Trang chủNewsNhân quyềnNhiều nhà khoa học trao đổi về giải pháp thực hiện mục...

Nhiều nhà khoa học trao đổi về giải pháp thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam


z4841901073577_61c38d9033c4ebc6f4ecddff10e07e8d.jpg
TS. Nguyễn Song Tùng – Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn chủ trì Hội thảo

Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Song Tùng – Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Vũ Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách Khoa thư Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc – Phó Viện trưởng Viện Xã hội học; Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; Viện Nghiên cứu Trung Quốc; Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam cùng các Viện chuyên ngành và các khách mời tham gia.

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Song Tùng – Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn cho biết, hiện nay các hệ sinh thái trên trái đất đang tiếp tục suy thoái hoặc biến đổi, đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người, chạm ngưỡng không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Để ngăn chặn biến đổi khí hậu (BĐKH), hướng tới sự phát triển bền vững, tại Hội nghị COP26, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính (KNK) với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Trong đó, chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang ưu tiên năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm. Tuy nhiên, theo nhiều tổ chức quốc tế, chuyển đổi năng lượng, cùng với sử dụng hiệu quả năng lượng chỉ đóng góp được 55% cho mục tiêu giảm phát thải KNK, còn 45% nằm ở các giải pháp kinh tế tuần hoàn.

Trong bối cảnh đó, kinh tế tuần hoàn là nền tảng, tạo ra “chìa khóa vàng” giúp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero như đã cam kết, cũng như góp phần chống lại biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, để phát triển bền vững.

img_5518.jpg
TS. Nguyễn Thị Liễu – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình bày tham luận

TS. Nguyễn Thị Liễu – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chia sẻ tại hội thảo, phát thải ròng bằng 0 hay “Net Zero” là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Để giải quyết những thách thức trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra chiến lược, mục tiêu trong tương lai, trong đó có xây dựng khung chính sách phát triển thị trường carbon.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã quy định việc tổ chức và thực hiện thị trường carbon. Hiện nay, Bộ TN&MT đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”. Theo đó, đến năm 2025 Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.

img_5530.jpg
Ông Vũ Quốc Anh, Quản lý dự án của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) – Điều phối Liên minh Hành động vì khí hậu trình bày tham luận

Ông Vũ Quốc Anh, Quản lý dự án của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) – Điều phối Liên minh Hành động vì khí hậu cho biết, cam kết Net Zero đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác và hỗ trợ quốc tế dành cho Việt Nam, cũng như đặt ra nhiệm vụ xem xét và cập nhật các chính sách, chiến lược quốc gia trong công tác ứng phó với BĐKH và giảm phát thải KNK.

Ông Quốc Anh cho rằng, các biện pháp như đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu dựa trên carbon, thúc đẩy thương mại hàng hóa xanh, xóa bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, hỗ trợ kinh tế tuần hoàn, đảm bảo các đối tác thương mại áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao, phát thải các-bon thấp, trợ cấp cho các ngành công nghiệp ít phát thải… đang được áp dụng ngày càng rộng rãi để buộc các quốc gia phát triển kinh tế carbon thấp, sử dụng năng lượng sạch.

Nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào cuối thế kỷ, nhiều nước đã áp dụng những công cụ chính sách đa dạng dựa vào thị trường và các công cụ khác trong chiến lược dài hạn để hướng tới mục tiêu này.

TS. Nguyễn Đình Đáp – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, việc giảm thiểu và loại bỏ chất thải và ô nhiễm sẽ giảm phát thải KNK trong toàn bộ chuỗi giá trị bằng cách luân chuyển, thu giữ lại năng lượng có trong các sản phẩm và vật liệu, tái tạo tự nhiên giúp cô lập và thu giữ được carbon. Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…

img_5535.jpg
Hội thảo “Lộ trình và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu Net Zero của Việt Nam”

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng trao đổi, thảo luận việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế cacbon thấp hướng tới phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định trong bối cảnh nước ta còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.

Do đó, các kiến nghị chính được đưa ra bao gồm: Xây dựng cơ chế khuyến khích việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy và tham gia hợp tác quốc tế hiệu quả trong các hiệp định và cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu và phát triển xanh; tập trung xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn ở một số ngành, lĩnh vực thành công để làm cơ sở phổ biến, nhân rộng;

Đồng thời, hỗ trợ tiếp cận theo phương thức đầu tư hợp tác công tư nhằm huy động tối đa nguồn lực các bên liên quan và đầu tư nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức đại diện doanh nghiệp để tăng cường khả năng tập hợp, đối thoại, góp ý hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, phổ biến chính sách pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế với các tiêu chuẩn cao…



Nguồn

Cùng chủ đề

Chung tay nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ Net Zero

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học "Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam (KC.16/24-30)". ...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói

Sáng nay (24/11), Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”. Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo...

Bộ trưởng TN&MT ‘lắng nghe nông dân nói’, khơi thông nguồn lực đất đai

Tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường lắng nghe nông dân nói" diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội, nhiều ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của người dân được gửi đến với mong muốn được giải đáp các thắc mắc về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, những chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong...

Tài chính khí hậu – mục tiêu NetZero và cơ hội của nông dân

Từ Baku, Azerbaijan, trong khi Hội nghị COP29 tiếp tục hướng đến mục tiêu huy động tài chính toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia trong việc thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã có những nông...

Phát động cuộc thi “Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô”

Kinhtedothi - Chiều 21/11, tại Cung Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động cuộc thi “Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô - Sao Kim”. Phát động cuộc thi, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Quang Hưng cho biết, cuộc thi "Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô - Sao Kim" nhằm phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, xung kích của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyến Metro số 1 chính thức khai trương, người dân được miễn phí đi tàu 1 tháng

Sáng nay (22/12), UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại ga trung tâm Bến Thành, quận 1. Để giúp người dân dễ tiếp cận tàu điện, 150 buýt điện lộ trình kết nối ga...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Bài đọc nhiều

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Cùng chuyên mục

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

Mới nhất

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Hợp nhất thông tư Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Bộ VHTTDL đã có văn bản số 5538/VBHNTT-BVHTTDL về việc đăng tải Văn bản hợp nhất Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,...

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái kéo dài, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nóng của thị trường, các phi vụ lừa đảo cũng gia tăng.

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công nghệ quốc phòng của nước này. Tên lửa BM-300, do Iran tự sản xuất,...

Công ty bất động sản ở TP.HCM vay 6.900 tỉ trái phiếu trong 1 ngày: Ai đứng sau?

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Newco vừa hoàn tất phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.900 tỉ đồng chỉ trong 1 ngày. ...

Mới nhất

Nhìn những ngày xưa cũ