Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều trường đại học hàng đầu châu Á của Trung Quốc bỏ...

Nhiều trường đại học hàng đầu châu Á của Trung Quốc bỏ bảng điểm

Tại Trung Quốc, để tránh “sinh viên mắc kẹt trong vòng xoáy căng thẳng và áp lực không cần thiết”, một số trường đại học hàng đầu châu Á như Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Phúc Đán… thí điểm bỏ bảng điểm và sử dụng phương pháp đánh giá theo cấp bậc A-F.

Nhiều trường đại học hàng đầu châu Á của Trung Quốc bỏ bảng điểm
Tại Trung Quốc, một số trường đại học như Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Phúc Đán đã thí điểm bỏ bảng điểm và sử dụng đánh giá theo cấp bậc A-F. (Nguồn: Đại học Bắc Kinh)

Mới đây, bài viết “Bỏ điểm số – Cải cách đánh giá sinh viên trong môn Khoa học sinh học” của báo Đại học Bắc Kinh đã gây ra làn sóng bàn luận sôi nổi trong cộng đồng giáo dục Trung Quốc. Bài báo nói về việc các sinh viên tại đại học hàng đầu châu Á, dưới áp lực của những kỳ thi đánh giá học tập khắc nghiệt, cuối cùng lại “mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh không cần thiết chỉ để cải thiện thêm 1 hoặc 2 điểm”.

Để giải quyết vấn đề này, Trường Khoa học Đời sống thuộc Đại học Bắc Kinh đang thử nghiệm một phương pháp mới. Trường thực hiện một cuộc cải cách, trong đó loại bỏ GPA (điểm trung bình) và sử dụng phương pháp đánh giá theo cấp độ để đánh giá thành tích của sinh viên.

Theo hệ thống mới, kết quả học tập của sinh viên được tính theo thang điểm 5 cấp độ từ A đến F thay cho thang điểm 100. Sinh viên đạt trên 85 điểm sẽ nhận điểm A trong khi dưới 60 điểm quy thành điểm F.

Không chỉ Đại học Bắc Kinh, trên thực tế, một số trường cao đẳng thuộc dự án 985 (dự án những trường đại học top đầu thế giới của Trung Quốc) như Đại học Thanh Hoa, Đại học Phúc Đán, Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc và Đại học Công nghệ Thượng Hải đã nỗ lực cải cách hệ thống điểm, ứng dụng đánh giá phân cấp.

“Cách tính điểm mới này giúp chúng em không còn lo lắng phải tranh giành cao hơn bạn bè. Nó cũng khuyến khích chúng em dành nhiều thời gian hơn cho các dự án học thuật, nghiên cứu thay vì chỉ mải mê vào điểm số”, một sinh viên chia sẻ với tờ Six Tone.

Tuy nhiên, một số sinh viên lo lắng cách tính điểm mới sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ du học. Theo đó, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài thường yêu cầu ứng viên nộp bảng điểm hoặc điểm trung bình học tập ở đại học trong khi thang điểm A – F sẽ không chứng minh cụ thể năng lực của sinh viên.

Giải quyết mối lo trên, ông Vương Thế Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Khoa học Đời sống, cho biết nhà trường sẽ cấp chứng chỉ cho sinh viên đăng ký chương trình sau đại học ở nước ngoài. Những chứng chỉ này sẽ giải thích về hệ thống chấm điểm mới. “Khi khóa sinh viên đầu tiên trúng tuyển các trường đại học nước ngoài bằng phương pháp đánh giá mới, những nghi ngờ trong dư luận sẽ giảm bớt”, thầy Vương tin tưởng.

Từ lâu, điểm số đã trở thành “ngoại tệ mạnh” (hard currency), hàm ý thứ tài sản có giá trị cao và được công nhận trên toàn cầu đối với sinh viên đại học Trung Quốc. Những con số này rất quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hành trình học tập và nghề nghiệp của sinh viên như đăng ký học sau đại học, du học, nhận giải thưởng và đánh giá cũng như nâng cao cơ hội việc làm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt để giành được những điểm số này có thể khiến một số sinh viên “mắc kẹt trong vòng xoáy căng thẳng và áp lực không cần thiết”.

Việc chuyển đổi phương thức đánh giá được kỳ vọng giúp sinh viên tập trung vào nâng cao trải nghiệm tổng thể thay vì chạy theo điểm số.  (Nguồn: Tân Hoa xã)
Việc chuyển đổi phương thức đánh giá mới được kỳ vọng giúp sinh viên tập trung vào nâng cao trải nghiệm tổng thể thay vì chạy theo điểm số. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Áp lực về điểm số đang khiến một số sinh viên tập trung vào việc “chải chuốt” điểm ngay từ năm thứ nhất. Điều này có nghĩa là các em chọn những khóa học dễ hơn với điểm số cao hơn, tránh những khóa học có vẻ thử thách nhưng mang lại lợi ích cho kiến thức tổng thể. Để đạt được điểm cao hơn, sinh viên đang nỗ lực làm những việc như báo cáo thí nghiệm. Nhưng thay vì thực sự hiểu rõ các nguyên tắc, họ thường tập trung vào việc đáp ứng các quy tắc cụ thể. Ví dụ như một số người viết báo cáo dài chỉ để đáp ứng yêu cầu về số trang. Đó là việc đáp ứng các tiêu chí hơn là thực sự học tập.

Dù nhận thức được mặt trái của tâm lý “điểm là tất cả” nhưng nhiều sinh viên tự đẩy mình vào hoàn cảnh khó khăn. Các em đầu tư thời gian và công sức đáng kể nhưng thu được rất ít lợi ích thực sự. Dần dần, sinh viên bị cuốn vào một “trò chơi có tổng bằng 0”, nghĩa là sinh viên này thắng có nghĩa là người khác phải thua. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, làm lu mờ những trải nghiệm học tập thực sự. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt nghi vấn liệu hệ thống thứ bậc không làm thay đổi bản chất của vấn đề. Chỉ là những sinh viên từng bị điểm thấp vì lo lắng giờ lại đạt điểm B vì lo lắng.

Theo thầy Vương, điểm khác biệt chính là phương pháp đánh giá mới mang lại cho học sinh cơ hội thoát khỏi “cái lồng điểm”. Khi điểm từ 85 trở lên được coi là điểm A, sinh viên không cần phải bị ám ảnh bởi những chi tiết nhỏ như số từ hoặc định dạng bài viết chỉ để có thêm 1 hoặc 2 điểm.

Tại Trung Quốc, ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi sinh viên tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ và nâng cao trải nghiệm tổng thể, như tham gia nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội hay các khóa học tự chọn thú vị thay vì “mù quáng” theo đuổi điểm số.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Nộp bài thi sớm để về bê gạch thuê, nam sinh vẫn đỗ đại học top đầu thế giới

Sinh ra trong gia đình hoàn cảnh đặc biệt, Lâm Vạn Đông (Vân Nam, Trung Quốc) không có tiền để đi học thêm. Suốt thời phổ thông, cậu vừa đi học vừa đi làm thêm công việc chân tay để đỡ đần bố mẹ. Có khoảng thời gian, bố ốm nặng, tiền thuốc men trở thành gánh nặng của gia đình, Đông từng nghĩ đến việc bỏ học để cùng mẹ kiếm tiền lo cho bố.Vốn tư chất thông...

Nhà toán học nổi tiếng thế giới rời Mỹ về đại học châu Á giảng dạy

Rời Đại học Stony Brook (Mỹ), nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya quyết định về Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) giảng dạy. Theo Sohu, ngày 11/9, nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya đã có buổi đứng lớp đầu tiên tại Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Bài giảng của ông về hình học Symplectic - nghiên cứu không gian nơi các vật thể như...

Nam sinh được mẹ cõng đến lớp hàng ngày đỗ vào đại học top 1 châu Á

Tại TP Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, câu chuyện về sự kiên trì vượt nghịch cảnh của một thầy giáo trẻ mới vào nghề đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng quốc gia tỷ dân, theo South China Morning Post.  Với tấm bằng tiến sĩ từ đại học châu Á danh tiếng, câu chuyện của chàng trai trở thành minh chứng cho sức mạnh tinh thần trước nghịch cảnh. Trần Bân được chẩn đoán mắc...

Từ nhân viên bảo vệ trở thành hiệu trưởng ở tuổi 39

Trương Tuấn Thành (SN 1976) xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo, có 7 anh chị em ở Trường Trị (Sơn Tây, Trung Quốc). Là con út lại vốn thông minh nên Tuấn Thành được người thân hết lòng ủng hộ việc học. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, lên lớp 7, Tuấn Thành phải nghỉ học ở nhà làm nông phụ bố mẹ trả nợ.  Ở tuổi mới lớn, anh bươn chải đủ nghề làm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá dầu thế giới chốt phiên ngày 13/11 với mức tăng nhẹ. Chiều nay, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ giảm, cắt đứt đà tăng của kỳ điều hành trước.

Trải nghiệm suối nước nóng

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi văn hóa đặc sắc và thiên nhiên phong phú mà còn được mệnh danh là "thiên đường suối nước nóng" nhờ vào địa hình đặc biệt. Khi tiết trời vào mùa Thu Đông, du khách khó lòng bỏ qua trải nghiệm thư giãn trong làn nước ấm tự nhiên để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây.

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung “hàng nóng” sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân đội, chuyển đổi và giải trừ vũ khí Ukraine (CACDS) cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Từ vụ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất, đừng biến đám cưới thành dịp để khoe khoang

Việc cha mẹ tặng của hồi môn cho con gái dịp đám cưới được xem là nét văn hóa ý nghĩa. Tuy nhiên, tặng làm sao để mọi người đồng cảm, người cho và người nhận không bị phiền như vụ 600 công đất. ...

Công an vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm đánh bầm tím chân học sinh lớp 6

Một nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân sau khi va chạm với bạn trong tiết thể dục. Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác...

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng cho Đảng, Nhà nước

(ĐCSVN) - Đồng chí Phan Xuân Thuỷ chúc mừng và biểu dương Học viện Chính trị Khu vực III trong thời gian qua luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh giao. Học viện đã không ngừng nỗ lực, đổi mới trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm...

Nhiều ý kiến trái chiều về việc hiệu trưởng một số trường thông báo không nhận hoa, quà dịp 20/11

Tại TP.HCM, Trường TH Phan Văn Trị (quận 1), Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6) là 2 đơn vị đã ra thông báo không nhận hoa quà cho BGH, giáo viên, nhân viên nhà trường nhân dịp 20/11. ...

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Mới nhất

Công an vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm đánh bầm tím chân học sinh lớp 6

Một nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vỹ

Kinhtedothi - Ngày 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vỹ. Huyện Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) là đảo nằm xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, cách đường...

dự án hơn 900 tỷ đồng thi công đứt đoạn, khó về đích

Dự án thi công đứt đoạn Dự án thành phần 2 chia làm hai đoạn. Đoạn 1 dự án có điểm đầu tại Km27+400/ĐT.619 (đường Võ Chí Công), điểm cuối giao với đường nối từ QL1 đi vùng Đông Duy Xuyên, chiều dài 19,39km; trong đó đoạn qua địa phận huyện Thăng Bình dài 18,4km, 1km còn lại đi...

Peru trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định việc Nhà nước Peru quyết định trao tặng Huân chương cao quý này chính là thể hiện tình cảm đặc biệt của Nhà nước và Nhân dân Peru đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam cũng như đối với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai...

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng cho Đảng, Nhà nước

(ĐCSVN) - Đồng chí Phan Xuân Thuỷ chúc mừng và biểu dương Học viện Chính trị Khu vực III trong thời gian qua luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh giao. Học viện đã không ngừng nỗ lực, đổi mới trong...

Mới nhất