Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều tranh luận về giáo dục, ít nghiên cứu khoa học nghiêm...

Nhiều tranh luận về giáo dục, ít nghiên cứu khoa học nghiêm túc


Hôm nay 27.10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm năm 2023 (HaFPES 2023).

“Ai cũng có thể bình luận về giáo dục giống như bình luận về bóng đá”

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, từ góc nhìn của dư luận xã hội thì các chủ đề giáo dục là chủ đề “dễ nói”. Trong những năm gần đây, hầu như tháng nào cũng có những tranh luận về các vấn đề liên quan đến giáo dục.

Những tranh luận này nhiều khi không có hồi kết, thậm chí còn tạo thành những xung đột trên mạng xã hội, trong nhiều gia đình, xung đột liên thế hệ cũng như xung đột quan điểm vợ và chồng về cùng một vấn đề giáo dục.

Nhiều tranh luận về giáo dục, nhưng còn ít những nghiên cứu khoa học nghiêm túc - Ảnh 1.

GS Nguyễn Quý Thanh tại Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm năm 2023

Theo lý giải của GS Thanh, sở dĩ những tranh luận này thường không đi đến thống nhất vì nhiều người tham gia chỉ đưa ra những đánh giá, nhận định dựa vào trải nghiệm cá nhân của mình về giáo dục hơn là dựa vào tư duy khoa học giáo dục và các thành tựu của nó. 

Hiện trạng này phổ biến đến mức nhiều người nói vui “ai cũng có thể bình luận về giáo dục giống như bình luận về bóng đá” vì ai cũng từng xem, hoặc từng đá bóng và nó có vẻ dễ hiểu.

Trong khi đó, để có được những kết luận đúng, khoa học thì những thảo luận này cần có tính thẩm quyền chuyên môn – một khái niệm rất quan trọng của truyền thông khoa học, hay nói cách khác phải được dựa trên những thảo luận khoa học nghiêm túc.

Việc phản biện chính sách với tư cách người dân chịu tác động cần phải tách bạch với phản biện của người có thẩm quyền và năng lực chuyên môn. HaFPES mong muốn tạo ra một nền tảng cho những tranh luận khoa học nghiêm túc của những người có năng lực và thẩm quyền chuyên môn như vậy.

Mở rộng phạm vi nghiên cứu

GS Thanh nhận định, khoa học giáo dục là khoa học liên ngành, liên lĩnh vực như triết học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, khoa học quản lý…; thậm chí, cả những lĩnh vực của khoa học tự nhiên như sinh lý học thần kinh cấp cao, sinh lý học hệ thống giác quan hay trong lĩnh vực công nghệ như công nghệ thông tin.

Giáo dục không chỉ giới hạn ở việc dạy và học trong nhà trường. Nó còn được xem xét như một thiết chế, một hoạt động của xã hội diễn ra trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và gián tiếp, chính quy và liên tục.

Nhiều tranh luận về giáo dục, nhưng còn ít những nghiên cứu khoa học nghiêm túc - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm năm 2023

Còn sư phạm học hay khoa học sư phạm là khoa học về phương pháp và thực hành giảng dạy trẻ em đạt được tấm gương như nhà giáo. Bấy lâu nay, ở Việt Nam có sự tiếp cận về giáo dục học theo nội hàm hẹp (đồng nhất giáo dục học với sư phạm học) khiến cho phạm vi các lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về khoa học giáo dục bị hạn chế.

Điều này dẫn đến hệ quả là thiếu vắng nhiều nghiên cứu cơ bản về giáo dục tiếp cận từ các khoa học khác, nhất là từ góc độ sinh lý học thần kinh. Kể cả trong lĩnh vực gần nhất là tâm lý học thì các trường đào tạo giáo viên chủ yếu nghiên cứu và đào tạo các lĩnh vực như tâm lý học sư phạm, tâm lý học giáo dục, giáo dục đặc biệt. Còn những lĩnh vực khác để hiểu sâu hơn quá trình giáo dục như tâm lý học phát triển, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học thần kinh, tâm lý học tư duy và sáng tạo, tâm trắc học cũng chưa được chú trọng nghiên cứu.

Khoa học cần bằng chứng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nghiên cứu về khoa học giáo dục ở Việt Nam tuy đã có từ lâu, nhưng việc đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu đó trong tình hình hiện nay có nhiều hạn chế.

Những năm qua, Bộ GD-ĐT nhận thấy tầm quan trọng của khoa học giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng của khoa học giáo dục tới chính sách liên quan đến giáo dục, nên đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về giáo dục.

Nhiều tranh luận về giáo dục, nhưng còn ít những nghiên cứu khoa học nghiêm túc - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, gần đây, Bộ GD-ĐT có nhiều động thái thúc đẩy nghiên cứu về khoa học giáo dục

Hiện nay, Bộ GD-ĐT chủ trì một chương trình nghiên cứu khoa học giáo dục, với 49 đề tài cấp quốc gia. Trong đó, có 34 đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề phục vụ công tác quản lý, xây dựng chính sách đổi mới GD-ĐT, nhằm góp phần đổi mới cơ bản khoa học giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại, lấy nghiên cứu dựa trên minh chứng làm nền tảng, phù hợp với đặc điểm Việt Nam và tiệm cận với trình độ khoa học giáo dục thế giới.

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình GD-ĐT; quản lý giáo dục; triết lý giáo dục, xây dựng và ban hành hệ tiêu chí, chỉ số thống kê, cơ sở dữ liệu về GD-ĐT.

“Như GS Nguyễn Quý Thanh đã nhấn mạnh, chúng ta rất cần nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về giáo dục. Trong nghiên cứu, tính khoa học, bằng chứng khoa học là vô cùng quan trọng”, ông Phúc nói.



Source link

Cùng chủ đề

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc động. ...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Khởi nghiệp từ đại học: Tại sao không?

TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, ĐH Quốc gia Hà Nội (CSK) tổ chức lễ ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, ĐH Quốc gia Hà Nội (CSK) tổ chức lễ ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và...

Người kỹ sư đam mê nghiên cứu khoa học

Anh Nguyễn Trọng Nhân - Tổ trưởng vận hành thiết bị, Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (TPHCM) luôn được đồng nghiệp nể phục bởi tinh thần đam mê sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Gắn bó nhiều năm với ngành cấp nước, anh hiểu rõ thuận lợi, cả khó khăn, rủi ro của người lao động. ...

Gần 200 người học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế

Ngày 16-12, gần 200 học viên đến từ các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp đã tham gia khóa học chuyên gia 'Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế'. Lệ thuộc vào AI...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người đẹp Malaysia đăng quang Miss Charm 2024, Quỳnh Nga giành ngôi á hậu 2

Xuất sắc vượt qua 35 thí sinh quốc tế, người đẹp Rashmita Rasindran đến từ Malaysia trở thành chủ nhân chiếc vương miện Miss Charm 2024. Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Nga của Việt Nam nhận danh hiệu á hậu 2. Miss Charm 2024 Rashmita Rasindran xúc động khi nhận vương miện từ "người tiền nhiệm" Luma Russo ẢNH: BTC Chung kết Miss Charm 2024 khép lại khuya 21.12 tại TP.HCM với màn đăng quang của người đẹp Rashmita Rasindran đến...

Vũ khí của Việt Nam: Súng tiểu liên Việt Nam

Từ năm 2023, người dân đi qua cơ quan Bộ Quốc phòng và các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng... đều ngạc nhiên khi thấy bộ đội làm nhiệm vụ cảnh vệ mang loại súng mới, khác hẳn với súng AK băng đạn cong thường lệ. Đó là tiểu liên STV-022, một trong những loại súng mới, hiện đại của VN. Nhiệm vụ bí mật Cố thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), trong hồi ký của mình,...

Đưa đội tàu Việt tiến ra biển lớn

Không chỉ đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo nhờ sản xuất những tàu chiến hiện đại, những siêu tàu khách ra đời bởi các nhà máy đóng tàu trong nước đang đưa ngành đóng tàu VN tiến thẳng vào bản đồ tàu biển thế giới.   Tàu Thăng Long được vận hành bởi Phú Quốc Express, đóng tại Hải Phòng, hạ thủy vào tháng 5.2022. Đây là tàu cao tốc 1 thân lớn nhất VN với sức...

Cần 80.000 đơn vị máu cho điều trị dịp tết

Chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ lần thứ 17 sẽ diễn ra ngày 29.12 tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương trình do Báo Tiền Phong chủ trì, phối hợp Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, Đoàn TNCS Hồ Chí...

Mùa hoa tháng mười hai

Bài đọc nhiều

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Chuyện người gieo chữ ở Cà Lò

TP - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Lý Thanh Trầm về quê hương, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, gieo chữ. Sau 6 năm “trồng người”, nữ giáo viên sinh năm 1991 được phân công đến điểm trường Cà Lò, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Khánh Xuân, Bảo Lạc. Cà Lò là xóm xa xôi, văn minh chưa gõ cửa, không điện, không nước, không sóng điện thoại… TP -...

Hơn cả một thú chơi

Sưu tầm figure đem đến cảm xúc đặc biệt thông qua sự kết nối với ký ức, niềm vui sở hữu và sự gắn kết cộng đồng ...

Ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Metro TP.HCM?

Những ngày này, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ít ai biết logo và các hạng mục nhận diện thương hiệu của HCMC Metro lại do một nhóm sinh viên tái thiết kế...

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ...

Giảm bao nhiêu tiền trong chi phí học tập?

Nếu từ năm học 2025-2026, trẻ mầm non dưới 5 tuổi ở TP.HCM được miễn học phí, phụ huynh sẽ giảm được một khoản tiền trong chi phí học tập của con em. Việc miễn học phí này còn có ý nghĩa trong...

Mới nhất

Chặng đường 80 năm anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc, trở thành biểu tượng của ý chí quật cường, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do. Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân...

Đưa đội tàu Việt tiến ra biển lớn

Không chỉ đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo nhờ sản xuất những tàu chiến hiện đại, những siêu tàu khách ra đời bởi các nhà máy đóng tàu trong nước đang đưa ngành đóng tàu VN tiến thẳng vào bản đồ tàu biển thế giới.   Tàu Thăng Long được vận hành bởi Phú Quốc Express,...

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.

Cần 80.000 đơn vị máu cho điều trị dịp tết

Chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ lần thứ 17 sẽ diễn ra ngày 29.12 tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương...

Fed đau đầu “dè chừng” loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.

Mới nhất

Hơn cả một thú chơi

Mùa hoa tháng mười hai