Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngNhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép

Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép


Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngành thép phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Theo Bộ Công Thương, ngành thép hiện nay gặp nhiều khó khăn do cầu thế giới và tăng trưởng kinh tế trong nước vẫn chưa phục hồi hoàn toàn so với giai đoạn trước đại dịch, đặc biệt là sự sụt giảm của ngành bất động sản dẫn đến nhu cầu thép đầu vào cho sản xuất các ngành công nghiệp xây dựng và xuất khẩu giảm; giá nguyên liệu tăng khiến chi phí sản xuất cao; tồn kho thép lưu thông ngoài thị trường còn ở mức cao; đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc dẫn đến gia tăng tồn kho số lượng lớn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống công nhân, người lao động.

Ngành thép vừa cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ trong tháng 11/2023, với sản xuất và tiêu thụ thép các loại đều tăng hơn 30% so với cùng kỳ
Bộ Công Thương đang xây dựng và dự kiến sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn. Năng lực sản xuất còn hạn chế, Việt Nam tiếp tục là quốc gia nhập siêu về thép. Sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật.

Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu thép cán (chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu), trong đó chủ yếu là thép cán nóng. Từ 2017 đến nay, Việt Nam đã sản xuất được thép cán nóng với sản lượng ngày một tăng, chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường trong nước. Ngoài ra, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu thép hình, một số sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (chiếm khoảng 20-25% nhu cầu tiêu dùng trong nước).

Ngành thép phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài (thép phế liệu, than cốc, quặng sắt, phôi thép, và các sản phẩm khác…), đặc biệt là trong sản xuất thép thô dẫn đến tình trạng bị động về giá, khi giá nguyên liệu đầu vào biến động thì giá thép trong nước cũng phải điều chỉnh theo.

Công nghệ sản xuất vẫn còn hạn chế. Ngoại trừ một số khu liên hợp gang thép mới hình thành thời gian gần đây có công nghệ khép kín từ thượng nguồn có công suất thuộc nhóm trung bình cao của thế giới như Khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Fomosa, Dung Quất… phần lớn các đơn vị sản xuất còn lại có quy mô nhỏ (dưới 0,5 triệu tấn/năm), sử dụng công nghệ không khép kín, lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng nên khả năng cạnh tranh thấp và gây ô nhiễm môi trường.

Nguy cơ mất thị trường nội địa

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng diễn ra sáng nay 15/6, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) nhận định, với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu thép, các nhà sản xuất thép Việt Nam đối diện với nguy cơ mất thị trường nội địa. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc xuất khẩu 45 triệu tấn thép, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Thép Trung Quốc tiếp tục ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Riêng 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép hơn 5,4 triệu tấn, tăng 42% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu thép từ Trung Quốc 3,7 triệu tấn, chiếm 68% tổng lượng nhập khẩu.

Thêm vào đó, tình trạng “cung vượt cầu” của nhiều sản phẩm thép trong nước cùng sự gia tăng thép nhập khẩu sẽ làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng thép thành phẩm nội địa trở nên khốc liệt hơn. Thị trường thế giới nhiều bất ổn, giá cước vận tại quốc tế tăng… cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp ngành thép“, ông Nghiêm Xuân Đa nói.

Trước những khó khăn hiện nay, Hiệp hội Thép Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam. Bộ Công Thương kịp thời áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh thương mại) nhằm ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước.

Đồng thời, đẩy nhanh đồng bộ các kênh kích cầu đối với sản phẩm thép như thị trường bất động sản, thị trường xây dựng, chương trình xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội, đẩy mạnh đầu tư công…

Hiệp hội thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại đối sản xuất thép ở nước ngoài. Bộ Công Thương cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình Chiến lược phát triển công nghiệp thép Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050, gắn với các chính sách đặc thù cho ngành thép tăng trưởng xanh và bền vững. Trong thời gian, chưa có Chiến lược phát triển ngành thép, cần có biện pháp quản lý đầu tư các dự án thép có quy mô lớn nhằm kiểm soát cân đối cung cầu, tránh lãng phí tài nguyên, vốn đất đai, bảo vệ môi trường giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sản xuất tiêu thụ xanh.

Hiệp hội Thép đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có chính sách ổn định tỷ giá, duy trì giá điện hợp lý, ưu đãi lãi suất vay vốn đầu tư với dự án thép có quy mô lớn bởi do đặc thù các dự án sản xuất thép cần chi phí đầu tư lớn, thời gian hu hồi vốn dài.

Hiệp hội đề nghị các đơn vị liên quan sớm nghiên cứu giải pháp và các gói tài chính xanh hỗ trợ doanh nghiệp thép chuyển đổi xanh theo Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu và cam kết của Chính phủ tại COP26.

Tiếp tục gỡ khó

Trả lời kiến nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định: Các ngân hàng luôn sẵn sàng đủ vốn để doanh nghiệp ngành thép, xi măng và vật liệu xây dựng vay khi có nhu cầu về vốn với những dự án khả thi. Tỉ giá hiện nay đang có dao động, nhưng vấn đề tỉ giá đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có hội nghị sâu hơn nữa về việc tháo gỡ khó khăn tín dụng cho các doanh nghiệp ngành thép, xi măng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ ‘lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”, đại diện Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Đại diện Bộ Tài chính đồng tình với ý kiến của Hiệp hội Thép Việt Nam về việc cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Theo đó, đối với thuế xuất nhập khẩu cần điều chỉnh theo hướng tăng dần, đầu vào ở mức thấp còn với các sản phẩm tinh hơn sẽ áp thuế cao hơn góp phần tạo ra rào cản pháp lý bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành thép, Bộ Công Thương đang xây dựng và dự kiến sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ cũng đang hoàn tất dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật phát triển công nghiệp trọng điểm. Theo đó, mục tiêu dài hạn là phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.

Về hỗ trợ vay vốn, Bộ Công Thương đã đề xuất Bộ Tài chính rà soát, cập nhật và có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu phù hợp đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá; đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích các ngân hàng thương mại triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh thép.

Đối với vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường, Bộ Công Thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá tác động của hoạt động nhập khẩu thép, tiếp nhận phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp kịp thời bảo vệ doanh nghiệp tại thị trường nội địa thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, tự vệ thương mại) và biện pháp kĩ thuật. Bên cạnh đó, Bộ cũng thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời, hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại sản phẩm thép ở nước ngoài.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, phải chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái; có rào cản kỹ thuật để giảm nhập khẩu, nâng cao chất lượng, tạo cạnh tranh tốt hơn.

Thủ tướng cũng đề nghị tập trung đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong giải quyết các điểm nghẽn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, phát triển bền vững ngành này tại Việt Nam.





Nguồn: https://congthuong.vn/nhieu-giai-phap-go-kho-cho-nganh-thep-326396.html

Cùng chủ đề

Ngành thép ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi

2 tháng xuất khẩu tăng gần 50%, ngành thép đã đã vượt qua cơn “bĩ cực”? Giá thép hôm nay ngày 9/3/2024: "Ông lớn" ngành thép tăng sản lượng Áp lực - vẫn bứt phá Đi qua năm 2023 với nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu tiêu thụ và giá thép xây dựng nội địa suy giảm, nhiều doanh nghiệp thép xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2024 tăng...

Xuất khẩu thép khởi sắc ngay từ đầu năm

Thị trường xuất khẩu chủ lực - tăng trưởng 3 con số Báo cáo Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép đạt 1,5 tỷ USD. Mặc dù tính riêng trong tháng 2, xuất khẩu sắt thép giảm ở mức thấp nhất trong 3 tháng qua, ước đạt 950 nghìn tấn, với trị giá 678 triệu USD, giảm 18,1% về lượng và 17,6% về trị giá so với tháng...

2 tháng xuất khẩu tăng gần 50%, ngành thép đã đã vượt qua cơn “bĩ cực”?

Tác động của CBAM: Lĩnh vực thép có khả năng giảm 4% giá trị xuất khẩuNgành thép nhu cầu và giá phục hồi, dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2024 Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sắt thép đạt 1,5 tỷ USD. Kết quả này được đánh giá khả quan bởi xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 2/2024 giảm mạnh,...

Tỷ phú Trần Đình Long bứt phá với ngành thép, tài sản sẽ lên 5 tỷ USD?

Bài 1: Người Việt giàu nhanh nhất thế giới, trông đợi các 'cỗ máy in tiền' Bài 2: Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD: Chờ một cú bứt phá thập kỷ Tài sản tăng gấp đôi Theo Forbes, tính tới 24/2, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) có khối tài sản 2,4 tỷ USD, tăng gấp đôi so với hồi tháng 11/2022. Sở dĩ tài sản của tỷ phú Trần Đình Long...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội còn 206 dự án bất động sản vướng mắc do sai phạm về quy hoạch

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đơn vị này đã giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở 777 dự án chung cư. Tuy nhiên, Hà Nội còn 206 dự án với khoảng 62.000 căn hộ có sai phạm do...

Kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng dương sau một năm bị âm

TPO - Sáu tháng đầu năm, kinh tế tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng hơn 2 %, so với năm 2023 bị âm. Theo lãnh đạo tỉnh này, kinh tế Bắc Ninh khởi sắc là do sản xuất công nghiệp phục hồi và thu hút nhiều nhà đầu tư mới. Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm, kinh tế Bắc Ninh tăng hơn 2,3 % so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khu vực...

Đề xuất rút ‘siêu dự án’ Sài Gòn Đại Ninh khỏi danh sách trọng điểm

TPO - Sở Tài chính Lâm Đồng cho rằng nên đưa siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh ra khỏi danh sách các công trình trọng điểm của tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 vì không khả thi. Sở Tài chính Lâm Đồng vừa có văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất lãnh đạo tỉnh xem xét đưa dự án khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại...

Thông tin tiến độ Dự án nạo vét thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Ðịnh An

Thông tin tiến độ Dự án nạo vét thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Ðịnh An - Cần ThơCảng vụ hàng hải Cần Thơ đang xem xét chấp thuận cho 3 doanh nghiệp thực hiện công tác khảo sát phục vụ lập báo cáo nghiên cứu chuyên sâu Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ. ...

Thị trường BĐS phía Nam, nhà ở hạng sang dẫn đầu nguồn cung

Thị trường tăng trưởng Từ đầu năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận dù đã có những tín hiệu tăng trưởng rất tích cực, nguồn cung dự án đang ngày càng cải thiện. Theo các chuyên gia, hiện nay ở tỉnh Bình Dương, Long An tâm điểm của BĐS đang là căn hộ chung cư giá bình dân và phân khúc đất nền với mức từ 2,5 -...

Cùng chuyên mục

Thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trước 31/12/2025

TPO - Lấy ví dụ, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đang được triển khai rất tốt, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ phát động phong trào thi đua hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025. Sáng 14/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng...

Sau lễ khai trương, The Filmore Da Nang càng khẳng định vị thế

Theo đại diện chủ đầu tư, lượng cuộc gọi, đăng ký tham quan và giao dịch thành công đối với sản phẩm căn hộ của The Filmore Da Nang đã tăng mạnh trong tuần qua, một tuần sau khi dự án chính thức khai trương. Ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản Đà Nẵng, nhất là phân khúc hạng sang và cao cấp, chỉ mới bước vào giai đoạn đầu tiên để phục hồi.Với nhiều lợi...

Phú Yên phê duyệt dự án đường ven biển nối huyện Tuy An với Thành phố Tuy Hòa

Phú Yên phê duyệt dự án đường ven biển nối huyện Tuy An với Thành phố Tuy HòaDự án Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An - Thành phố Tuy Hòa (giai đoạn 1) có chiều dài 14,6 km, tổng vốn đầu tư 2.228 tỷ đồng. Tuyến đường ven biển qua thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên....

Bước chuyển mình tích cực

Điểm sáng ngành công nghiệp alumin Báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Đắk Nông chỉ rõ, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 06 tháng đầu năm 2024 của Đắk Nông ước tăng 4,11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 2,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,54%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 5,43%; công nghiệp cung...

Lo ‘vênh’ giá nhập khẩu cát Campuchia làm đường vành đai 3 TPHCM

TPO - Theo tính toán của Ban Giao thông TPHCM, nếu nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về sử dụng làm cát san lấp cho dự án vành đai 3 TPHCM sẽ dẫn đến sự chênh lệch giá thành, khoảng 130.000 đồng/m3 so với giá thành cát trong nước. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (gọi tắt là Ban Giao thông, chủ đầu tư) vừa có...

Mới nhất

Bộ Tài chính khuyến cáo việc giả mạo văn bản, con dấu và website của Bộ

Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức của Bộ Tài chính và Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân. Đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao...

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024.   Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Văn phòng Thông tin và Báo chí Tổng...

Một ngày khám phá vịnh Lan Hạ

Vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh vốn nổi danh với đảo Cát Bà và kì quan thế giới vịnh Hạ Long. Có một địa danh liền kề với những thắng cảnh ấy là vịnh Lan Hạ, nơi còn chưa được nhiều người biết tới nhưng bất kì du khách nào đặt chân đến cũng ngỡ ngàng bởi cảnh sắc...

Huyện miền núi Thạch An (Cao Bằng) triển khai dự án, chính sách giảm nghèo bền vững

TPO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Thạch An phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46% năm 2022 xuống còn 34% năm 2023; trung bình giảm trên 5 - 6%/năm. Theo báo cáo; Thạch An là huyện miền núi có thành...

Việt Nam – Liên bang Nga sẽ ký nhiều thoả thuận nhân chuyến thăm của Tổng thống Putin

TPO - Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin đến Việt Nam, hai bên dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố chung và ký văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S. Bezdetko cho biết.   Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp...

Mới nhất