Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều tình huống "dở khóc, dở cười"

Nhiều tình huống “dở khóc, dở cười”


Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 1

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 2

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 3

Những ngày qua, sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3, quận Nam Từ Liêm thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trên địa bàn một phường 70.000 dân với vài chục toà chung cư cao tầng mọc san sát mà chỉ có 2 trường tiểu học công lập, việc thiếu trường lớp đã được nhìn thấy từ lâu. Sau thời gian mong chờ, Trường Tiểu học công lập Tây Mỗ 3 xây mới, đi vào hoạt động mang lại niềm phấn khởi cho cư dân. Nhiều phụ huynh thầm nghĩ, từ năm học này, con họ sẽ không phải đi học cách nhà 4-5 km với đoạn đường nhiều xe tải và bụi bặm nữa mà chỉ đi bộ vài trăm mét là đến trường. Vậy nhưng, khi họ đến trường nộp hồ sơ thì nhận được thông tin: Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 đã đủ chỉ tiêu, năm nay trường chỉ tuyển sinh lớp 1 và mỗi lớp chỉ bố trí 35 học sinh.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 4

Theo thông tin từ UBND quận Nam Từ Liêm, Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 được tách Trường Tiểu học Tây Mỗ nên nhận từ trường này 1.111 chỉ tiêu; trong đó, 100% học sinh khối 2, 3, 4, 5 từ Trường Tiểu học Tây Mỗ chuyển về và 460 học sinh lớp 1 (nhờ trường này tuyển sinh hộ trước đó). Không chấp nhận lý lẽ trên, hàng trăm phụ huynh học sinh đã tập trung tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 để được nghe câu trả lời thoả đáng từ chính quyền địa phương. UBND quận Nam Từ Liêm, Phòng GD&ĐT quận đã tính toán, rà soát, cẩn trọng đưa ra phương án tối ưu nhất, giải quyết nguyện vọng của phụ huynh và bảo đảm quyền học tập của học sinh.

Sự việc tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 là câu chuyện khá điển hình, phản ánh thực trạng thiếu trường công lập hiện nay tại Hà Nội, nhất là tại các khu vực có tốc độ phát triển nóng, địa bàn nhiều chung cư. Tuy nhiên, tình huống tụ tập, xếp hàng đông người, thậm chí đạp đổ cổng trường, mục đích để nộp hồ sơ xin học cho con từng xảy ra từ hơn thập kỷ trước tại Trường PTCS Thực nghiệm, Hà Nội. Và trong mùa tuyển sinh năm 2023, cảnh tượng phụ huynh xếp hàng xuyên đêm để nộp hồ sơ nhập học cho con cũng xảy ra liên tiếp tại khu vực nội đô.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 5

Còn nhớ, vào tháng 6/2023, khoảng 200 phụ huynh xếp hàng từ chiều tối đến qua đêm tại cổng Trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông, những mong nộp hồ sơ cho con vào lớp 1. Là một trong số đó, anh Nguyễn Văn Trường, trú tại quận Hà Đông kể lại: “Chiều 12/6, tất cả mọi người xếp hàng trật tự, thủ thỉ hỏi chuyện nhau rất thân mật nhưng sau một đêm vạ vật, đến đầu giờ sáng 13/6, khi trường bắt đầu nhận hồ sơ, một số người đến sau đã xô đẩy khiến không khí cổng trường trở nên náo loạn, thậm chí có người bị chèn ép đến rách áo. Tình hình chỉ yên ắng trở lại sau khi có lực lượng công an phường đến yêu cầu phụ huynh bình tĩnh, giữ trật tự”.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 6

Tình trạng xếp hàng tại cổng trường mang theo ghế nhựa, nước uống vì xác định sẽ thức trắng đêm xảy ra ngày 5/7/2023 tại cổng Trường THPT Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Với mong muốn giành được một suất nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con, nhiều phụ huynh đã mai phục ở cổng trường từ tối 4/7, xếp chỗ xuyên đêm chờ trời sáng. Cố thủ đến gần 11 giờ trưa 5/7, thời tiết lên đến gần 40 độ, đoàn người mệt rũ, mồ hôi túa ra như tắm, mặt mũi nhăn nhó nhưng quyết không rời vị trí để nộp bằng được hồ sơ.

Ngoài cảnh tượng xếp lốt xuyên đêm nộp hồ sơ đầy ám ảnh kể trên, Hà Nội còn xảy ra tình huống “có một không hai” trong tuyển sinh, đó là bốc thăm để giành suất học tại trường mầm non công lập. Tình huống trớ trêu này xảy ra tại Trường Mầm non Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai vào sáng 27/8/2022. Theo giải thích của Ban giám hiệu, sở dĩ có trò bốc thăm may rủi là bởi năm học 2022 – 2023, Trường Mầm non Hoàng Liệt nhận được 226 hồ sơ của trẻ 5 tuổi, tăng 100 so với dự kiến. Với hai nhóm trẻ 4 và 3 tuổi, số lượng hồ sơ đăng ký lần lượt là 290 và 423 (dự kiến chỉ tuyển sinh lần lượt 88 và 245 cháu). Như vậy, trường có 380 hồ sơ vượt chỉ tiêu vì tổng số học sinh có thể nhận theo quy định là 559 trẻ ở độ tuổi từ 3-5. Cuộc bốc thăm giành suất học mầm non diễn ra căng thẳng, kịch tính cùng nhiều mô hôi, nước mắt của phụ huynh.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 7

Trong văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 – 2025 với cấp tiểu học, Bộ GD&ĐT một lần nữa nhắc lại quy định cũ tại Điều lệ trường tiểu học, đó là sĩ số không quá 35 học sinh/lớp và yêu cầu các trường học trên cả nước phải thực hiện. Theo dõi thông tin trên, giáo viên, phụ huynh các trường công lập ở nội đô Hà Nội đều cho rằng, quy định về sĩ số các cấp học chỉ khả thi với các trường học ở khu vực ngoại thành còn tại các quận nội thành, do tốc độ tăng dân số, nhất là tăng dân số cơ học quá nhanh, số học sinh/lớp khó có thể đáp ứng yêu cầu.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 8

Đánh giá tác động của quá tải trường lớp lên sức khoẻ học sinh, bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Linh, Bệnh viện 198 – Bộ Công an cho rằng, việc học sinh phải ngồi học chen chúc; bàn ghế kê sát nhau, kê gần bảng… là một trong những yếu tố tác động đến tình trạng mắc các bệnh về mắt ở trẻ. Qua khảo sát, không ít lớp bậc tiểu học tại Hà Nội có hơn 85% học sinh mắc tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị và phải đeo kính.

Vượt sĩ số học sinh/lớp cũng là lý do cản trở quá trình công nhận mới, công nhận lại trường chuẩn quốc gia (CQG) của nhiều trường học trên địa bàn các quận nội đô. Hơn chục năm qua, Cầu Giấy luôn là đơn vị đứng đầu TP về chất lượng giáo dục cả đại trà và mũi nhọn nhưng tỉ lệ trường đạt CQG tại quận này rất khiêm tốn, chưa kể, quận luôn trong cảnh chật vật giữ chuẩn.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 9

Năm học 2022 – 2023, quận Cầu Giấy có 99 trường (tăng 4 trường so với năm học trước). Đến tháng 9/2022, tổng số trường đạt CQG trên địa bàn quận là 20 trường (6 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 7 trường THCS) chiếm tỉ lệ 20%; trong đó chỉ có 12 trường công lập. Báo cáo với Đoàn khảo sát HĐND TP Hà Nội tháng 10/2022, Trưởng phòng GĐ&ĐT quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh cho biết, các trường công lập thuộc quận chưa được công nhận CQG do số học sinh trên lớp vượt quá quy định, thiếu các phòng chức năng. Một số trường diện tích quá nhỏ, thiếu không gian hoạt động trong khi một số trường mới thành lập lại chưa đủ thời gian hoạt động theo quy định.

Thiếu trường lớp trở thành “từ khoá” được nhắc đến tại các hội nghị về văn hoá – xã hội của TP nói chung và hội nghị của ngành giáo dục & đào tạo nói riêng. Đây cũng là nỗi lo lắng, trăn trở của người dân Thủ đô, nhất là trước mỗi đợt tuyển sinh đầu cấp.

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 10

(Còn tiếp)

Bài 1: Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" - Ảnh 11

14:13 29/08/2024



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bai-1-nhieu-tinh-huong-do-khoc-do-cuoi.html

Cùng chủ đề

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(NADS) - Tối ngày 7/11, Lễ khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế. ...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

7 lợi ích của nước mía mà ít người biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 1. Nguồn năng lượng tự nhiên giúp phục hồi nhanh chóng Với thành phần chứa nhiều sucrose - một loại đường tự nhiên, nước mía có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động hoặc làm việc căng thẳng. Bác sĩ M. Kavitha từ Bệnh viện Prashanth,...

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

Mới nhất