Trang chủNewsThời sựNhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ trong...

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi – Trong Luật Thủ đô 2024, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ.

Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển Thủ đô

Trong Luật Thủ đô 2024, các quy định đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ; trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi. Cụ thể, Luật Thủ đô 2024 xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm của Thủ đô (khoản 1 Điều 23) và áp dụng các ưu đãi nhằm thu hút, phát huy tối đa tiềm lực của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức khoa học, công nghệ tham gia chủ trì, thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm (khoản 2 Điều 23), thu hút nhân tài là công dân Việt Nam, người nước ngoài vào các hoạt động khoa học, công nghệ nói chung (khoản 1 Điều 16).

Áp dụng các ưu đãi về thuế thu nhập đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực trọng điểm (điểm a, b khoản 3 Điều 43). Các ưu đãi đầu tư cho các dự án sử dụng hoặc phát triển công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo (điểm đ, e Khoản 1 Điều 43), đặc biệt là ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược cho các dự án, ngành nghề, lĩnh vực khoa học, công nghệ (điểm b, c khoản 1 Điều 42).

Cùng với đó, quy định biện pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế quản lý khoa học: áp dụng phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp đối với nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm của Thủ đô, dự án thử nghiệm cấp TP; áp dụng hình thức khoán kinh phí theo kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ khoa học, công nghệ; cơ chế chuyển giao không bồi hoàn tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực ứng dụng, phát triển kết quả, sản phẩm để phục vụ quản lý, phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô; hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách TP cho doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ để hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô, qua đó thúc đẩy phát triển thị trường khoa học, công nghệ của Thủ đô (khoản 3 Điều 23)

Cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học công nghệ công lập khác trên địa bàn TP được thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chính cơ sở, tổ chức đó. Cho phép viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học công nghệ công lập khác trên địa bàn TP được tham gia góp vốn, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở, tổ chức đó thành lập hoặc tham gia thành lập khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở tổ chức (khoản 4 Điều 23).

Đây là quy định mang tính đột phá trong Luật Thủ đô 2024. Quy định này nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương, khuyến khích các nhà khoa học, người làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học công nghệ tại Hà Nội tích cực đổi mới sáng tạo, phát huy kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng thiết thực, tham gia vào quá trình thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cho chính các trường, viện để tái đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và giá trị kinh tế chung cho toàn xã hội.

Áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Bên cạnh đó, cho phép TP Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát: TP Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn, dưới sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực có khả năng mang lại giá trị, hiệu quả cao về kinh tế – xã hội mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc quy định hiện hành của pháp luật không còn phù hợp với đặc điểm, tính năng mới của công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh để thúc đẩy Thủ đô đi đầu, tiên phong trong đổi mới sáng tạo (Điều 25).

Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Các nội dung cốt lõi, quan trọng nhất của cơ chế thử nghiệm có kiểm soát gồm: tổ chức, doanh nghiệp được cho phép thử nghiệm có kiểm soát phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ do luật định. Cụ thể: các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh được đề xuất thử nghiệm có tính đổi mới sáng tạo có phạm vi ứng dụng, triển khai trên địa bàn TP Hà Nội, ưu tiên đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh triển khai trong phạm vi khu công nghệ cao, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Trung tâm đổi mới sáng tạo của TP (điểm a khoản 3 Điều 25). 

Các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh được đề xuất thử nghiệm có triển vọng mang lại giá trị, hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, ưu tiên trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô; không thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, biến đổi, chỉnh sửa gen người; không xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (điểm b khoản 3 Điều 25).

Tổ chức, doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm phải có phương án thử nghiệm; cam kết trách nhiệm đối với sự an toàn của người dùng và bên có liên quan; các biện pháp kiểm soát rủi ro; cơ chế giải quyết khiếu nại của người dùng; phạm vi và các biện pháp bồi thường thiệt hại; đồng thời phải cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với phương án thử nghiệm đã đề xuất (điểm c khoản 3 Điều 25).

Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền TP (điểm d khoản 3 Điều 25). Luật cũng quy định rõ thời hạn thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 03 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm (khoản 1 Điều 25).

Luật quy định các nguyên tắc cho phép và thực hiện thử nghiệm có kiểm soát (khoản 4 Điều 25); các nội dung bắt buộc phải có trong Quy chế thử nghiệm riêng cho từng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh do UBND TP quy định (khoản 8 Điều 25); quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hướng dẫn, kiểm soát quá trình thử nghiệm (khoản 7 Điều 25); trách nhiệm và các trường hợp được miễn hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm cũng như của cơ quan và cán bộ, công chức trực tiếp hướng dẫn, kiểm soát thử nghiệm (điểm d khoản 4 Điều 25).  

Luật cũng quy định chi tiết quyền hạn và trách nhiệm của HĐND TP trong việc ban hành thể chế để cụ thể hoá về tiêu chí, điều kiện lựa chọn và trình tự, thủ tục cho phép, điều chỉnh, gia hạn và chấm dứt việc thử nghiệm có kiểm soát (khoản 9 Điều 25); trách nhiệm, quyền hạn của UBND TP trong việc cho phép, tổ chức hướng dẫn và kiểm soát quá trình thử nghiệm (khoản 6 Điều 25). Một quy định đặc thù, vượt trội của Luật là cho phép HĐND TP quyết định phạm vi miễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với từng dự án thử nghiệm cụ thể phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm theo đề nghị của UBND TP trên cơ sở đánh giá về mức độ rủi ro và khả năng kiểm soát (khoản 5 Điều 25).

Luật quy định trách nhiệm của Chính phủ, trên cơ sở báo cáo của UBND TP, tổ chức xem xét, đánh giá kết quả, hiệu quả các nội dung thử nghiệm có kiểm soát để quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành mới, sửa đổi, bổ sung pháp luật về lĩnh vực, nội dung có liên quan làm cơ sở cho việc áp dụng chính thức công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm (khoản 10 Điều 25).

Ngoài ra, TP Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước: Quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ của Thủ đô nhằm hỗ trợ, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá sản phẩm khoa học, công nghệ.

Quỹ đầu tư mạo hiểm được bố trí vốn điều lệ từ ngân sách TP, được nhận tài trợ, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ đầu tư mạo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, chấp nhận khả năng rủi ro, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn (khoản 1 Điều 36).

Luật quy định UBND TP xây dựng đề án thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm trình HĐND TP phê duyệt, trong đó xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động của Quỹ; thời gian hoạt động của Quỹ; mức hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách TP; phương thức đầu tư, đối tượng hợp tác, nhận vốn đầu tư; cơ chế đánh giá, kiểm soát rủi ro, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, vận hành Quỹ đầu tư mạo hiểm của TP (khoản 2 Điều 36).

HĐND TP phê duyệt đề án, quy định cơ chế tổ chức hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm, trách nhiệm kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện. UBND TP quyết định thành lập Quỹ, ban hành điều lệ, quy chế đầu tư của Quỹ đầu tư mạo hiểm (khoản 3 Điều 36).

Tăng cường vị thế cạnh tranh và dẫn dắt xu hướng phát triển khu vực

Hà Nội là nơi hội tụ hơn 70% các tổ chức khoa học, công nghệ, trường đại học, và viện nghiên cứu của cả nước, cùng với hơn 80% phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia đầu ngành. Đây cũng là điểm kết nối giữa các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều năm qua, lợi thế này chưa được khai thác hết tiềm năng.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ, Luật Thủ đô 2024 đã đưa ra những giải pháp đặc thù nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ. Một trong những điểm đột phá là Điều 25, cho phép thử nghiệm công nghệ, sản phẩm và mô hình kinh doanh mới dưới sự kiểm soát đặc biệt từ các cơ quan nhà nước. Đây là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể triển khai ý tưởng sáng tạo trong thời gian tối đa 3 năm và gia hạn thêm một lần không quá 3 năm.

Ngoài ra, luật cũng quy định các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm mà Hà Nội sẽ tập trung phát triển, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, và các giải pháp công nghệ môi trường nhằm giảm phát thải carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu. Những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ nhận được hỗ trợ về máy móc, thiết bị, và ưu đãi tài chính từ ngân sách TP, tương tự như các doanh nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, luật còn tạo cơ hội cho các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổ chức khoa học công lập được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình. Điều này giúp kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học vào đời sống và phát triển kinh tế.

Luật Thủ đô 2024 không chỉ hướng tới việc phát triển khoa học công nghệ mà còn truyền cảm hứng cho khởi nghiệp sáng tạo. Các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ được hỗ trợ chi phí ươm tạo, tuyển chọn dự án, và thuê chuyên gia. Điều này không chỉ khuyến khích doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến với Hà Nội.

Khi Hà Nội đi đầu trong đổi mới sáng tạo, TP sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các quỹ đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp công nghệ. Điều này phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, đề ra phương hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Việc tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ giúp Thủ đô tăng cường vị thế cạnh tranh và dẫn dắt xu hướng phát triển khu vực.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam cho hay, Luật Thủ đô 2024 có rất nhiều nội dung quan trọng, đặc thù. Đặc biệt là những chính sách về phát triển khoa học công nghệ. Để phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học công nghệ, Luật ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực; có nhiều cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho khoa học công nghệ phát triển.

Cụ thể, các tổ chức khoa học công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách TP để mua sắm, vận hành máy móc, thiết bị phục vụ thực hiện nhiệm vụ. Thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô là thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nhận chuyển giao không bồi hoàn tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách TP.

Doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ hoạt động trên địa bàn TP được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách TP để hình thành trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô.

“Luật Thủ đô 2024 đã có các cơ chế ưu đãi để các tổ chức khoa học công nghệ, đặc biệt để đội ngũ trí thức của Thủ đô có điều kiện phát triển, cống hiến cho Thủ đô và cho đất nước. Do đó, việc thông qua Luật sửa đổi có ý nghĩa rất lớn” – đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nhieu-chinh-sach-dac-thu-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-trong-luat-thu-do-2024.html

Cùng chủ đề

tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Ngày 7/1, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP. Kế hoạch nhằm tổ chức tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực chuyên ngành; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của...

Cơ chế vượt trội trong chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội. Trong Luật Thủ đô 2024, chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội quy định tại Điều 27; điểm đ khoản 1, 4 Điều 43. Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đề ra chủ trương : “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn...

Tạo thể chế hiện thực hóa khát vọng vươn mình

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều chính sách thù vượt trội. Có hiệu lực từ 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 là bệ phóng thể chế, gỡ các điểm nghẽn để Hà Nội tạo đà phát triển bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỳ vọng về một Thủ đô phát triển xứng tầm Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, không...

Chính sách liên kết, phát triển vùng trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 quy định một số nội dung nhằm cụ thể hoá chính sách liên kết, phát triển Vùng Thủ đô. Trong đó, Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển vùng và cả nước. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đối với Hà Nội phải “phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế...

Hà Nội triển khai lộ trình khoa học, hiệu quả trong sắp xếp tổ chức, bộ máy

Kinhtedothi - Sáng 24/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020-2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Loạt món ngon ăn vào bữa sáng cực hại gan, không phải ai cũng biết

Thực phẩm chiên rán  Các món ăn sáng được chế biến bằng phương pháp chiên rán như bánh rán, khoai tây chiên, gà rán,...thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Đây là những tác nhân gây hại trực tiếp đến gan, làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan, thậm chí là xơ gan. Cụ thể, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo khiến gan phải làm việc quá sức, dẫn đến...

Di sản bài chòi thành “đặc sản” du lịch Quảng Ngãi

Bài chòi là loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng của miền Trung Việt Nam, cũng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại Quảng Ngãi, loại hình này được nhiều địa phương khai thác hiệu quả, tạo thành “đặc sản” du lịch. Thời gian qua, làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành điểm du lịch hút nhiều du khách cả trong...

Hà Nội sẽ dành 550 tỷ đồng để bổ cập nước sông Tô Lịch

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, việc sớm khôi phục dòng sông Tô Lịch để đảm bảo cảnh quan, khắc phục ô nhiễm môi trường được xác định là nhiệm vụ cấp bách của TP Hà Nội. Thời gian tới, sông Tô Lịch vào...

Giám sát phát hiện sớm dịch từ cửa khẩu, không để xâm nhập vào Việt Nam

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường kiểm soát y tế ở cửa khẩu, kịp thời phát hiện, cách ly, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam. Cùng với đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực, theo dõi, giám sát diễn biến dịch bệnh và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Cụ thể, Bộ Y tế đề...

Di sản bài chòi thành “đặc sản” du lịch Quảng Ngãi

Kinhtedothi-Bài chòi là loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng của miền Trung Việt Nam, cũng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại Quảng Ngãi, loại hình này được nhiều địa phương khai thác hiệu quả, tạo thành “đặc sản” du lịch. Thời gian qua, làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành điểm du lịch hút nhiều du khách cả trong...

Bài đọc nhiều

Thái Lan ghi bàn thiếu fair-play, HLV Ishii lạnh lùng: ‘Bàn thắng đó đẹp mà?’

HLV Masatada Ishii khẳng định pha lập công của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam ở chung kết AFF Cup 2024 vào tối 5.1 là 'bàn thắng đẹp' của đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Thái Lan hành xử không đẹp Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi...

Những người hùng đội tuyển Việt Nam mang cúp vô địch từ Thái Lan trở về

Đội tuyển Việt Nam sẽ về nước trong chiều nay (6.1), mang theo chức vô địch AFF Cup 2024 từ Thái Lan. 12:14 ngày 06/01/2025 Nguyễn Xuân Son nâng cúp vô địch       12:11 ngày 06/01/2025 12 giờ trưa 6.1 ở sảnh đến nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, các CĐV đầu tiên mặc áo đỏ sao vàng mang theo cờ Tổ quốc đã có mặt để chờ đón đội tuyển Việt Nam trở về. Bà Nguyễn Thị Dư (73 tuổi, ở...

Ukraine phản công bất thành tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 6/1: Ukraine phản công bất thành tại Kursk khi không chỉ hướng phản công của AFU bị chặn, mà Nga cũng tấn công vào hậu phương Ukraine. Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã phát động một nỗ lực phản công quy mô lớn ở khu vực Kursk. Theo Bộ Quốc phòng Nga, đối phương đã tiến về trang trại Berdin ở quận Bolshesoldatsky. Quân đội Ukraine đã phát...
22:32:32

Đội tuyển Việt Nam rạng rỡ về nước, Xuân Son tức tốc được đưa đến VINMEC

Sau khi giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên đất Thái Lan, Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam đã về đến nước vào chiều 6.1. Ở trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận: thắng 2-1 trận lượt đi và 3-2 trận lượt về. Đây là lần thứ 3 “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi tại giải đấu số 1 Đông Nam Á...

CĐV Đông Nam Á dự đoán trận chung kết Thái Lan – Việt Nam ở Rajamangala

(Dân trí) - Nhiều cổ động viên (CĐV) Đông Nam Á đều cảm thấy háo hức khi chờ xem trận tái đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan ở AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala (Thái Lan) vào lúc 20h ngày 5/1. "Dựa trên màn trình diễn tổng thể, tôi tin rằng tuyểnn Việt Nam sẽ vô địch AFF Cup. Nhưng tôi nghĩ rằng Thái Lan sẽ rất quyết tâm khi được chơi trên sân nhà. Cả...

Cùng chuyên mục

Việt Nam đủ nguồn lực dẫn đầu khu vực về blockchain

Khi nút thắt mặt pháp lý được tháo gỡ, thị trường blockchain Việt Nam sẽ thu hút nhiều nguồn lực hơn. Đây cũng là dấu mốc quan trọng cho các doanh nghiệp trong ngành vươn lên sau thời gian dài chuẩn bị. Ông Nguyễn Thế Vinh, đồng sáng lập/CEO Ninety Eight và chủ tịch Chi hội Blockchain TP.HCM - Ảnh: NVCC Cuối tháng 10-2024, Chính phủ ban hành quyết định số 1236, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng...

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt, nghe hòa nhạc cùng các nữ đại sứ ASEAN

Ngày 8/1, nhân dịp năm mới và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp thân mật, ấm áp với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) gồm các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, lãnh đạo và cán bộ nữ của các Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, các phu nhân lãnh đạo...

Cựu chuyên viên khai gì về việc cho các ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân 2 lô đất bạc tỉ?

(NLĐO)- Nguyễn Văn Vương khai nhận cho 2 ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân 2 lô đất ở xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) với mong muốn "rủ về ở cùng cho vui" ...

VFF thưởng khủng cho đội tuyển Việt Nam, tổng số tiền nhà vô địch được nhận cực nhiều!

Sáng nay (8.1), lễ trao thưởng cho đội tuyển Việt Nam vì thành tích vô địch AFF Cup 2024 đã được tổ chức tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Hàng chục tỉ đồng thưởng cho đội tuyển Việt Nam Mở đầu là phần thưởng của VFF dành cho đội tuyển Việt Nam trị giá 7,2 tỉ đồng do Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đại diện trao cho đội. Khoản thưởng cao kỷ lục mà đội tuyển...

Quảng Bình rót thêm vốn cho dự án 50 tỷ ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Thi công từ năm 2017 tới nay vẫn dang dở, dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình sẽ được tỉnh bổ sung nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành. Dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt ngày 30/10/2015, có vị trí tại phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới, do Sở Y tế làm chủ đầu tư. Công ty TNHH Xây...

Mới nhất

Quảng Bình: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đo vẽ với tổng chiều dài 243km

Thông tin tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững” tổ chức ngày 30/6, tại Quảng Bình, cho biết đến nay, có 389 hang động ở Di sản này được thám hiểm, khảo sát...

Cô thủ khoa kể chuyện thay đổi bản thân từng ngày

Nhìn vào bảng thành tích đáng nể của thủ khoa Nguyễn Hà My, Trường cao đẳng Sư phạm T.Ư TP.HCM, ít ai ngờ rằng cô từng là một sinh viên rụt rè và nhút nhát. My thay đổi toàn diện, lột xác thành một gương mặt xuất sắc. Câu chuyện truyền cảm hứng cho sinh viên Những ngày đầu bước vào...

Quảng Bình kêu gọi đầu tư 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới ở Phong Nha-Kẻ Bàng

Chiều 1/6, tại thành phố Đồng Hới, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức hội nghị công bố “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, có 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới được giới thiệu, kêu gọi đầu tư khai thác nhằm mang đến trải nghiệm...

Getty Images và Shutterstock sáp nhập, đối đầu ‘kỷ nguyên’ ảnh AI

Hai 'ông lớn' Getty Images và Shutterstock sẽ hợp nhất để tạo ra đế chế hình ảnh trị giá 3,7 tỉ USD, chuẩn bị cho kỷ nguyên AI. ...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc...

Mới nhất

TPHCM chốt môn thi thứ 3