Trang chủPolitical ActivitiesNhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa

Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa



Ngày 4/6, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vấn các bên liên quan về Báo cáo Quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023.

Nỗ lực của Việt Nam trong phát triển văn hóa

Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS. Nguyễn Phương Hòa cho biết: Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa là một công cụ pháp lý quốc tế trao cho các quốc gia chủ quyền ban hành các chính sách văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các biểu đạt văn hóa.

Việt Nam là quốc gia tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, ra đời Công ước và cũng là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước vào tháng 7/2007 ngay sau khi Công ước có hiệu lực. Kể từ khi tham gia Công ước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực với hai lần trúng cử thành viên Ủy ban Liên chính phủ Công ước và hiện đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 1.

Cục Trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) TS Nguyễn Phương Hòa phát biểu khai mạc Hội thảo

Về nghĩa vụ thành viên, Điều 9 của Công ước 2005 về Chia sẻ thông tin và sự minh bạch đã nêu rõ “các quốc gia thành viên cung cấp các thông tin phù hợp trong báo cáo định kỳ 04 năm/lần cho UNESCO về các biện pháp thực hiện để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong lãnh thổ của mình và ở cấp quốc tế”. Đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2008-2011, 2012-2015 và 2016-2019. Theo tiến độ, Việt Nam sẽ phải nộp Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2020-2023 cho UNESCO trong tháng 6 năm 2024.

Bà Nguyễn Phương Hòa nhấn mạnh, Hội thảo được tổ chức nhằm tạo một diễn đàn rộng rãi để các bên liên quan cùng góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Quốc gia do Tổ biên soạn gồm đại diện của các Ban, Bộ, ngành và một số tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan chuẩn bị.

Cũng theo bà Nguyễn Phương Hòa, giai đoạn 2020 – 2023 là một thời kỳ vô cùng khó khăn khi toàn thế giới hứng chịu đại dịch Covid, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa – một lĩnh vực đòi hỏi tụ tập đông người. Tuy nhiên, chính trong bối cảnh ấy, chưa bao giờ chúng ta lại thấy lĩnh vực văn hóa được Đảng và Nhà nước Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt đến vậy. Đáng chú ý nhất phải kể đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11.2021 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Bên cạnh đó là các Hội thảo thể chế, chính sách và các nguồn lực cho phát triển văn hóa năm 2022 do Quốc hội chủ trì, Hội nghị toàn quốc kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa của Việt Nam, Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên về công nghiệp văn hóa năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì… Tất cả đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 2.

Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker chia sẻ tại hội thảo

Năm 2021, Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Chiến lược cũng đặt ra một loạt các mục tiêu cụ thể cho văn hóa Việt Nam đến năm 2030, trong đó phấn đấu giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP, tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm…

Ở cấp độ địa phương, nhiều chính sách quan tâm đến phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cũng được một số tỉnh, thành phố ban hành, như thành phố Hà Nội với Nghị quyết Số 09 – NQ/TU ngày 22 tháng 2 năm 2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thành phố Hồ Chí Minh với Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; Tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững…; Tỉnh ủy Quảng Nam có Nghị quyết 11- NQ/TU về phát triển sự nghiệp văn hóa, TDTT giai đoạn 2021 – 2025…

Ở cấp độ các thiết chế văn hóa, hiệp hội, cá nhân nghệ sĩ, nhiều sáng kiến được chủ động thực hiện, tạo nên một đời sống văn hóa – nghệ thuật sôi động. Đây cũng là giai đoạn ghi nhận sự chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam, vượt qua những ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 3.

Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Trần Hải Vân trình bày tổng quan báo cáo

Tại Hội thảo, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương đối với lĩnh vực văn hóa và đóng góp tích cực của Việt Nam trong vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ của Công ước UNESCO 2005 nhiệm kỳ 2021-2025. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra môi trường chính sách và khung pháp lý thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa Công ước cũng như các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo của quốc gia.

Qua đó, ông Jonathan Baker khẳng định, trong thời gian tới, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội vẫn là đối tác tin cậy của Việt Nam và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nếu Việt Nam yêu cầu, không chỉ trong Công ước này mà còn trong các lĩnh vực hợp tác khác.

Đẩy mạnh mục tiêu phát triển văn hóa theo hướng bền vững

Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ cùng với các bộ, ban, ngành thì việc thực hiện Công ước 2005 vẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy – Trưởng Ban nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, hiện nay Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn chưa thực sự khuyến khích và thu hút nhân lực vào lĩnh vực này. Đặc biệt, hệ thống luật pháp liên quan tới mô hình kinh doanh, đầu tư, kiểm duyệt, chính sách thuế và sở hữu trí tuệ cần tiếp tục được hoàn thiện.

Thêm nữa, hiện nay Việt Nam chưa có Chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hóa trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thống kê của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan mới chỉ đáp ứng yêu cầu báo cáo phục vụ công tác quản lý, chưa được thực hiện toàn diện và đầy đủ dẫn đến việc đề xuất giải pháp phát triển của từng lĩnh vực chưa kịp thời và sát thực tế. Nhiều lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa chưa chuẩn hóa được phương pháp thống kê, thiếu hệ thống theo dõi, nên rất khó đánh giá tình hình phát triển.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 4.

PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy – Trưởng Ban nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Qua đó, PGS. TS Đỗ Thị Thanh Thủy cho rằng, trong thời gian 4 năm tới, để đạt được những kết quả nhất định trong việc tiếp tục thực hiện các cam kết theo tinh thần của Công ước 2005, Việt Nam cần ưu tiên nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quan trọng nhằm huy động, giải phóng nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Lồng ghép các vấn đề về phát triển văn hóa và sáng tạo văn hóa trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hợp tác phát triển quốc tế (về phát triển kinh tế, giáo dục – đào tạo, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường,…), thúc đẩy cơ chế phối hợp đồng bộ, hợp tác liên ngành, xuyên ngành trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với các mục tiêu phát triển bền vững.

Cùng với đó, hình thành một mạng lưới các đô thị sáng tạo tại Việt Nam như là những trung tâm sáng tạo lớn của quốc gia về các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo như thiết kế, thủ công, ẩm thực, du lịch văn hóa,… Phát triển và quản lý các sản phẩm, dịch vụ văn hóa sáng tạo trong môi trường số một cách phù hợp, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Thực hiện Công ước 2005 của UNESCO giai đoạn 2020-2023: Nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa  - Ảnh 5.

Quang cảnh Hội thảo

Theo Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam Bùi Nguyên Hùng, cần tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm góp phần bảo vệ những sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, phổ biến tới cộng đồng và công chúng để họ có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế./.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/thuc-hien-cong-uoc-2005-cua-unesco-giai-doan-2020-2023-nhieu-chuyen-bien-manh-me-trong-phat-trien-van-hoa-20240604153723795.htm

Cùng chủ đề

Cây rau khúc – không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc!

Cây rau khúc đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam bởi đây là nguyên liệu để chế biến món ăn hàng ngày như nấu canh, luộc hoặc làm bánh khúc. Tuy nhiên, ít ai biết loại cây này còn là vị thuốc có thể điều trị một số bệnh thường...

Trao giải thưởng “Phụ nữ Công an tiêu biểu” năm 2023 cho 20 cá nhân có thành tích xuất sắc

Chiều 04/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ tuyên dương, trao giải thưởng "Phụ nữ Công an tiêu biểu" và “Biểu dương nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng điều hành Bộ Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.  ...

[Ảnh] Toàn cảnh Dự án mở rộng đường Âu Cơ

NDO - Sau nhiều lần trễ hẹn, đến nay, dự án mở rộng đường Âu Cơ đã cơ bản hoàn thành và dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 6/2024. Thứ tư, ngày 29/05/2024 - 15:20 Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đoạn từ lối vào khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu...

Kết nối giao thông ra sao khi tuyến metro số 1 TPHCM đi vào khai thác?

TPO - Nhà ga trung tâm thuộc tuyến metro số 1 TPHCM sẽ được kết nối bằng xe buýt, xe đạp, xe điện, xe buýt 2 tầng... Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa trình UBND TPHCM kế hoạch vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên). Cụ thể, khu vực xung quanh công trường Quách Thị Trang (ga trung tâm Bến Thành) sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Bình: Hành trình “thức giấc”

“Một Việt Nam thu nhỏ”, “viên kim cương xanh” hay “vùng đất của những bí ẩn bất tận”… không đơn giản mà những mỹ từ này được khoác lên cho du lịch Quảng Bình. Từ một tỉnh nghèo “chang chang cồn cát”, Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển ngành Du lịch để địa phương trở thành một trong các điểm đến...

Để có môi trường du lịch không khói thuốc

Thuốc lá có hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm cho cả người hút và những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. ...

Lễ công bố Ngày Quốc tế Vui chơi (International Day of Play)

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã tổ chức Lễ công bố Ngày Quốc tế Vui chơi tại Trụ sở Tòa nhà Liên hợp quốc. Ngày 30/5/2024, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc...

Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh hỗ trợ thám hiểm khảo sát hang động Vân Tiên ở Quảng Trị

Ngày 30/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết vừa kết nối trao đổi với đoàn chuyên gia thám hiểm hang động tại Việt Nam thuộc Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh, kết quả Hiệp hội đồng ý hỗ trợ Quảng Trị và sẽ tiến hành thám hiểm, khảo sát, đánh giá tổng thể hang động...

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn...

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ yêu cầu trong Nghị quyết 82/NQ-CP ban hành ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. ...

Bài đọc nhiều

Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh hỗ trợ thám hiểm khảo sát hang động Vân Tiên ở Quảng Trị

Ngày 30/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết vừa kết nối trao đổi với đoàn chuyên gia thám hiểm hang động tại Việt Nam thuộc Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh, kết quả Hiệp hội đồng ý hỗ trợ Quảng Trị và sẽ tiến hành thám hiểm, khảo sát, đánh giá tổng thể hang động...

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tận dụng hiệu quả các FTA

Cán cân thương mại duy trì xuất siêu liên tụcKim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao, cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục và tăng dần trong nhiều năm, góp phần ổn định cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ thực hiện chính sách tỷ giá, ngoại hối; tạo việc làm; nâng cao năng lực sản xuất, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cụ thể, trong bối cảnh đặc biệt...

Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 3/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đối với Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng.Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm chức...

Để có môi trường du lịch không khói thuốc

Thuốc lá có hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm cho cả người hút và những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. ...

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn...

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ yêu cầu trong Nghị quyết 82/NQ-CP ban hành ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. ...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng dự Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2024 tại một số đơn vị

(Bqp.vn) - Ngày 4/6, các đơn vị trong toàn quân đồng loạt tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2024. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo tại một số đơn vị.Thượng tướng Võ Minh Lương cùng các đại...

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Singapore

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc gửi lời cảm ơn Bộ Giáo dục Singapore đã có những hỗ trợ, giúp đỡ quý báu đối với giáo dục Việt Nam thông qua việc triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục, ký kết giữa Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Chan Chun Sing vào tháng 8/2023. Thứ trưởng...

Tổng kết và khai mạc Triển lãm cuộc vận động sáng tác tranh về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình...

(Bqp.vn) - Chiều 4/6, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết, trao giải, khai mạc Triển lãm Cuộc vận động sáng tác tranh về đề tài bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Các đại biểu dự lễ tổng kết.Tham dự buổi lễ có Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị...

Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 họp phiên đầu tiên

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 11/4/2024 thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029. Quang cảnh phiên họp Theo Quyết định này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029. Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm...

Quảng Bình: Hành trình “thức giấc”

“Một Việt Nam thu nhỏ”, “viên kim cương xanh” hay “vùng đất của những bí ẩn bất tận”… không đơn giản mà những mỹ từ này được khoác lên cho du lịch Quảng Bình. Từ một tỉnh nghèo “chang chang cồn cát”, Quảng Bình đặt mục tiêu phát triển ngành Du lịch để địa phương trở thành một trong các điểm đến...

Mới nhất

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng dự Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2024 tại một số đơn vị

(Bqp.vn) - Ngày 4/6, các đơn vị trong toàn quân đồng loạt tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2024. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng...

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Singapore

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc gửi lời cảm ơn Bộ Giáo dục Singapore đã có những hỗ trợ, giúp đỡ quý báu đối với giáo dục Việt Nam thông qua việc triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục, ký kết giữa Bộ trưởng Bộ...

Cây kim anh có tác dụng gì cho sức khỏe?

Cây kim anh là một trong những loại thực vật mọc nhiều trong tự nhiên ở nước ta, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc. Đặc biệt, đây cũng là thành phần trong...

Mới nhất

4 môn không có điểm 10