Trang chủDi sảnNhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ

Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ

 Thêm nhiều tư liệu mới góp phần nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành vừa được các nhà khoa học tìm thấy trong nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.
 

Ngày 24-1, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ với mục đích tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính Điện và kiến trúc phía Đông Thành nhà Hồ.

video-thumbs.mediacdn.vn/nld/5jfvp0slq3woa0d9sx4ccdoyh4zuf1/2021/01/24/plugin-untitled-project-1611466126854-66d67.jpg&_info=bfa5c2a1aabc4dde87c656ea91b48b03" data-width="600px" data-height="400px" data-vid="nld/5jfvp0slq3woa0d9sx4ccdoyh4zuf1/2021/01/24/plugin-untitled-project-1611466126854-66d67.mp4">
 

Theo đó, sau 6 tháng tiến hành khai quật tại 2 hố (có diện tích khoảng 8.000 m), các nhà khoa học, nhà sử học đã tìm thấy được nhiều di vật, cứ liệu quan trọng góp thêm tư liệu mới để phục vụ cho dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ.

Từ kết quả khai quật, các nhà khoa học nhận xét: Về địa tầng và tầng văn hóa, cơ bản địa tầng và tầng văn hóa của hố khai quật năm 2020 là tương tự như các hố khai quật từ năm 2004 và 2010 với sự xuất hiện các dấu tích kiến trúc và các lớp đất đắp gia cố thời Hồ và Lê Sơ. Về di tích, các nhà hoa học đã xác định được 4 dấu tích kiến trúc thời Hồ, 2 lớp kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng với các di tích móng cột gia cố, bó nền, nền kiến trúc…

CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 2.

Hình ảnh hố khai quật bên trong Thành nhà Hồ

Về di vật, vật liệu kiến trúc đã tìm thấy nhiều loại hình gạch trang trí hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền thời Lý-Trần, hoa dây thời Lê sản xuất tại Thăng Long và nhiều loại hình gạch vuông, gạch chữ nhật, gạch có in chữ Hán được sản xuất tại Thành nhà Hồ. Đồng thời, quá trình khai quật cũng tìm thấy khá nhiều mảnh gốm men thời Trần-Hồ và thời Lê Sơ.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam (chủ nhiệm dự án), cho biết cuộc khai quật khảo cổ học Thành nhà Hồ năm 2020 có quy mô tương đối lớn, do vậy lần đầu tiên có thể nhận diện tương đối rõ nhiều di tích kiến trúc thuộc nhiều loại hình kiến trúc khác nhau thuộc Vương triều Hồ tại Thành nhà Hồ. Đồng thời, cuộc khai quật cũng phát hiện thêm một số dấu tích kiến trúc thuộc thời Lê sơ (thế kỷ 15), thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-17) minh chứng cho quá trình sử dụng lâu dài Thành nhà Hồ trong lịch sử.

CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 3.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng (đeo kính) đi kiểm tra kết quả khai quật

“Căn cứ vào thư tịch cổ và vị trí của hố khai quật, có thể dự đoán hố khai quật ở khu vực Nền Vua đã làm xuất lộ một tổ hợp kiến trúc tương đối hoàn chỉnh gồm có kiến trúc chính ở trung tâm, phía trước có 2 kiến trúc cổng và dấu tích hệ thống hành lang bao quanh. Tên gọi Nền Vua, vị trí, quy mô và bố cục kiến trúc gợi ý có thể đây là một dấu tích kiến trúc quan trọng bậc nhất ở khu Trung tâm của Kinh đô nhà Hồ”- Phó giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín thông tin.

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản thế giới Thành nhà Hồ, cho biết đợt khai quật này ở hố khai quật phía Đông, dấu tích kiến trúc của Vương triều Hồ, được nối tiếp thêm vào thời Lê sơ và Lê Trung Hưng đã bước đầu nhận diện có 5 đơn nguyên kiến trúc thời Hồ được kết cấu khá chặt chẽ bao gồm 1 kiến trúc chính ở trung tâm có 9 gian, kết hợp với một số kiến trúc có quy mô nhỏ hơn và hệ thống dấu tích hành lang bao quanh được xây cất hết sức quy chuẩn và cẩn thận.

CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 4.
CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 5.

Nhiều hiện vật là những tư liệu mới giúp ích rất lớn cho quá trình tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính Điện và kiến trúc phía Đông Thành nhà Hồ

“Theo dân gian gợi ý có thể di tích ở khu vực này thuộc Đông Thái Miếu thờ tổ tiên nhà Hồ. Tuy nhiên, để khẳng định được điều này, cần phải có nhiều nghiên cứu trong tương lai mới có thể kết luận được bởi trong Thành nhà Hồ, ngoài Chính điện, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu, chính sử còn ghi có nhiều cung điện khác như cung Phù Cực, cung Nhân Thọ… Tuy nhiên, việc tìm thấy một cụm kiến trúc khá hoàn chỉnh ở phía Đông cũng là một phát hiện hoàn toàn mới ở trong thành Nhà Hồ, góp phần nhìn nhận rõ thêm diện mạo tổng thể của khu di sản Thành nhà Hồ”- ông Linh nói.

Cũng theo ông Linh, từ giá trị của cuộc khai quật, đoàn khai quật bước đầu kiến nghị với các cấp quản lý có thẩm quyền xem xét cho phép tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu theo các kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ông Linh cũng cho rằng nên sớm có kế hoạch khẩn trương thu hồi các diện tích trong Nội thành, trước mắt là con đường Hoàng gia và một số khu vực trung tâm để phục vụ công tác khai quật khảo cổ học sắp tới và có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chuẩn bị xây dựng kế hoạch bảo tồn và trưng bày tại chỗ để phát huy giá trị của khu Di sản thế giới Thành Nhà Hồ.

CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 6.

Nhiều dấu tích quan trọng được tìm thấy tại khu vực phía Đông nội thành

Tại buổi công bố, nhiều nhà khoa học vui mừng nhận định việc khai quật lớn những năm qua, đặc biệt là năm 2020 đã chứng minh tiềm năng to lớn của di sản dưới lòng đất của Thành nhà Hồ và trong tương lai nếu từng bước nghiên cứu, có thể các nhà khoa học sẽ dần dần khôi phục được hầu hết mặt bằng của Kinh đô như kiểu Di sản Thế giới Nara (Nhật Bản).

CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 7.
CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 8.
CLIP: Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh 9.

Cuộc khai quật quy mô lần này đã tìm thấy được nhiều di vật, cứ liệu quan trọng góp thêm tư liệu mới để phục vụ cho dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/clip-nhieu-phat-hien-moi-tai-di-san-the-gioi-thanh-nha-ho-20210124083147993.htm

Cùng chủ đề

Tìm thấy chính điện thành nhà Hồ

Ngày 24/1, tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học đã phối hợp tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di sản thành nhà Hồ năm 2020. Công tác khai quật khảo cổ thành nhà Hồ năm 2020 được tiến hành tại 2 hố khai quật mang ký hiệu 20.TNH.H1 (4.500m2) và 20.TNH.H2 (3.500m2), với tổng diện tích khai quật là 8.000m2. Kết...

Học sinh 3 tốt Hoàng Ngọc Nhi: Biết mình ở đâu và cần nỗ lực ra sao

Giỏi đều các môn từ tự nhiên tới xã hội, cô học trò Hoàng Ngọc Nhi (lớp 11 Trường TiH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm, TP.HCM) vừa được tuyên dương trong số các điển hình "Học sinh 3 tốt" cấp trung ương năm nay. ...

Đổ mồ hôi đứng bếp nấu thứ nước sóng sánh, thơm ngọt “gọi” Tết

(Dân trí) - Nước mía trong quá trình đun, cô đặc thành mật, tỏa ra mùi thơm nức mũi. Thứ nước đặc biệt này mỗi năm chỉ sản xuất một vụ để "đón Tết". Từ khoảng giữa tháng 11 âm lịch, khi cây mía đã tích đủ lượng đường cần thiết, người dân xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An bắt đầu thu hoạch. Mía được chặt xuống, bỏ ngọn, bó thành từng bó để thuận lợi cho vận...

Từ 29-3: Bỏ thi IELTS trên giấy, chỉ còn thi trên máy tính

Hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị 'khai tử' ở Việt Nam từ ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình thức thi trên máy tính. Thông cáo báo chí được British Council và IDP phát đi sáng nay, 7-1, cho biết...

Thành Nhà Hồ – di sản văn hóa thế giới

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thành Nhà Hồ còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, là kinh đô của nước Đại Việt - vương triều Trần từ năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Anh Tuấn mang show về Sài Gòn

(NLĐO) - Sau những chuyến du ngoạn ở Singapore, Úc, ca sĩ Hà Anh Tuấn quyết mang "Sketch a rose" về Sài Gòn. ...

Lãnh đạo đồng loạt bán ra, cổ phiếu Phát Đạt gặp áp lực lớn

(NLĐO)- Tổng Giám đốc và 2 phó tổng giám đốc của Phát Đạt đồng loạt đăng ký bán gần 1,6 cổ phiếu PDR từ ngày 9-1 tới ...

TP Thủ Đức công bố sớm kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 của 3 trường “hot”

(NLĐO)- TP Thủ Đức là địa phương sớm nhất tại TP HCM công bố kế hoạch khảo sát vào lớp 6 ở 3 trường "hot" nhất TP ...

Lý giải đà tăng giá của mặt bằng cho thuê

Dù làn sóng trả mặt bằng ngày càng nhiều nhưng giá thuê vẫn không giảm, nguyên nhân do đâu? ...

Phát triển Gia Lai dựa trên 3 trụ cột chính

Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch là 3 trụ cột chính cần thúc đẩy để phát triển Gia Lai thành tỉnh khá của duyên hải miền Trung - Tây Nguyên ...

Bài đọc nhiều

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Tìm thấy chính điện thành nhà Hồ

Ngày 24/1, tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học đã phối hợp tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di sản thành nhà Hồ năm 2020. Công tác khai quật khảo cổ thành nhà Hồ năm 2020 được tiến hành tại 2 hố khai quật mang ký hiệu 20.TNH.H1 (4.500m2) và 20.TNH.H2 (3.500m2), với tổng diện tích khai quật là 8.000m2. Kết...

Thành Nhà Hồ – di sản văn hóa thế giới

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Thành Nhà Hồ còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, là kinh đô của nước Đại Việt - vương triều Trần từ năm...

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.   “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể...

Cố đô Huế – Nơi di sản thăng hoa

 Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.   Chiều ngày 23/11, nhân dịp 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024), tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức một chuỗi sự kiện: Khánh thành Điện Thái Hòa, đón nhận Bằng công nhận...

Mới nhất

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối...

Cô gái 17 tuổi Việt Nam đạt giải thưởng danh giá The Diana Award 2024

Vào đầu tháng 12.2024, Dương Khánh Ngọc (Emma), 17 tuổi, sống tại TP.HCM, đã vinh dự nhận giải thưởng danh giá The Diana Award từ Vương quốc Anh. Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh những thanh thiếu niên có đóng góp tích cực cho xã hội, tiếp nối di sản ý nghĩa của cố Công nương...

Cố đô Huế – Nơi di sản thăng hoa

 Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.   Chiều ngày 23/11, nhân dịp 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024), tại thành phố Huế,...

Tái hiện Tết Đoan Ngọ trong hoàng cung xưa

Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” tại Hoàng Thành Thăng Long nhằm bảo tồn, tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc. Chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” gồm các hoạt động như: Trưng...

Mới nhất

Sống lại một hoàng cung