Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam -...

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc


Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường chứng kiến Lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng Cục Quản lý Giám sát thị trường Trung Quốc (Bắc Kinh, ngày 26/6/2023). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Những năm gần đây, quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Duy trì tăng trưởng

Nhận định từ các chuyên gia cho thấy trong năm 2024, Việt Nam và Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán nâng cấp FTA ASEAN – Trung Quốc phiên bản 3.0 nhằm mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh tế, thương mại cho các nước trong khu vực nói chung và hai nước nói riêng. Đặc biệt, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số.

Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 148,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 105 tỷ USD, tăng 32,5%.

Từ nay đến hết năm 2024, với đà cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc có thể tiến sát mốc 200 tỷ USD.

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc
Các phương tiện chở quả vải tươi chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Hiện tại, hai bên đang tích cực thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hơn nữa giao lưu thương mại giữa hai bên.

Về đầu tư, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án FDI đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 29,3%) và đứng thứ hai với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD (chiếm 13% tổng vốn đầu tư). Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ giải quyết vướng mắc tồn đọng trong một số dự án hợp tác kinh tế trước đây, tạo không khí tích cực cho các dự án hợp tác mới giữa hai nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhận định Trung Quốc là thị trường lớn với 1,4 tỷ dân, sức mua lớn. Đây là thị trường hấp dẫn với không chỉ hàng hóa Việt Nam mà còn là hàng hoá của nhiều quốc gia khác với tốc độ nhập khẩu lớn đối với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, nông lâm thủy sản… Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn như mã số vùng trồng, mã đóng gói, tiêu chuẩn xuất khẩu…

Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc đa phần là nguyên phụ liệu sản xuất nên không đáng lo. Cùng đó, Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều nông sản, hàng tiêu dùng từ Trung Quốc nên phải nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nội địa để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này giúp giảm bớt thâm hụt, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều khung khổ hội nhập như FTA ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Thế nhưng, khả năng tận dụng của Việt Nam chỉ khoảng 30 – 40%. Hơn nữa, thương mại điện tử xuyên biên giới được Trung Quốc tận dụng tương đối tốt để đưa hàng hóa sang Việt Nam.

Ngược lại, Việt Nam chưa tận dụng tốt ưu thế này nên cần nỗ lực tận dụng, xây dựng các kho hàng lớn ở biên giới nhằm đưa hàng vào sâu thị trường Trung Quốc.

Khai thác lợi thế

Tại Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đề xuất phía Việt Nam tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng; chú trọng triển khai các văn kiện hợp tác đầu tư và sáng kiến kinh tế số – phát triển xanh đã được hai bên thống nhất. Đồng thời đề nghị Việt Nam có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển các dự án điện; hợp tác khu công nghiệp; tiếp tục đàm phán và ký kết MOU về tăng cường hợp tác kinh tế trong chuỗi sản xuất và cung ứng…

Cùng đó, Bộ trưởng Vương Văn Đào kiến nghị giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại; trong đó, đàm phán và ký kết văn kiện hợp tác thương mại nông sản; tăng cường hợp tác thương mại điện tử; trao đổi về tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm xuất nhập khẩu; giải quyết thỏa đáng các vụ điều tra chống bán phá giá…. Mặt khác, đề xuất hai bên thảo luận và hoàn tất tiến trình gia nhập vào FTA của các thành viên mới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định hai bên cần tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng; trong đó, ưu tiên hợp tác về kinh tế số, phát triển xanh. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh của xe ôtô điện, Chính phủ Việt Nam quan tâm và ban hành một số cơ chế, chính sách về phát triển xe ôtô điện như chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô điện; khuyến khích sử dụng ôtô điện như ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ.

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc
Sản xuất ôtô điện của Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, tích hợp các nội dung về phát triển ô tô sử dụng điện, năng lượng xanh tại Việt Nam. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích tiêu thụ xe điện.

Mới đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Trái cây Việt Nam-Bốn mùa thơm ngon.” Dự kiến tới đây sẽ được bố trí miễn phí cho Việt Nam một gian hàng trưng bày sản phẩm trái cây, nông, lâm thuỷ sản vùng miền tại trung tâm Tân Địa Phát.

Trong khuôn khổ Diễn đàn giao thương, kết nối chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu trái cây Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, 4 ký kết cùng được thực hiện gồm Công ty cổ phần Ameii Việt Nam và Công ty Phát triển Tân Hợp Tác Bắc Kinh; Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hiệp hội Hoa quả Trung Quốc; Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khoa học Kỹ thuật Vân Điền Lương Phẩm Bắc Kinh; Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giao dịch Thương mại châu Á.

Báo cáo tại buổi hội kiến với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hà Lập Phong, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện đưa nông sản chất lượng cao của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc. Cùng đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu một số sản phẩm, lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc như sản phẩm sữa, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến…; đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào địa phương nội địa, hệ thống bán lẻ cũng như các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc.

Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phối hợp tạo thuận lợi và phân luồng thông quan hiệu quả giữa các cửa khẩu biên giới, tránh tình trạng hàng hóa chỉ tập trung vào một số cửa khẩu nhất định gây ùn ứ cục bộ, nhất là với nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, kiến nghị Quốc vụ viện Trung Quốc hỗ trợ thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, trước mắt là tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc
Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đi Trung Quốc. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

Bên cạnh đó, tăng cường liên kết và đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp giữa hai nước; thúc đẩy các doanh nghiệp tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Trung Quốc tập trung thúc đẩy hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam – Trung Quốc là Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Lạng Sơn – Hà Nội và Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng.

Liên quan đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hà Lập Phong nhận định quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và ngày càng đi vào thực chất. Tới đây, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội chợ nhập khẩu lần thứ 7 tại Thượng Hải. Đây là sáng kiến do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khởi xướng, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể tham gia.

Thông qua Hội chợ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao đến người tiêu dùng Trung Quốc và các thị trường đối tác tham dự. Về đề xuất thúc đẩy hợp tác trong giao thông đường sắt, phía Trung Quốc luôn quan tâm và sẵn sàng ủng hộ, nhưng hai bên cần nghiên cứu tính khả thi trong quá trình xây dựng các tuyến đường để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân hai nước.



Nguồn: https://congthuong.vn/nhieu-du-dia-trong-hop-tac-thuong-mai-giua-viet-nam-trung-quoc-351935.html

Cùng chủ đề

Infographic | Thương mại Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong...

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai ổn định, thông suốt Theo thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh của du khách qua cửa khẩu của Lào Cai với Trung Quốc diễn ra ổn định, thông suốt ngay cả trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, dịp...

Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhiều sản phẩm có triển vọng cung ứng vào thị trường Trung Quốc Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổ chức Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc...

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc

Những năm gần đây, quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung không ngừng được củng cố và tăng cường; hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị,...

Phát huy xu thế tích cực của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14/10/2024.   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 6/2023. (Ảnh: VGP) Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trên cương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông sản Hoà Bình chinh phục người tiêu dùng thế giới

Bộ Công Thương: Đưa nông sản Hòa Bình vào hệ thống phân phối Longform | Nông sản Hòa Bình chinh phục thị trường thế giới Hành tăm muối, mật ong “lên đường” sang Anh Chuyến hành tăm muối Yên Thủy và mật ong rừng Kim Bôi đầu tiên của tỉnh Hoà Bình đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển...

Dự báo giá cà phê ngày mai 14/10/2024: Tiếp tục giảm mạnh?

Thị trường cà phê đang trong giai đoạn biến động mạnh, với những tín hiệu trái chiều đến từ cả giá cà phê thế giới và trong nước. Trong khi giá cà phê Arabica Brazil tăng nhẹ vào sáng 12/10, thì giá cà phê trong nước lại giảm tại các địa phương trọng điểm. Cân nhắc những yếu tố hỗ trợ và rủi ro hiện tại, bài viết này sẽ phân...

Sẽ tiếp tục giảm sâu?

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu trong nước ghi nhận xu hướng đi ngang, giao dịch quanh mốc 143.000 - 145.500 đồng/kg. Mức giá cao nhất được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu với 145.500 đồng/kg, trong khi giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông ổn định ở mức 144.000 đồng/kg và 143.000 đồng/kg. Tuy nhiên, diễn biến thị trường tiêu trong nước đang...

Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hạt sen, hạt macca, cam, khóm (dứa), hải sản hầu hết được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn chất lượng...

Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh Theo thống kê từ Sở Công Thương Kiên Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 75 cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm, trong đó tập trung nhiều nhất là thành phố Phú Quốc...

Bài đọc nhiều

Cơ sở xoa bóp người mù phải ‘gánh thuế tiêu thụ đặc biệt’, Bộ Tài chính nói gì?

Hội Người mù tỉnh Bình Dương mới đây phản ánh những khó khăn về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang làm việc tại các cơ sở xoa bóp. Theo đơn vị này, do mức lương hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, nên...

‘Sau Nam tiến, Tây tiến, bây giờ là Việt tiến, tức trở về phục vụ đất nước’

Tại chương trình "Gặp gỡ tháng 10: Doanh nhân - Chúng tôi và Chúng ta", các khách mời và doanh nhân đã cùng nhau nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế của TP và đất nước. Trong tiến trình đó, đội ngũ doanh nhân TP.HCM luôn là những "chiến sĩ" trên mặt trận kinh tế, họ là những người đặt những...

Giá điện tăng ảnh hưởng doanh nghiệp: Nhìn từ sàn chứng khoán

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố quyết định tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8%. Giá điện chính thức tăng từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).Tăng giá điện ảnh hưởng ra sao tới doanh nghiệp?Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Duy Khánh - giám đốc phân tích Chứng khoán Smart...

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Chuyển đổi số góp phần chống tham nhũng, tiêu cựcĐây cũng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, góp phần hiện thực hóa khát...

Cùng chuyên mục

Đua thưởng đậm nhân tài bằng cổ phiếu giá rẻ, nhiều chuyện đằng sau

Thưởng cổ phiếu nhân tài, 10 năm mới được chuyển nhượngCông ty CP FPT thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp cao năm 2024. Danh sách lãnh đạo đăng ký mua được đính kèm.Trước đó, tập đoàn công nghệ này đã thông qua...

Chủ tịch Khánh Hòa kêu gọi đầu tư để tiến tới thành phố xanh trực thuộc trung ương

Chia sẻ với các doanh nghiệp, ông Nguyễn Tấn Tuân - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết hiện tỉnh đang trong quá trình triển khai chương trình xây dựng Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc trung ương với tiêu chí là thành phố xanh, vì vậy cũng phải xây dựng nền kinh tế xanh.Chủ tịch UBND tỉnh...

‘Sau Nam tiến, Tây tiến, bây giờ là Việt tiến, tức trở về phục vụ đất nước’

Tại chương trình "Gặp gỡ tháng 10: Doanh nhân - Chúng tôi và Chúng ta", các khách mời và doanh nhân đã cùng nhau nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế của TP và đất nước. Trong tiến trình đó, đội ngũ doanh nhân TP.HCM luôn là những "chiến sĩ" trên mặt trận kinh tế, họ là những người đặt những...

Mới nhất

Sẽ tiếp tục giảm sâu?

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu trong nước ghi nhận xu hướng đi ngang, giao dịch quanh mốc 143.000 - 145.500 đồng/kg. Mức giá cao nhất được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu với 145.500 đồng/kg, trong khi giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông ổn định...

Họp tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao...

(MPI) - Nhằm chuẩn bị, hoàn thiện các nội dung trình Hội đồng thẩm định nhà nước, ngày 11/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản

(MPI) - Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang ở thời điểm hết sức tốt đẹp mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp của tỉnh Gunma; đồng thời cho biết, Việt Nam luôn coi trọng, đánh giá cao các doanh nghiệp Nhật Bản và...

Kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

(MPI) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 455/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Tổ Công tác số 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. ...

Bắt giữ ô tô vận chuyển 12.000 con gà giống lậu ở Quảng Ninh

Ngày 13/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biên giới, tổ tuần tra kiểm soát của Đồn Biên phòng Quảng Đức (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) đã phát hiện, bắt giữ một đối tượng sử dụng ô tô vận chuyển trái phép...

Mới nhất