Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều câu hỏi đầy hoang mang

Nhiều câu hỏi đầy hoang mang


LO GIẤY PHÉP CON ĐỂ “HÀNH LÀ CHÍNH”

Bà Vy Thùy Hương, một giáo viên (GV) cấp THCS ở TP.Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), có gần 30 năm đứng lớp, chia sẻ: Khi đọc thông tin trên báo chí về việc Bộ GD-ĐT dự kiến đưa vào luật Nhà giáo quy định GV sẽ phải có chứng chỉ nghề nghiệp, bà và đồng nghiệp rất hoang mang vì Bộ GD-ĐT không kèm theo các giải thích như: GV đã đi dạy học có cần làm gì để được cấp chứng chỉ nữa hay không, cơ quan nào cấp?…

Cũng theo bà Hương, bà là “nạn nhân” của các loại chứng chỉ, mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đi học và thi cấp chứng chỉ như ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp GV… Mới đây các bộ, ngành thấy không cần thiết và quá hình thức, tốn kém nên mới quyết định bãi bỏ. “Vậy mà nay lại nghe thông tin GV phải có chứng chỉ nghề nghiệp mà không có thông tin cụ thể gì, GV không lo lắng mới lạ”, bà Hương nói.

Nhà giáo phải có chứng chỉ nghề nghiệp: Nhiều câu hỏi đầy hoang mang- Ảnh 1.

Giáo viên trao đổi chuyên môn sau giờ giảng

Chia sẻ với PV Thanh Niên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý – giáo dục VN, cũng cho rằng: Lẽ ra cơ quan xây dựng luật Nhà giáo khi đưa ra một quy định mới, chính sách mới tác động lớn đến đội ngũ GV như chứng chỉ nghề nghiệp thì cần nêu rõ đối tượng áp dụng, vì sao phải bổ sung quy định, dự kiến về tác động của chính sách khi áp dụng quy định này, cơ quan nào được quyền cấp chứng chỉ nghề nghiệp GV… “Nếu yêu cầu nhà giáo phải có chứng chỉ nghề nghiệp như một thủ tục hành chính để… hành GV là chính thì tôi sẽ phản đối tới cùng”, ông Lâm nói.

Tuy nhiên, TS Lâm cũng cho rằng nếu chứng chỉ nghề nghiệp thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng nhà giáo thì sẽ phải trả lời được hàng loạt câu hỏi kèm theo. Các nước có yêu cầu chứng chỉ hành nghề với GV thì thường sẽ giao cho các hiệp hội nghề nghiệp giám sát và cấp chứng chỉ. Khi có chứng chỉ này, GV sẽ phải được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn, giảm bớt các báo cáo, sổ sách nặng về hình thức như lâu nay. “Dù vậy, cũng cần hết sức cân nhắc và thận trọng khi áp dụng chứng chỉ nghề nghiệp ở nước ta. Việc nâng cao chất lượng GV là đặc biệt quan trọng, nhưng muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm. Nếu làm được như vậy thì việc GV ra trường rồi lại phải làm thêm các “thủ tục” để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp là không cần thiết nữa”, ông Lâm nhận định.

ĐÂU CẦN CHỨNG CHỈ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA NHÀ GIÁO ?

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Trường Marie Curie (Hà Nội), nêu quan điểm: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề xuất này đều có. Thực tế, nhiều nước đã có chứng chỉ hành nghề nhà giáo.

Tuy nhiên, nếu yêu cầu nhà giáo phải có chứng chỉ nghề nghiệp sẽ tác động như thế nào đến xã hội? Hiện chúng ta có gần 1,5 triệu nhà giáo từ mầm non, phổ thông, cao đẳng, dạy nghề và ĐH. “Chuyện này không hề nhỏ!”, ông Khang nói và đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề? Cấp nào có thẩm quyền cấp? Sau bao nhiêu năm thì chứng chỉ hết hạn, muốn hành nghề phải làm gì để được cấp lại? Thời gian, công sức và tiền bạc để được cấp chứng chỉ hành nghề?… Chừng ấy câu hỏi tạo nên nỗi lo hữu hình và vô hình. “Nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề! Nỗi lo này không của riêng ai”, ông Khang thốt lên.

Ông Khang cũng nhấn mạnh: “Một số GV vi phạm đạo đức nghề nghiệp không phải lý do quan trọng để phải xét cấp chứng chỉ hành nghề đồng loạt cho gần 1,5 triệu người. Không phải có chứng chỉ hành nghề mới xử lý được những GV vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cơ chế hiện nay vẫn đủ để xử lý các trường hợp này”.

ĐÃ TỪNG ĐỀ XUẤT VÀ NHIỀU Ý KIẾN PHẢN BIỆN

Đề xuất về chứng chỉ nghề nghiệp GV không mới. Năm 2019, tại buổi tọa đàm góp ý dự thảo luật Giáo dục 2019, ông Lê Quán Tần, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, cho rằng chứng chỉ hành nghề dạy học là rất quan trọng, những nước có nền giáo dục phát triển như Nhật Bản đã áp dụng cấp chứng chỉ này cho những người thực sự đạt yêu cầu. Ông Tần cho rằng nếu có chứng chỉ hành nghề thì GV vi phạm đạo đức, có hành vi bạo lực với HS sẽ lập tức bị rút chứng chỉ ngay.

Tuy nhiên, đề xuất này tại thời điểm đó cũng đã vấp phải rất nhiều ý kiến phản biện. PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục VN, nêu quan điểm: Trước hết, phải định nghĩa được hành nghề giảng dạy thế nào thì mới có thể bàn tới chuyện cấp chứng chỉ hành nghề. Ví dụ chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp cho những người làm nghề tự do chứ không phải viên chức, công chức. Muốn cho GV hoạt động theo nghề là đúng, nhưng phải có điều kiện để hoạt động. Tiêu chuẩn chuyên môn có thể ổn định nhưng năng lực hành nghề có thể thay đổi theo chu kỳ, ứng với yêu cầu đổi mới về giáo dục của mỗi quốc gia. Do vậy, cứ 3 – 5 năm phải thi để cấp chứng chỉ hành nghề một lần. GV luôn phải cập nhật, đổi mới và được đánh giá về khả năng thích ứng.

Nhiều ý kiến chỉ ra rằng ở nước ta, nghề giáo cũng có 18 tháng tập sự nhưng gần như 100% là cho qua vì tính hành nghề của ta thấp. Như vậy, cơ sở pháp lý có rồi nhưng không được làm chặt chẽ và đúng mục tiêu. Do vậy, thay vì “đẻ” ra một chứng chỉ nghề nghiệp thì phải có biện pháp để các trường sư phạm thực hiện tốt khâu thực hành, thực tập của sinh viên sư phạm.

Ý kiến

Rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn

Cần có chứng nhận nghề nghiệp vì thực tế cho thấy luôn tồn tại khoảng cách tiềm ẩn giữa năng lực đầu ra của người tốt nghiệp về mặt học thuật và kỹ năng giảng dạy thực tế. Nhiều kỹ năng thực hành sư phạm, ứng dụng công nghệ trong thiết kế bài giảng, giảng dạy…, quản lý lớp học, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp ra trường còn thiếu hụt so với yêu cầu dạy học. Hơn nữa, giáo dục ĐH là giáo dục rộng, tạo ra nền tảng cho việc học suốt đời mà không hẹp như đào tạo nghề. GV phải có khả năng học suốt đời sau tốt nghiệp ĐH. Trong khung thời gian 4 năm, điều kiện cọ xát thực tế chưa đủ nên họ phải có trải nghiệm để rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn…

Ông Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT)

Về lâu dài tạo điều kiện cho tiêu cực

Việc cấp giấy phép hành nghề sư phạm một phần nào đó giúp nâng cao được chất lượng đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, 4 năm ĐH sư phạm, mỗi sinh viên được đào tạo nhiều kỹ năng, trải qua bao nhiêu giờ kiến tập, thực tập… mới được tốt nghiệp và làm GV. Năm đầu tiên đi dạy, GV vẫn phải thực hiện chế độ tập sự. Vậy có cần thiết phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp không? Hiện nay, luật mới sửa đổi quy định, đối với viên chức được tuyển dụng từ ngày 1.7.2020 sẽ ký loại hợp đồng xác định thời hạn. Trong thời gian ký từng năm hợp đồng có thời hạn, nếu GV vi phạm quy chế, không phù hợp yêu cầu vị trí công việc, có thể căn cứ luật Giáo dục để xử lý, ngưng hợp đồng… chứ không nên “đẻ” ra các loại giấy tờ thủ tục phiền hà. Về lâu dài việc cấp chứng chỉ có thể sẽ tạo điều kiện cho tiêu cực và khó đạt được tiêu chí, mục đích tích cực như ban đầu.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh (GV Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.11, TP.HCM)

Giấy chứng nhận nghề nghiệp không mang nhiều ý nghĩa

Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, các nhà giáo nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng sẽ được cấp. Giáo dục phải được đổi mới thường xuyên nên quy định này không phản ánh được tính đổi mới này. Giấy chứng nhận có thể được cấp cho GV về hưu nếu có nhu cầu thì lại không mang nhiều ý nghĩa. Hiện nay có nhiều cách thức dạy học như qua online, vậy có cần giấy chứng nhận không? Do đó, giấy chứng nhận nghề nghiệp không mang nhiều ý nghĩa. Quan trọng là các cơ sở giáo dục tự đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ GV tại cơ sở của mình để qua đó từng bước đáp ứng được sự đổi mới từng ngày trong giáo dục”.

Thạc sĩ Trần Văn Toàn (nguyên tổ trưởng tổ toán (Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM)

Bích Thanh – Tuyết Mai



Source link

Cùng chủ đề

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ...

Hiệu trưởng ‘hiến kế’ xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

Hiệu trưởng này cho rằng phải chú trọng đặc biệt vào khâu rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa bởi đây là yếu tố quan trọng giúp xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Thầy giáo Phạm Hồng Hải, Hiệu trưởng cấp THCS trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho hay hiện nay việc xây dựng văn hóa ứng xử đã được các nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là khi xuất hiện hàng...

Trên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm

Trên 63% giáo viên được khảo sát bày tỏ nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm. Đó là kết quả được ghi nhận từ 'Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang' do Viện Phát...

Giáo dục không nên chỉ tập trung vào ‘dạy cái gì’

TS Ngô Tuyết Mai cho rằng các nhà trường không nên chỉ tập trung vào việc hôm nay dạy môn gì hay sẽ đem đến cho học trò nội dung nào. Học sinh cần được giáo dục “cả về trái tim lẫn trí óc”. Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong giáo dục do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức ngày 23/11, TS Ngô Tuyết Mai, giảng viên Đại học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ứng dụng công nghệ để quản lý bữa ăn bán trú

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh, một số địa phương của TP.HCM đã đưa ra những giải pháp, yêu cầu để quản lý, giám sát công tác tổ chức trong nhà trường. ...

Hai năm liên tiếp Việt Nam có hãng hàng không 5 sao xuất sắc

Tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vừa công bố xếp hạng các hãng hàng không năm 2024, trên cơ sở kết quả đánh giá thông qua trải nghiệm của hành khách. Theo đó, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines được tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vinh danh là “Hãng hàng không 5 sao xuất sắc” (Five Star Major Airline). Đây là năm thứ hai liên tiếp Vietnam Airlines nhận được danh hiệu...

‘Bố già của AI’ đến Việt Nam trong tuần lễ VinFuture 2024

Những trí tuệ kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sự kiện VinFuture 2024 để cùng bàn về tương lai thế giới, trong đó có GS Yann LeCun, người được thế giới gọi là 'bố già của AI' ...

Vượt Nhật, Hàn, Việt Nam có thành phố điểm đến golf tốt nhất thế giới

Tối 23.11 tại Madeira, Bồ Đào Nha, Việt Nam vinh dự được Tổ chức Giải thưởng golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 trao giải 'Điểm đến golf tốt nhất châu Á năm 2024'. Đây là lần thứ 8 liên tiếp Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng này. Địa hình đất nước có nhiều đồi núi, đường bờ biển dài, phong cảnh đẹp là những lợi thế để Việt Nam phát triển các sân golf hiện đại, đẳng...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ...

Ứng dụng công nghệ để quản lý bữa ăn bán trú

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh, một số địa phương của TP.HCM đã đưa ra những giải pháp, yêu cầu để quản lý, giám sát công tác tổ chức trong nhà trường. ...

Giáo viên tỉnh xa lái xe từ 6h sáng về Hà Nội để “tầm sư học đạo” về “Hạnh phúc trong giáo dục”

Ngày thứ hai (24/11) của Hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 thu hút sự quan tâm đặc biệt của giáo viên và những người làm trong ngành giáo dục nói chung. ...

TP Thủ Đức điều động, bổ nhiệm một loạt hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

(NLĐO- TP Thủ Đức- TP HCM ngày 25-11 đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 19 hiệu trưởng và hiệu phó trên địa bàn ...

‘Bố già của AI’ đến Việt Nam trong tuần lễ VinFuture 2024

Những trí tuệ kiệt xuất sẽ có mặt tại Việt Nam tại chuỗi sự kiện VinFuture 2024 để cùng bàn về tương lai thế giới, trong đó có GS Yann LeCun, người được thế giới gọi là 'bố già của AI' ...

Mới nhất

Ông Lê Hồng Minh thôi CEO, làm Chủ tịch VNG: Cổ phiếu kỳ lân công nghệ tăng mạnh

Cổ phiếu kỳ lân ngành công nghệ VNZ của CTCP VNG tăng mạnh trong phiên đầu tuần sau một chuỗi ngày giảm mạnh. Ông Lê Hồng Minh thôi làm Tổng giám đốc và được bổ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT. Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 25/11, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG tăng mạnh thêm 4.800 đồng lên...

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. ...

Bộ Tài chính có đề xuất mới ‘chống’ đầu cơ bất động sản

(CLO) Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức...

Độc đáo trải nghiệm “phở số” do robot nấu ở Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024, khách mời có cơ hội trải nghiệm các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và "phở số" do robot thông minh chế biến. ...

Ứng dụng công nghệ để quản lý bữa ăn bán trú

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh, một số địa phương của TP.HCM đã đưa ra những giải...

Mới nhất