Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều giáo viên mong mỏi điều này

Nhiều giáo viên mong mỏi điều này

Không ít trường hợp bạo lực học đường xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhiều giáo viên cho biết đã đến lúc cần tăng cường an ninh trường học.

Bạo lực học đường: “Tôi rất buồn và thất vọng”

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Từ Thị Thoa, giáo viên môn Lịch sử tại Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội cho biết, bản thân thực sự đau tim khi chứng kiến cảnh bạo lực học đường. Cô Thoa cho rằng, không phải học sinh vô cảm, thờ ơ khi đứng xem các bạn đánh nhau mà do các em chưa được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và khả năng giải quyết tình huống. Có thể do các em sợ bị liên lụy. Nếu giáo dục đồng bộ và toàn diện được thì xã hội sẽ thay đổi tích cực, tất cả mọi người được sống trong yêu thương và hòa bình.

img

Cô Từ Thị Thoa cho biết cần phải tăng cường an ninh trường học với các giải pháp kết hợp cả máy máy và con người. Ảnh: NVCC

Theo cô Thoa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường là do môi trường gia đình. Bố mẹ là những người ảnh hưởng, quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách, định hướng sống của con. Việc cha mẹ thiếu quan tâm, hỏi han con mỗi ngày, không có sự thấu hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những tâm tư, những hành vi cha mẹ đối xử với nhau khiến con trẻ bắt chước. Lý do thứ hai là do các em tiếp xúc với game bạo lực, những thay đổi về tâm sinh lý tuổi mới lớn, thích thể hiện nên gặp một chút hiềm khích là sẵn sàng tạo ra cuộc chiến. 

Cô Thoa nhấn mạnh, rất cần tăng cường an ninh trường học với các giải pháp như kết hợp cả máy móc và con người. Nhà trường bố trí camera ở các phòng học, hành lang, sân trường và cả những góc khuất sau trường. Ban an ninh và tổ giáo vụ phối hợp giáo viên hoặc Đoàn thanh niên để có những lần kiểm tra đột xuất cặp sách của học sinh, đi tuần tra các giờ ra chơi.

Ngoài 2 việc nêu trên, giáo viên và nhà trường có những biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh về hành động, hậu quả của hành động bạo lực, lồng ghép các tiết học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. Như vậy, sẽ trang bị cho học sinh nhận thức đúng đắn để các em có hành động đẹp, biết yêu thương, tôn trọng bạn bè, phát hiện các diễn biến tư tưởng của học sinh, định hướng tâm lý cho học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phát huy tốt vai trò của Ban tư vấn tâm lý học đường, hướng học sinh mạnh dạn tìm đến và chia sẻ với các thầy cô để được tham vấn xử lý các vấn đề khúc mắc của các em.

Thầy Nguyễn Hữu Quyết, giáo viên dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng nêu quan điểm: “Tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng trước những hành động thờ ơ hoặc cổ vũ của các em khi chứng kiến bạo lực học đường. Các em không chỉ làm tổn thương nạn nhân mà còn cổ xúy cho hành vi sai trái, khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả giới trẻ đều vô cảm nhưng có một bộ phận thờ ơ trước bạo lực học đường vì thiếu kỹ năng đồng cảm, tâm lý sợ liên lụy hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Đặc biệt là mạng xã hội, nơi bạo lực đôi khi được xem nhẹ hoặc thậm chí cổ vũ”.

img

Thầy Nguyễn Hữu Quyết, giáo viên dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: NVCC

Thầy Quyết cho rằng rất cần tăng cường an ninh giúp ngăn chặn bạo lực, đảm bảo an toàn cho học sinh, đồng thời xây dựng ý thức tuân thủ nội quy và trách nhiệm xã hội trong môi trường giáo dục.

Theo thầy Quyết, nguyên nhân của bạo lực học đường chính là sự thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình và nhà trường, ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội và việc thiếu chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực. Chúng ta cần giáo dục kỹ năng sống và lòng đồng cảm cho học sinh từ sớm, tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xử lý nghiêm các hành vi sai trái, đồng thời tạo môi trường giáo dục tích cực, an toàn để học sinh tự tin lên tiếng bảo vệ lẽ phải.

Cũng liên quan đến bạo lực học đường, mới đây, thầy Quyết trở thành người trẻ nhất nhận giải thưởng Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo 2024 của Hà Nội. Thầy đã có công trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên gắn với chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Công trình này đã đạt giải Sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố Hà Nội và được thành đoàn Hà Nội trao tặng là Công trình thanh niên tiêu biểu năm 2024.

Bạo lực học đường: Rất cần thiết tăng cường an ninh trường học

Là giáo viên dạy Văn tại Hệ thống Trường IVS ở Hà Nội, Bắc Ninh và TP.HCM – ngôi trường của rất nhiều học sinh cá biệt – thầy Trịnh Phú Sơn cũng khẳng định: “Chúng ta không thể kết luận tất cả những hành vi không can ngăn của học sinh khi chứng kiến bạn đánh nhau là vô cảm. Có thể hiểu vô cảm là một loại cảm xúc của con người với đặc trưng thờ ơ, không quan tâm với các sự kiện và vấn đề xung quanh, đặc biệt là những vấn đề gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần cho con người. Đôi khi các em không ngăn cản bởi do một mối liên quan nào đó hoặc do tâm lý sợ bị trả thù hoặc dính líu vào những việc mình không muốn”.

img

Thầy Trịnh Phú Sơn đang giảng dạy tại ngôi trường có nhiều học sinh cá biệt. Ảnh: NVCC

“Khi xem những hành vi bạo lực học đường rồi có em đứng nhìn, cổ vũ, tôi rất buồn. Toàn thể ngành giáo dục và xã hội luôn muốn hướng học sinh tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhưng bên cạnh đó những hành vi lệch lạc về đạo đức này vẫn tồn tại và trở thành điều đáng lo ngại trong giới trẻ.

Thầy Sơn cho rằng, có 2 loại bạo lực học đường là lời nói và thân thể. Trong quá trình 10 năm đứng lớp, bản thân thầy Sơn cũng chứng kiến học sinh đánh nhau, có khi là hai bạn và đôi lúc cũng là một nhóm học sinh. Việc đánh nhau diễn ra cả trong và bên ngoài trường học.

“Những năm gần đây, vấn đề ý thức nền tảng của giới trẻ bị thay đổi quá nhiều, khi việc xử dụng các thiết bị các nền tảng mạng xã hội một cách không kiểm soát về nội dung. Đôi khi trên mạng xã hội có 1 hành vi vi phạm pháp luật hay 1 video chưa chuẩn mực lại rất được các em thích thú xem. Nhiều em làm bạn với điện thoại, chạy theo phong cách sống tách biệt dần trở nên vô cảm. Sự kết nối giữa những đứa trẻ trở nên mong manh dễ xảy ra tình trạng bạo lực học đường và có em không can ngăn mà lại đứng nhìn, cổ vũ bạn đánh nhau. 

Do vậy, rất cần thiết tăng cường an ninh trường học nhưng vấn đề chúng ta sẽ làm thế nào để thực hiện hiệu quả? Giáo viên cần nắm vững tâm lý lứa tuổi và đặc điểm vùng miền nơi mà mình giảng dạy; Phân loại đối tượng học sinh để làm công tác tâm lý ngay từ khi chưa xảy ra sự việc. Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động kết nối thành viên trong lớp và xây dựng đội ngũ nòng cốt lớp hiệu quả vì chính các em là người phát hiện vấn đề từ khi nó mới nhen nhóm”, thầy Sơn cho biết.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho biết: “Học sinh chành chọe, đấm đá nhau thì đời nào cũng có nhưng hiện nay chúng ta phải lên án hành vi bạo lực trở nên nguy hiểm, không những vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó là sự vô cảm là những em không bảo vệ bạn mà còn a dua, đứng xem cổ vũ hai bên đánh nhau, quay phim, chụp ảnh. Điều này không những mất an toàn trong trường học mà học sinh không nhận thức đúng về đạo đức, xã hội, pháp luật. Chúng ta phải thấy được hết những hậu quả để có những quyết tâm ngăn chặn”.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng bạo lực học đường phải giải quyết thấu đáo, thường xuyên, đẩy mạnh thành chương trình giáo dục thường xuyên trong trường. Việc nhắc nhở các em phải nói đi nói lại bởi nhiều lúc nói xong các em lại quên đi mà hành động theo bản năng, không theo pháp luật.

“Giáo dục trong nhà trường rất quan trọng, phải là từ mầm non, tiểu học. Các em cần được giáo dục văn hóa học đường, kỹ năng sống để biết yêu thương, tôn trọng, tha thứ và có kỹ năng hòa giải, đàm phán, ra quyết định đúng đắn để làm”, TS Tùng Lâm cho hay.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-bo-phan-hoc-sinh-tho-o-truoc-bao-luc-hoc-duong-nhieu-giao-vien-mong-moi-dieu-nay-2024122006530286.htm

Cùng chủ đề

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

Lầu Năm Góc ngày 19.12 cho biết hiện có 2.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Syria, hơn gấp đôi so với con số 900 binh sĩ như số liệu thời gian qua. ...

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Tiếp tục lao dốc

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng trong nước giảm hơn 1 triệu đồng một lương do ảnh hưởng từ việc vàng thế giới xuống mức thấp nhất 1 tháng vào hôm qua. Giá vàng hôm nay 20/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 20/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Mưu sinh trong cái lạnh tê tái tại một ngôi chợ đầu mối ở Hà Nội

Giữa trời lạnh tê tái, người lao động tại chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai) vẫn phải ngâm mình trong nước lạnh, tay trần bắt cá, khiêng đá lạnh để mưu sinh. Họ kiên cường bám trụ, vượt qua khó khăn để cung cấp hải sản cho người dân. ...

Đào khai thác titan ở một xã ven biển TT-Huế vô tình đụng trúng tháp Chăm cổ xưa xác lập kỷ lục

Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, Tháp Phú Diên, xã xã Phú Diên, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được xác lập kỷ lục là “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Đối ngoại quốc phòng Việt Nam, phát huy truyền thống, vững bước hướng tới tương lai

Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tổng thể đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Nhân viên trường học: ‘Vào nghề gần 20 năm nhưng lương còn thua người giúp việc’

Nhiều nhân viên trường học chạnh lòng khi phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ, thu nhập còn chưa thỏa đáng, có những người vào nghề 15-20 năm nhưng nhận mức lương chỉ hơn 6 triệu đồng. Cô giáo Huyền Thanh (nhân viên trường tiểu học ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) chia sẻ, hiện nay cô làm văn thư trường tiểu học kiêm lưu trữ, thiết bị đồ dùng, có lúc kiêm cả nhân viên y tế nhưng không...

Công bố danh sách sinh viên nhận học bổng ‘Nâng bước thủ khoa 2024’

TPO - Ngày 19/12, Ban Tổ chức học bổng “Nâng bước thủ khoa” đã quyết định trao học bổng cho 90 sinh viên là tân thủ khoa trường, thủ khoa ngành, thứ hạng điểm cao đến từ các trường đại học trên toàn quốc.  TPO - Ngày 19/12, Ban Tổ chức học bổng “Nâng bước thủ khoa” đã quyết định trao học bổng cho 90 sinh viên là tân thủ khoa trường, thủ khoa ngành, thứ hạng...

Mới nhất

Thông điệp của hòa bình, hợp tác và phát triển

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế VN 2024. Dự khai mạc có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cùng nhiều lãnh đạo...

Hành trình tôn vinh Di sản Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 19/12 – Triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” đã chính thức khai mạc tại Di tích Đường...

Cô gái tí hon dũng cảm bước đến hôn nhân với chàng trai kém 14 tuổi

Thanh Hằng, cô ca sĩ nhỏ bé với "Bước chân tí hon giữa đời" (Tuổi Trẻ 22-3-2010) tổ chức đám cưới với Hà Văn Đông, chàng ca sĩ khiếm thị kém cô 14 tuổi. ...

Bản tin Mặt trận sáng 20/12

Bản tin Mặt trận sáng 20/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Sáng mãi truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ'; Hoạt động giám sát nâng cao vai trò của Mặt trận; Quảng Ninh: Phát huy vai trò phong trào thi đua trong tái thiết sau bão Yagi; Hơn 2.000 người tham gia...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Mới nhất