Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngNhiều điều cần được làm sáng tỏ

Nhiều điều cần được làm sáng tỏ


Rất nhiều vấn đề pháp lý chưa có hoặc chưa rõ đã được Bộ Công thương liệt kê để minh chứng cho những khó khăn của việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.





Hiện tại, cơ chế chính sách để phát triển điện gió ngoài khơi vẫn chưa có và chưa biết bao giờ mới có. Ảnh: Đ.T

Thời gian lặng lẽ trôi

Ngày 12/6/2019, Bộ Công thương đã có Văn bản số 4148/BCT-ĐL chấp thuận việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng đối với Dự án Điện gió ngoài khơi mũi Kê Gà. Văn bản này được giới chuyên môn xem như đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Tiếp đó, khi phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Điện VIII tại Quyết định 1264/QĐ-TTg vào tháng 10/2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển ngành điện, tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo phát triển bền vững ngành điện.

Tại Dự thảo Đề án Quy hoạch Điện VIII được Bộ Công thương trình Chính phủ lần đầu tiên vào tháng 3/2021, hơn 60.000 MW đã được liệt kê tại Danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng.

Tháng 12/2021, tại Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công thương cho hay, đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi của các địa phương với công suất liệt kê lên tới 129.000 MW.

Khi đó, Dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII dự kiến phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng lên 40.000 MW vào năm 2045. Thậm chí, nếu điều kiện cho phép, thì có thể tăng trưởng sớm hơn.

Trong không khí sôi động, đổ xô đăng ký dự án điện gió ngoài khơi, tháng 6/2022, Ernst & Young Việt Nam, thay mặt nhóm tư vấn được sự tài trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam, đưa ra báo cáo về 19 rủi ro cần lưu ý trong quá trình triển khai dự án điện gió ngoài khơi. Khảo sát được thực hiện dựa trên phỏng vấn 3 nhà đầu tư trong nước, 2 nhà đầu tư nước ngoài, 5 bên cho vay trong nước và 7 bên cho vay quốc tế có các quan tâm/liên quan tới điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt vào tháng 5/2023 cũng đã chốt mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030.

Dẫu vậy, để có nhà máy trên thực tế là chuyện không đơn giản. Ở thời điểm này, Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Chính phủ về Đề án Nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước. Trong báo cáo, Bộ Công thương liệt kê nhiều vấn đề cần phải xin ý kiến, cũng như các chính sách cần xây dựng để phát triển nguồn điện gió ngoài khơi, đồng nghĩa với việc sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Như vậy, sau khoảng 5 năm kể từ ngày điện gió ngoài khơi lọt vào mắt nhà đầu tư và có những bước triển khai cụ thể trên thực tế, cơ chế chính sách để phát triển nguồn điện này vẫn chưa có và chưa biết bao giờ mới có. Điều này khiến mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 được đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII trở nên xa vời và không giúp điện đi trước một bước như mong muốn.

Cần làm rõ những điều chưa rõ

Bên cạnh thực tế Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, từng địa phương, cũng như tổng thể toàn quốc và hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển, báo cáo của Bộ Công thương cũng liệt kê nhiều vướng mắc và nhu cầu hoàn thiện quy định pháp luật với điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Pháp luật hiện hành không thể hiện rõ Dự án điện gió ngoài khơi có sử dụng đất không. Nếu không được coi là có sử dụng đất, thì Dự án có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2023 và có thể không thuộc các trường hợp chấp thuận nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2020.

Đáng nói là, các vấn đề đó đã được nhà đầu tư và các bên khác quan tâm tới điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đặt ra từ rất lâu và cho rằng, Chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thực hiện các hành động nhằm giải quyết mối quan ngại của các nhà đầu tư, cũng như các bên cho vay trong nước và quốc tế, đồng thời giảm thiểu rủi ro của họ liên quan đến việc phát triển và tài trợ vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Nhìn vào Đề án Phát triển điện gió ngoài khơi của Bộ Công thương, thì thậm chí khái niệm, quy định về “điện gió ngoài khơi” vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và được đề nghị cần phải làm rõ. Liên quan đến quy hoạch, hiện Quy hoạch Không gian biển quốc gia và Quy hoạch Phát triển kinh tế biển đều chưa được phê duyệt, nên thiếu cơ sở pháp lý để triển khai dự án điện gió ngoài khơi.

Bộ Công thương cũng cho biết, hiện chưa rõ thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư với dự án điện gió ngoài khơi là Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, hay UBND địa phương. Pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định cụ thể và chưa đăng tải cụ thể điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng cho dự án điện gió ngoài khơi. Ngoài ra, còn vô số điều được Bộ Công thương liệt kê “cần làm rõ” với mục tiêu triển khai được dự án điện gió ngoài khơi.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một số nhà đầu tư có các dự án trong ngành năng lượng và các chuyên gia tài chính quan tâm tới lĩnh vực này có chung nhận xét, phải chờ các cơ quan chức năng làm rõ hết các vấn đề đang chưa rõ được Bộ Công thương đặt ra trong Đề án Phát triển điện gió ngoài khơi, mới có thể biết sẽ tham gia được thế nào trong phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Cũng bởi có quá nhiều vấn đề nhằm triển khai dự án điện gió ngoài khơi chưa được cụ thể hóa trong các chính sách, cơ chế, nên Bộ Công thương cho rằng, việc lựa chọn các nhà đầu tư quốc tế để thực hiện dự án thí điểm có thể có nhiều khó khăn, phức tạp chưa lường hết được.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, theo đánh giá của Bộ Công thương, chưa nên giao thí điểm vì chưa đánh giá được hết các vấn đề về an ninh quốc phòng, vướng mắc về luật pháp. Vì vậy, Bộ đưa ra phương án giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư, cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Quốc phòng kiến nghị không giao thí điểm cho các đơn vị thuộc Bộ vì điều kiện về năng lực và kinh nghiệm. Các đơn vị của Bộ Quốc phòng chỉ tham gia một số khâu phù hợp trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với phương án giao Petrovietnam, hay EVN triển khai dự án thí điểm, cũng cần xử lý những vướng mắc thì mới giao được. Với thực tế các dự án điện gió ngoài khơi đòi hỏi quy mô vốn lớn (khoảng 2,5-3 tỷ USD cho 1.000 MW), thời gian thực hiện lâu (từ 6-8 năm kể từ khi bắt đầu khảo sát), thì việc giao cho các tập đoàn năng lượng lớn của Nhà nước cũng được các chuyên gia cho là cần phải làm sớm. Nếu không, chưa biết bao giờ mới xong thí điểm để từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng quy mô, nhằm sớm có thêm những nguồn điện ổn định, có công suất lớn cho nền kinh tế.





Nguồn: https://baodautu.vn/dien-gio-ngoai-khoi-nhieu-dieu-can-duoc-lam-sang-to-d220952.html

Cùng chủ đề

Làm gì để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên?

“Cần ít nhất 3 năm để xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi và bắt đầu đưa vào vận hành, đồng nghĩa với việc phải bắt đầu xây dựng vào năm 2027”, chuyên gia chia sẻ. Cần nhiều ưu đãi và cơ chế Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt vào tháng 5 năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu...

Sửa Luật Điện lực để huy động 70-80 tỷ USD tiền đầu tư

Việc sửa Luật Điện lực nhằm tạo điều kiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo an ninh năng lượng, dự kiến đối với nguồn điện cần khoảng 70-80 tỷ USD. Ủy ban băn khoăn, Bộ vẫn muốn thông qua trong 1 kỳ họp Bộ Công Thương vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo...

Doanh nghiệp ngoại muốn đổ tỷ USD vào điện gió ngoài khơi Việt, cơ hội nào?

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng quan tâm đến điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đang xúc tiến tìm cơ hội tham gia vào lĩnh vực này. Mong muốn triển khai dự án 4,6 tỷ USD ở Bình Định Cách đây ít hôm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với ông Per Hornung Pedersen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc...

Dự án điện bối rối chờ chính sách

Trong khi các dự án năng lượng tái tạo vẫn mỏi mòn chờ đợi tháo gỡ khó khăn hay đưa ra các quy định rõ ràng để triển khai tiếp, thì các nhà đầu tư quan tâm điện gió ngoài khơi hay điện khí đang góp ý rất nhiều cho chính sách để có thể triển khai dự án. Trong khi các dự án năng lượng tái tạo vẫn mỏi mòn chờ đợi tháo gỡ khó khăn hay đưa ra...

Bình Định và tập đoàn Đức thúc đẩy dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỉ USD

Dự án điện gió ngoài khơi có công suất 2.000MW, được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn dự án đầu tư hơn 1,5 tỉ USD. Tại buổi làm việc, ông Hồ Quốc Dũng - bí thư Tỉnh ủy Bình Định - cho biết tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, đặc biệt với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50%...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Công ty cổ phần Vĩnh...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. ...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings được chọn là nước uống chính thức tại Coffee Expo Vietnam 2024

Trong khuôn khổ sự kiện Coffee Expo Vietnam 2024, ngoài gian hàng triển lãm và giới thiệu sản phẩm Nuwa Coffee, thương hiệu Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings với chất lượng vượt trội đã được chọn là nước uống chính thức tại sự kiện.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Chất sống tinh hoa tại 2 tòa căn hộ Sapphire cuối cùng của Vinhomes Ocean Park

(Dân trí) - S2.10 và S2.17 - hai tòa cuối cùng của phân khu Sapphire với chất sống - nghỉ dưỡng đẳng cấp - là điểm hội tụ tinh hoa của Vinhomes Ocean Park 1 (Ocean City). Những sản phẩm giới hạn này đang chờ đón các khách hàng và nhà đầu tư. Nơi hội tụ những giá trị hiếm cóVừa chính thức được mở bán, hai tòa căn hộ S2.10 và S2.17 tại phân khu Sapphire, Vinhomes Ocean Park...

Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công

Kon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025, phấu đấu đến cuối năm 2024 đạt tỷ lệ giải ngân vốn 100%. Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư côngKon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”,...

Cùng chuyên mục

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ...

Chuyên gia: Giá nhà đất Hà Nội tăng nóng gây nhiều hệ lụy

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà đất Hà Nội tăng nóng có nhiều nguyên nhân, bao gồm cung ít cầu cao. Điều này không tốt cho thị trường, có sự lệch lạc về cung, yếu về chất lượng, phục vụ đầu cơ là chính. Tại sự kiện sáng nay (8/11) diễn ra ở TPHCM, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam - cho biết trong vòng 1-2...

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) nhận khoảng 92% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2024 và khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Bên...

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọngCả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa...

Mới nhất

Quốc Cường Gia Lai rút kháng cao, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

(NLĐO) - Quốc Cường Gia Lai từng kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan phán quyết buộc công ty trả cho bà Trương Mỹ Lan...

Tước vương miện hoa hậu Panama sau khi bị loại khỏi Miss Universe 2024

Tổ chức Miss Universe Panama vừa thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của Italy Mora, sau khi cô bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi Miss Universe ở Mexico vì vi phạm quy chế. Theo Hola!, quyết định này được đưa ra sau khi Italy Mora liên tục vi phạm hợp đồng với Tổ chức Hoa hậu Panama. "Việc...

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty GFDI ở Đà Nẵng mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng. Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra...

Mới nhất