ rất khác

“Tận dụng cơ hội kinh doanh năm 2025 thế nào” đang là chủ đề của hàng loạt cuộc trao đổi, tọa đàm trong nội bộ của rất nhiều hiệp hội doanh nghiệp. “Tận dụng cơ hội kinh doanh năm 2025 thế nào” đang là chủ đề của hàng loạt cuộc trao đổi, tọa đàm trong nội bộ của rất nhiều...

Vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội: Nhóm bạn 6 người, chỉ mình tôi thoát nạn

“Thấy khói và lửa bốc lên nghi ngút, tôi hô hoán, cùng mọi người tìm đường chạy lên cầu thang tầng 2. Nhanh trí tôi lấy khẩu trang trong túi áo đeo vào và men theo lối đi lên tầng", ông Nguyễn Việt Cường (SN 1968) – người thoát nạn trong đám cháy tại quán cà phê trên...

Mới nhất