Trang chủChính trịNgoại giaoNhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam...

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Baoquocte.vn. Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan và Ba Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SME) có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư sang những thị trường này khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn châu Âu.

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Phạm Thị Thanh Bình phát biểu trực tuyến tại Hội thảo ‘Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế’ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh chiều 26/12.

Phần Lan ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường

Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Phạm Thị Thanh Bình, Phần Lan thuộc khu vực Bắc Âu, là thị trường nhỏ với hơn 5 triệu dân. Kinh tế nước này đặc trưng bởi các công ty gia đình. Các doanh nghiệp vừa (1,1%), nhỏ (5,6%) và siêu nhỏ (93,1%) chiếm tới 99,8% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Phần Lan duy trì mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch. Sự liên kết vùng này giúp thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trong khu vực Bắc Âu.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Phần Lan ở khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu từ cơ quan Hải quan Phần Lan, thương mại hai nước năm 2022 đạt gần 1,1 tỷ euro, năm 2023 đạt gần 780 triệu euro, 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt gần 710 triệu euro với cán cân nhập siêu từ Việt Nam.

Phần Lan chủ yếu nhập nguyên liệu sắt thép, thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại), tỉ lệ nhỏ hàng may mặc, giày dép và sản phẩm từ nông nghiệp.

Về cơ hội với các SME Việt Nam, Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình cho rằng, đây là thị trường tiềm năng và ổn định do Phần Lan có nền kinh tế ổn định, với mức sống cao và nhu cầu tiêu dùng chất lượng.

Đặc biệt, với việc Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, Việt Nam được hưởng lợi từ việc giảm hoặc miễn thuế đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu sang EU, bao gồm Phần Lan. Điều này tạo điều kiện cạnh tranh tốt hơn cho các SME Việt Nam.

Thực tế, nhiều mặt hàng đã có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2020-2022 so với giai đoạn 2017-2019 như: máy móc thiết bị, điện tử, và sắt thép. Việt Nam cũng có lợi thế tương đối trong xuất khẩu sang Bắc Âu đối với các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu thô và các sản phẩm công nghiệp nhẹ đòi hỏi nhiều lao động.

Ngoài ra, các sản phẩm như: nông sản, gỗ, và thủy sản của Việt Nam đã được đón nhận tích cực nhờ vào việc đảm bảo chất lượng và đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và an toàn thực phẩm.

Hiện, Phần Lan có xu hướng mở rộng nguồn cung, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và có nguồn gốc bền vững. Các SME Việt Nam có thể tận dụng thế mạnh trong sản xuất thủ công và sản phẩm sinh thái để thu hút thị trường này.

Phần Lan cũng nổi tiếng về công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc hợp tác với các doanh nghiệp Phần Lan có thể mang lại cơ hội chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất cho SME Việt Nam. Thương mại điện tử cũng tạo thuận lợi để sản phẩm của Việt Nam được biết đến và tiếp cận vào thị trường nước ngoài.

Nói về thách thức, Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình cũng chỉ rõ, thị trường Phần Lan nói riêng và EU nói chung có các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. SME Việt Nam cần đầu tư vào cải thiện quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu này.

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Hội thảo ‘Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế’ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh chiều 26/12.

Chưa kể, 99% điều kiện tiêu chuẩn hàng nhập khẩu của Phần Lan đã được hài hòa hóa với EU, ngoài ra, Phần Lan còn áp dụng thêm một số quy định riêng. Phần Lan cũng chú trọng vào bền vững và trách nhiệm xã hội nên cũng đặt yêu cầu giảm thiểu tác động môi trường.

Các yếu tố như: sự khác biệt về văn hóa kinh doanh, quy định pháp luật, và thói quen tiêu, đặc biệt việc thị trường Phần Lan nhỏ, vị trí địa lý xa xôi, chuộng các sản phẩm nội địa và nội khối… cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp SME Việt Nam.

Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình khẳng định, quán triệt tư duy phục vụ, triển khai công tác ngoại giao kinh tế lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan luôn chủ động và kịp thời hỗ trợ, cung cấp, cập nhật thông tin cho các doanh nghiệp và địa phương.

Các yêu cầu của doanh nghiệp có thể được gửi trực tiếp đến Đại sứ quán hoặc thông qua cơ quan đầu mối về ngoại giao kinh tế của Bộ Ngoại giao tổng hợp để được hỗ trợ.

Thị trường đông dân Ba Lan là cửa ngõ vào các nước Baltics

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Ba Lan đạt 3,15 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm cùng kỳ 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 2,8 tỷ USD sang Ba Lan, tăng 24,5% so với cùng kỳ 2023 và nhập khẩu 350 triệu USD từ Ba Lan, tăng 3,0% so với cùng kỳ 2023.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc, điện thoại và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan.

Các mặt hàng khác gồm: bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, cà phê, hạt tiêu, cao su, chè… phần lớn được xuất khẩu từ các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này trong 11 tháng năm 2024 đạt khoảng 135 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ 2023. So với tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đi Ba Lan thì con số này không lớn, tuy nhiên, lại tăng trưởng ổn định qua các năm.

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Đại sứ Hà Hoàng Hải phát biểu trực tuyến tại hội thảo ‘Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế’ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh chiều 26/12.

Chia sẻ về cơ hội các doanh nghiệp SME Việt Nam thâm nhập thị trường, theo Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải, thị trường Ba Lan là nền kinh tế lớn thứ 6 tại châu Âu với mức tăng trưởng dương hàng năm và dân số lớn (khoảng 39 triệu dân). Với sức tiêu dùng lớn của người dân Ba Lan, đặc biệt số lượng cộng đồng Việt kiều tại Ba Lan khá lớn (khoảng 30.000 người), đây được coi là thị trường lớn cho các doanh nghiệp SME có thể khai thác.

Bên cạnh đó, hàng hóa Ba Lan còn cung cấp cho các nước Baltics như: Litva, Latvia, Estonia và Ukraine. Do vậy, nếu có thể cung cấp hàng hoá vào Ba Lan cũng chính là cung cấp hàng hoá cho gần như toàn bộ khu vực Đông Âu.

Đặc biệt là Hiệp định EVFTA có hiệu lực với nhiều ưu đãi thuế quan, được loại bỏ dần đều thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, khiến cho hàng hoá Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Về thách thức, Đại sứ Hà Hoàng Hải cũng cho rằng, là thành viên của Liên minh châu Âu, để xuất khẩu hàng hoá vào Ba Lan, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn nhập khẩu của châu Âu. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hết sức lưu ý để có thể đạt được các tiêu chuẩn này.

Trong thời gian vừa qua, Đại sứ quán phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp SME Việt Nam xâm nhập sâu hơn vào thị trường Ba Lan, như: hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ để người tiêu dùng Ba Lan biết đến sản phẩm Việt Nam; hỗ trợ cung cấp thông tin hoặc xác minh doanh nghiệp cho các SME Việt Nam; làm việc với các địa phương của Ba Lan cũng như tham dự các hội thảo để giới thiệu tiềm năng hợp tác giữa hai nước…

Trong thời gian tới, để các doanh nghiệp SME Việt Nam có thể xâm nhập thị trường Ba Lan nói riêng, châu Âu nói chung, Đại sứ Hà Hoàng Hải cho rằng, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh tốt.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đảm bảo tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn của châu Âu khi xuất khẩu hàng hoá vào Ba Lan nói riêng và EU nói chung.

Các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp có thể phối hợp để Đại sứ quán cung cấp thông tin kịp thời về những thay đổi trong địa chính trị, xung đột, thiên tai, biến đổi khí hậu, quy định mới của EU về việc xuất khẩu các sản phẩm vào EU như: Thoả thuận xanh của EU (EU green deal), Cơ chế điều chỉnh biên giới Cacbon (CBAM) và các quy định khác,…

Đại sứ quán cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp SME Việt Nam trong xác minh doanh nghiệp nước sở tại trước khi ký kết hợp đồng để tránh những rủi ro có thể xảy ra.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nhieu-co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-viet-nam-tham-nhap-thi-truong-chau-au-298887.html

Cùng chủ đề

Bắt chủ cơ sở ở Đà Nẵng vì dùng chất cấm vào sản xuất chả số lượng lớn

Kiểm tra cơ sở sản xuất chả của vợ chồng ông Phạm Xu Tý, Công an Đà Nẵng phát hiện việc dùng hàn the trong sản xuất chả. Tối 27/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Phạm Xu Tý (SN 1984, ngụ tổ 45, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) để điều tra về hành...

VietinBank Sài Gòn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn (VietinBank Sài Gòn) có kế hoạch tổ chức Gói thầu “Dịch vụ vệ sinh tại VietinBank Sài Gòn năm 2025”. VietinBank Sài Gòn kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng đáp ứng Gói thầu trên tham dự.Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - VietinBank Sài Gòn. - Địa chỉ: 1425 - 1427, khu phố Mỹ Toàn 2 (H4),...

Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua ‘rốn ngập’ ở Đồng Nai

Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường. Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường. Chiều tối nay (27/12), cơn mưa...

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.

TP.HCM: 310 học sinh lớp 12 phải kiểm tra lại môn tiếng Anh

Tất cả học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hữu Trang, TP.HCM phải làm bài kiểm tra lại môn tiếng Anh trong đợt thi cuối học kỳ 1. Trường THPT Trần Hữu Trang đã có thông báo chính thức, yêu cầu tất cả học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.

Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố “bắt sống” binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng...

Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới, Belarus sẵn sàng triển khai tên lửa Oreshnik của Nga, Iran bác bỏ cáo buộc can thiệp vào Syria, Peru ban bố tình trạng khẩn cấp do tràn dầu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh…

Việc nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, an toàn và có trách nhiệm.

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể "nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.

Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Nestlé Việt Nam tự hào khởi động chương trình đặc biệt mang tên “Cùng Nestlé, cầu Tết chất lượng trong tay”. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị cốt lõi của Tết Việt, nơi truyền thống đoàn viên, sẻ chia, và yêu thương được gìn giữ, lan tỏa đến mọi gia đình trên cả nước.

Bài đọc nhiều

Lý do Ấn Độ không còn mua dầu từ Nga nhiều nhất

Trong tháng 11/2024, khối lượng dầu thô mà Ấn Độ nhập khẩu của Nga đã giảm, trong khi quốc gia Nam Á tăng cường mua hàng từ Trung Đông. Nga để mất thị phần dầu mỏ tại Ấn Độ vào tay các nhà xuất khẩu Trung Đông. (Nguồn: Bloomberg) Những tháng trước đó, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu...

Xây nhịp cầu hợp tác tin cậy giữa doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc)

Nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp của hai bên, TS. Ngô Phẩm Trân, doanh nhân Việt kiều tại Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan, đã phối hợp với một số hiệp hội nghề nghiệp tại đây tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung, thu hút hơn 100 doanh nghiệp của Đài Loan tham dự.

Tìm lại ký ức và tình thầy trò Trung – Việt

66 năm trước, đã có hơn 20 học viên Việt Nam đến học tập tại Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc. Cuối tháng 11/2024, khi tham dự hội thảo quốc tế "Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc" tại Đà Nẵng, ông Vương Văn Hoa, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Marx của trường mang theo nhiệm vụ đặc biệt từ các giảng viên cao tuổi: tìm...

Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị “thổi lửa”, thị trường “sáng cửa” tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị. Theo giới chuyên gia, thị trường vàng sẽ duy trì trạng thái cân bằng, giao dịch chủ yếu mang tính cầm chừng trước thềm năm mới.

Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Kazakhstan đang trải qua quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp, tập trung vào chế biến nguyên liệu thô và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Năm 2024, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và các nỗ lực "tách rời" trong nền kinh tế thế giới, điều gì đã xảy ra với sức hấp dẫn của Trung Quốc như một điểm đến đầu tư được ưa chuộng?

Nga “mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ca ngợi cơ chế đối tác quốc gia BRICS là "một cột mốc quan trọng khác', nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, khi Điện Kremlin công bố thêm 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS.

Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước duy trì đà tăng, hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ?

Số liệu thống kê được cho thấy, thị phần cà phê của Việt Nam tại Mỹ đang bị thu hẹp, trong khi Brazil lại tăng lên một cách nhanh chóng. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 23,6% lên mức 29% trong 10 tháng đầu năm 2024.

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Các nhà kinh tế nói với Business Insider rằng, kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Ngày 26/12, chính phủ Nhật Bản thông báo GDP của quốc gia này trong năm 2025 có thể đạt mức tối đa.

Mới nhất

Hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình với nhiều điểm sáng

NDO - Chiều 27/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển...

Dồn lực xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp

Cục Công nghiệp sẽ tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp. Nhiều ý kiến đóng góp thiết thực Trong năm 2024, Cục Công nghiệp đã cơ bản được triển khai tốt và hoàn thành kế...

Cận cảnh đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đang ‘chạy nước rút’ để về đích

Chiều 27-12, tại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, không khí làm việc khẩn trương hiện rõ qua từng vị trí. Dự án hiện đang ở giai đoạn “chạy nước rút” để về đích trước dịp 30-4-2025. ...

Bất ngờ với văn bản “Tuyên ngôn độc lập” sách Ngữ Văn lớp 12

Cùng một văn bản “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh, Bản Tuyên ngôn khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng ở sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 2...

Những hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Năm 2024 là năm đầu tiên xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú...

Mới nhất