Trang chủNewsThời sựNhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự...

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

3(1).jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Phân quyền mạnh mẽ

Trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, ngày 13/5/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Báo cáo đầy đủ số 825/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gửi các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Trong đó, về phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo Luật, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền Thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô; không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác, đặc biệt là các luật vừa được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

Về mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội xác định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; theo đó, không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

2(1).jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô

Về cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố tại Điều 9 và Điều 11, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và tiếp thu ý kiến của ĐBQH, các cơ quan có liên quan, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường tổ chức bộ máy cho HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố nhằm bảo đảm để chính quyền các cấp của Thành phố đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm.

Về các nội dung phân quyền cho thành phố Hà Nội liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền Thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Cụ thể, phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố bảo đảm tiêu chí, điều kiện theo quy định; giao UBND Thành phố quy định việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức và vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý

Đồng thời, thực hiện chế độ cán bộ, công chức thống nhất ở cả cấp xã, cấp huyện và Thành phố; cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc (Điều 9 và Điều 35).

Đối với nội dung về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ thủ đô, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho thành phố Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan và trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố vừa có cơ chế để tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực thi.

Cụ thể, cho phép UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố; đồng thời, giao HĐND Thành phố quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch (khoản 3 Điều 17).

Quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố, yêu cầu đối với việc phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm và giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng. Ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được khai thác, sử dụng nếu phù hợp quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép; trong một số trường hợp phải trả tiền sử dụng không gian ngầm theo quy định của Chính phủ (khoản 2 Điều 19).

Đồng thời, mở rộng các lĩnh vực mà HĐND Thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên địa bàn toàn Thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành (khoản 1 Điều 33); quy định về biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong trường hợp thật cần thiết, đồng thời xác định cụ thể điều kiện, phạm vi áp dụng và giao HĐND Thành phố quy định chi tiết việc thực hiện (Điều 33).

Cơ chế về tài chính, ngân sách

Đối với quy định về tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.

Cụ thể, bổ sung, làm rõ hơn một số chính sách huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho thành phố Hà Nội như được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng theo phân cấp, trường hợp cần huy động vốn vay lớn hơn 120% thì UBND Thành phố báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định; ngân sách trung ương trích 30% của số tăng thu để thưởng cho ngân sách Thành phố; bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố toàn bộ số tăng thu (sau khi trích thưởng) với điều kiện ngân sách trung ương không hụt thu; cho giữ lại toàn bộ phần ngân sách trung ương được hưởng theo tỷ lệ phân chia khoản thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Hà Nội (Điều 34),…

Phân quyền cho HĐND Thành phố được quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các nhiệm vụ chi sử dụng ngân sách Thành phố cao hơn hoặc chưa có trong quy định của cơ quan nhà nước cấp trên (điểm e khoản 1 Điều 35).

1(2).jpg
Quang cảnh phiên

Cho phép thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học, công nghệ của Thành phố nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ (Điều 36).

Phân quyền cho HĐND Thành phố được quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP (bao gồm các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD) không sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương mà không bị giới hạn về tổng mức đầu tư; được quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá trong các lĩnh vực, ban hành phương thức thanh toán áp dụng riêng cho thành phố Hà Nội (Điều 37).

Bổ sung và làm rõ hơn cơ chế cho thành phố Hà Nội thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao (Điều 39).

Cho phép thành phố Hà Nội thực hiện hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) trong một số lĩnh vực và thanh toán cho nhà đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng quỹ đất để kịp thời huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng kịp; đồng thời, quy định cụ thể các nguyên tắc, điều kiện đối với việc thanh toán hợp đồng BT bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng quỹ đất (Điều 40).

Xác định rõ cơ chế, phạm vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng thông qua việc nhượng quyền khai thác, quản lý và kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (Điều 41).

Xác định rõ một số chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, miễn, giảm tiền thuê đất, thủ tục hải quan, phát triển nhân lực đối với một số dự án đầu tư, nhà đầu tư chiến lược trong một số lĩnh vực (Điều 43).

Về liên kết, phát triển vùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH và từ thực tiễn triển khai các quy định về phát triển vùng Thủ đô theo Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng thiết kế có 01 chương riêng về liên kết, phát triển vùng trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và của cả nước (Điều 44); xác định các chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô (khoản 1 Điều 45).

Ngay sau báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường. Dự kiến, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được ĐBQH biểu quyết thông qua tại Kỳ họp này.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/du-thao-luat-thu-do-nhieu-co-che-chinh-sach-dac-thu-dac-biet-the-hien-su-phan-quyen-manh-me-374742.html

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

“Quá trình thực hiện 3 năm vừa qua không vướng nhưng để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và phục vụ cho công tác hậu kiểm Chương trình sau này nên có sự điều chỉnh như Chính phủ đề xuất”, đại biểu Y Vinh Tơr đề nghị. Theo đó, đại biểu đề nghị Quốc hội điều chỉnh quy định về nguồn vốn thực hiện Chương trình thành “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong...

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước khi bước vào thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp...

Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, khi xây dựng Luật Thủ đô, tất cả các đại biểu quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để thủ đô phát triển. Sự chung tay của đại biểu quốc hội với chính quyền thành phố Hà Nội trong...

Chương trình làm việc của Quốc hội ngày 28/5

Tiếp tục nội dung làm việc kỳ họp thứ 7, quốc hội khóa XV, hôm nay - 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận về 2 dự án Luật gồm: Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi và Luật thủ đô sửa đổi. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/chuong-trinh-lam-viec-cua-quoc-hoi-ngay-28-5-122296.htm

Xóa sổ khu vực “nhếch nhác” trong phát triển Hà Nội

Tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá Bên hành lang Quốc hội, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe chia sẻ từ ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xoay quanh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. Ông Cường khẳng định, sự chung tay của mỗi một ĐBQH với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt học sinh tiêu biểu tham dự Chương trình ‘Trại hè yêu thương’

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Trại hè yêu thương” do Bộ Công an tổ chức nhân Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hướng tới ngày Gia đình Việt Nam 28/6.Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã tặng quà cho các cháu là con liệt sỹ công an, con đỡ đầu Hội phụ nữ Công an, con nuôi Công an xã, con cán bộ, chiến sỹ đạt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát một số cơ sở, công trình trọng điểm tại Ninh Bình

Thủ tướng đề nghị tỉnh Ninh Bình, các cơ quan liên quan nghiên cứu hướng tuyến toàn dự án ngắn nhất, thẳng nhất có thể, tránh đi vòng vèo, nếu đi qua Thanh Hóa thì Thanh Hóa cùng tham gia đầu tư xây dựng, từ đó...

Cần đảm bảo đồng bộ về pháp luật bảo vệ môi trường

Đồng thời, đại biểu Lý Thị Lan cho rằng Luật Thủ đô cần có quy định chuyển tiếp về quản lý, sử dụng đất đai tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc và về thẩm quyền quản lý đất đai của Ban Quản lý Khu công...

Không để dự án thành phần 4 làm chậm tiến độ xây dựng sân bay Long Thành

Dịch vụ ở sân bay Long Thành phải đạt tiêu chuẩn hàng đầuKết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch đề ra...

Quốc hội thảo luận Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Về thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án (Điều 15), Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến tán thành dự...

Bài đọc nhiều

TS Đào Đức Minh: ‘Làm chủ dữ liệu Việt là bước đầu phát triển và nắm giữ công nghệ Việt’

Từng làm việc cho một tổ chức lớn về trí tuệ nhân tạo tại Mỹ, vì sao ông lại quyết định về nước đầu quân cho VinBigdata? Thời gian làm việc tại Mỹ, tuy được tham gia khá nhiều dự án lớn của Chính phủ, những kết quả mình làm ra thường chỉ là một vài bước trong một quy trình xử lý lớn. Thậm chí, nhiều lúc, do quy trình bảo mật rất nghiêm ngặt của các dự án,...

Miền Bắc mưa lớn ngày cuối tháng 5, nguy cơ sấm sét kèm gió mạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối và đêm nay (28/5), ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 70mm. Chiều và đêm nay, khu vực Nam Bộ có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi...

Khám phá 5 nhà hàng chay trong danh sách sao Michelin ở TP.HCM

Món chay đang là xu hướng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tại TP.HCM, trung tâm ẩm thực sôi động của Việt Nam, xu hướng này cũng được tôn vinh không kém những nhà hàng chay đẳng cấp.   Sau đây là 5 nhà hàng chay nổi tiếng được xếp hạng trong danh sách Bib Gourmand (đồ ăn ngon với giá cả phải chăng) của Michelin tại TP.HCM. Chay Garden   Thiên đường chay này có khoảng sân rộng rãi, thoáng mát, nép...

Khó khăn vẫn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động

Doanh nghiệp đóng tàu gồng mình vượt khóĐoàn công tác của Bộ GTVT do...

Nguyễn Thị Oanh tranh tài tại giải chạy Quảng Trị Marathon 2024

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Trung Cường (tuyển điền kinh Việt Nam) sẽ tham gia tranh tài tại giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa, diễn ra vào tháng 6.   Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thông tin về giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Ảnh: PHƯƠNG DUNG Chiều 27-5, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng báo Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo thông tin giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành...

Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành...

Đắk Lắk gắn camera an ninh để chặn kẻ gian phá hoại vườn cây tiền tỷ

Chỉ trong ngày 21/5 đã liên tiếp xảy ra 2 vụ phá hoại vườn sầu riêng tại huyện Cư Kuin và huyện Krông Pắk. Ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng, người dân "đứng ngồi không yên"... Anh Lương Văn Đức (SN 1983, trú thôn 8, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin) buồn bã chia sẻ, sáng 21/5, gia đình phát hiện vườn sầu riêng sắp cho thu hoạch (gần 1.100 trái sầu riêng nặng từ 0,5-2kg) bị...

Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2024: Kết nối cùng tỏa sáng

Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 (ASEAN School Games 13) diễn ra tại TP Đà Nẵng, từ ngày 29/5 - 9/6/2024 với thông điệp “Kết nối cùng tỏa sáng”. Dự kiến sẽ có khoảng 1.500 vận động viên, huấn luyện viên, đại biểu đến từ 10 quốc gia Đông Nam Á tham dự sự kiện. Đây lần thứ 2 Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện này, trước đó là vào năm...

Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy chính thức công nhận Nhà nước Palestine

Tây Ban Nha, CH Ireland và Na Uy cho biết họ đang tìm cách đẩy nhanh nỗ lực đảm bảo lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của Israel với Hamas ở Gaza. Ba nước nói rằng họ hy vọng quyết định của họ sẽ thúc đẩy các nước Liên minh...

Mới nhất

Đắk Lắk gắn camera an ninh để chặn kẻ gian phá hoại vườn cây tiền tỷ

Chỉ trong ngày 21/5 đã liên tiếp xảy ra 2 vụ phá hoại vườn sầu riêng tại huyện Cư Kuin và huyện Krông Pắk. Ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng, người dân "đứng ngồi không yên"... Anh Lương Văn Đức (SN 1983, trú thôn 8, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin) buồn bã chia sẻ, sáng 21/5,...

Tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, trong đó có nội dung chế độ tiền lương mới, công tác sắp xếp đơn vị hành chính. Phiên làm việc của Quốc hội chiều 28.5. Ảnh: Phạm Đông Tiếp tục...

Mới nhất