Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm...

Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi

Ngày 15/1, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương, bệnh viện này đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có nhiều ca bệnh nặng, phải thở máy và lọc máu liên tục.

Ngày 15/1, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương, bệnh viện này đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có nhiều ca bệnh nặng, phải thở máy và lọc máu liên tục.

Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.





Bệnh nhân măvcs viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Điển hình là trường hợp của ông N.T. (62 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng rất nặng, khó thở nghiêm trọng, môi tím tái, ý thức mơ hồ, chỉ số SPO2 chỉ đạt 47% – thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường là trên 92%.

Trước đó, ông T. mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hơn 10 năm, thường xuyên sử dụng thuốc xịt hỗ trợ thở chứa corticoid tại nhà mà không tuân thủ điều trị định kỳ.

Khoảng một tuần trước, ông T. tiếp xúc với người thân mắc cúm và nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng sốt cao, khó thở ngày càng nặng, kèm theo ho và đờm đặc.

Khi nhập viện, ông được chẩn đoán mắc viêm phổi nặng, nhiễm cúm A và bội nhiễm nấm Aspergillus (hậu quả nghiêm trọng của việc lạm dụng corticoid kéo dài, làm suy yếu hệ miễn dịch trầm trọng).

Ngay khi nhập viện, ông được đặt ống thở máy để duy trì hô hấp. Các bác sỹ cũng sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm phổi. Sau một tuần điều trị tích cực, tình trạng của ông đã cải thiện, nhưng ông vẫn được theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa biến chứng tái phát.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân N.V.T. (48 tuổi, Thanh Hóa). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau 3 ngày sốt cao, khó thở tăng dần và tụt huyết áp. Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu kéo dài, dẫn đến xơ gan vừa được chẩn đoán cách đây 3 năm nhưng không điều trị thường xuyên.

Ban đầu, bệnh nhân này được đưa đến cơ sở y tế và được chẩn đoán viêm phổi thùy phải kèm sốc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân không cải thiện và nhanh chóng chuyển nặng. Sau đó, ông được chuyển đến khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương).

Tại đây, ông được chẩn đoán viêm phổi nặng với tổn thương lớn ở phổi phải. Các xét nghiệm cho thấy chỉ số đông máu chỉ đạt 26%- rất thấp so với mức bình thường (70%-140%). Điều này khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

Bệnh nhân được đặt ống thở máy, lọc máu liên tục để loại bỏ độc tố và sử dụng kháng sinh mạnh, kết hợp thuốc hỗ trợ tuần hoàn. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng của ông dần cải thiện.

“Viêm phổi không chỉ là bệnh phổ biến mà còn đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và tổn thương đa cơ quan”, Ths.Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương chia sẻ.

Để phòng ngừa và kiểm soát viêm phổi, bác sĩ Trần Văn Bắc khuyến cáo, đối với người dân, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch, nên tiêm phòng cúm hằng năm và vắc xin phế cầu một lần trong đời để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.

Ngoài ra, những người có bệnh nền cần tuân thủ điều trị định kỳ, tránh tự ý dùng thuốc, đặc biệt là corticoid vì có thể làm suy giảm miễn dịch.

Mặt khác, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Khi có dấu hiệu như sốt cao, ho kéo dài hoặc khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Để phòng chống viêm phổi khi mắc cúm, theo khuyến cáo, người dân cần tránh khói thuốc lá bởi hóa chất trong thuốc lá có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật gây bệnh.

Tiếp xúc với khói thuốc làm tăng nồng độ cytokine và tế bào miễn dịch tiền viêm như bạch cầu trung tính, đại thực bào hoạt động quá mức. Chúng khiến hệ miễn dịch có thể phản ứng thái quá với virus cúm.

Chất độc hại trong khói thuốc cũng làm tê liệt tế bào lông chuyển, giảm độ nhạy cảm của cơ thể với những cơn ho thúc đẩy loại bỏ virus cúm.

Điều này làm cho người bệnh sau mắc cúm có thể bị viêm phổi kéo dài, tổn thương nhu mô phổi lớn hơn so với người không hút thuốc. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhiễm cúm có thể khiến tình trạng trở nặng.

Người hút thuốc mắc bệnh cúm có khả năng phải nhập viện cao hơn 1,5 lần, chăm sóc đặc biệt cao hơn 2,2 lần so với người chưa bao giờ hút thuốc.

Không uống bia rượu giúp hạn chế tổn thương hệ thống tế bào miễn dịch phổi có chức năng tiêu thụ, loại bỏ virus, vi khuẩn như các đại thực bào phế nang và tế bào thực bào. Thói quen này cũng làm tăng tình trạng mất nước, cản trở chức năng miễn dịch, kích hoạt phản ứng viêm.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi ho, xì mũi, đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc chế biến món ăn… để hạn chế lây nhiễm virus, vi khuẩn khác.

Vệ sinh tai mũi họng bằng muối sinh lý ấm giúp làm mềm chất nhầy, giảm nghẹt mũi. Tránh gây tổn thương cho mũi bởi nếu mũi tổn thương sẽ tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập, gây viêm. Vệ sinh miệng để ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập từ đường mũi, họng.

Tắm nhanh bằng nước ấm dưới vòi hoa sen ở nơi kín gió, sau đó lau khô cơ thể nhanh, nhẹ nhàng giúp thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm trong cổ họng, mũi thông thoáng, dễ thở.

Uống nhiều nước lọc ấm để tránh mất nước, hỗ trợ cơ thể thải độc, tăng cường sản xuất bạch huyết, cải thiện hệ thống miễn dịch hô hấp.

Người bệnh giảm ho, dịu cơn đau họng, tăng khả năng ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Người bệnh có thể uống nước điện giải, cháo loãng, nước ép trái cây, rau củ, sinh tố ít đường, nước gừng, mật ong chanh. Trung bình người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1,5-2 lít nước từ đồ uống và thực phẩm.

Tránh tiếp xúc với người ốm hay tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang, giữ ấm cổ bằng khăn quàng khi ra ngoài để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng, ngăn ngừa lây nhiễm tác nhân có thể dẫn tới viêm phổi.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên rau xanh, thức ăn giàu vitamin C và kẽm để cải thiện miễn dịch, tăng sức đề kháng. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều đường hoặc chất béo.

Các triệu chứng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn. Nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, tăng cường thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo, súp… để cơ thể nhanh hồi phục.

Tập thể dục đều đặn đẩy nhanh thời gian hồi phục nếu bị nhiễm cúm, giảm nguy cơ biến chứng viêm phổi. Hoạt động thể chất giúp tăng nồng độ và kích thích hoạt động các tế bào bạch cầu, cải thiện các phản ứng miễn dịch. Cơ thể giảm mức độ stress oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tổn thương do viêm trong phổi.

Duy trì thói quen này đều đặn để cải thiện tuần hoàn máu, đưa oxy đến các mô phổi bị tổn thương. Sức mạnh cơ hô hấp được tăng cường, chức năng phổi cải thiện, giảm nguy cơ biến chứng như viêm phổi. Tập thể dục cũng giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.

Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian hồi phục, tránh làm việc hoặc vận động quá sức. Người bệnh cần đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thư giãn nhằm tăng cường đề kháng.





Nguồn: https://baodautu.vn/nhieu-benh-nhan-nguy-kich-phai-tho-may-loc-mau-vi-viem-phoi-d240875.html

Cùng chủ đề

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Nhiều ca trở nặng, thở máy Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, Khoa Cấp cứu của đơn vị đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau: từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em… Điển hình,...

Nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa

GĐXH – Theo các bác sĩ, viêm phổi không chỉ là bệnh phổ biến mà còn đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. ...

Cận Tết, nhiều ca viêm phổi nặng phải thở máy, lọc máu

Nhiều ca viêm phổi nguy kịchTrong những ngày cuối năm, tại Bệnh viện Bệnh...

Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh

Thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. Thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. ...

HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại TP.HCM với tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác. Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025

Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội đầu năm. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội đầu năm. ...

Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư

Với xu hướng dịch chuyển của nhà đầu tư từ các thị trường lân cận sang Việt Nam, nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp tại Bình Định đang nắm bắt xu hướng và định hướng tập trung thu hút các khách hàng này. Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tưVới xu hướng dịch chuyển của nhà đầu tư từ các thị trường lân cận sang Việt Nam, nhiều chủ đầu tư khu...

Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồng

Sở Xây dựng Khánh Hòa đánh giá, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa năm 2024 có nhiều dấu hiệu tích cực hơn năm 2023. Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồngSở Xây dựng Khánh Hòa đánh giá, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa năm 2024 có nhiều dấu hiệu tích cực hơn năm 2023. Thị trường...

Đốc thúc triển khai nhanh dự án điện

Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ, ngành và chủ đầu tư có dự án điện đã được xác định, nhưng tiến độ chậm. Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ, ngành và chủ đầu tư có dự án điện đã được xác định, nhưng tiến độ chậm. Thu hồi dự án, nếu...

Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra

Dù giá cổ phiếu trượt dài từ khi niêm yết đầu năm 2022 và tiếp tục giao dịch dưới giá trị sổ sách, nhưng lãnh đạo Công ty cổ phần BIG Invest Group vẫn đồng loạt bán ra cổ phiếu. Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán raDù giá cổ phiếu trượt dài từ khi niêm yết đầu năm 2022 và tiếp tục giao dịch dưới giá trị sổ sách, nhưng lãnh đạo Công...

Bài đọc nhiều

Việt Nam cấm bóng cười từ hôm nay

Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng bóng cười. Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng bóng cười. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bóng cười - một sản phẩm chứa khí N2O (dinitrogen oxide) -...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Đau họng, khó nói, người đàn ông bất ngờ phải nhập viện gấp vì nhiễm trùng uốn ván

GĐXH - Người đàn ông bị uốn ván toàn thân có dấu hiệu đau họng, khó há miệng khó nói và ăn uống kém... ...

Bệnh viện Hữu Nghị đưa vào sử dụng hai hệ thống cộng hưởng từ ứng dụng AI

DNVN - Hệ thống Cộng hưởng từ 3.0T MAGNETOM Lumina và 1.5T MAGNETOM Sempra từ Siemens Healthineers vừa được Bệnh viện Hữu Nghị chính thức đưa vào khai thác, góp phần hỗ trợ các bác sĩ phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh lý phức tạp. ...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Cùng chuyên mục

Nam sinh 17 tuổi đã mắc ‘bệnh nhà giàu’, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Suốt 2 năm, nam sinh 17 tuổi xuất hiện đau âm ỉ ngón chân, tuy nhiên không thăm khám. Đến khi cơn đau bắt đầu nhiều hơn, sưng nóng mới đến bệnh viện thì được chẩn đoán mắc bệnh gout mạn tính. 17 tuổi...

Nam thanh niên 17 tuổi đã mắc bệnh Gout

NDO - Hai năm qua, nam thanh niên 17 tuổi xuất hiện nhiều đợt đau âm ỉ bàn ngón một chân trái, đau khi đi lại vận động, tự hết sau 3-5 ngày. Khi đến viện, cậu được chẩn đoán mắc bệnh Gout. Cảnh báo mắc Gout ở người trẻ Nam học sinh L.M.H (nam, 17 tuổi, ở Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám do đau khớp bàn ngón 1 chân...

Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025

Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội đầu năm. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội đầu năm. ...

Cứu sống bé trai tổn thương thần kinh nặng do ban xuất huyết dị ứng

GĐXH – Theo các bác sĩ, ban xuất huyết dị ứng là bệnh viêm mạch máu nhỏ. Bệnh có liên quan đến phản ứng bất thường của hệ miễn dịch, thường xảy ra sau nhiễm khuẩn hoặc do dị ứng. ...

Người phụ nữ 43 tuổi mắc bệnh tuyến giáp được bác sĩ khuyên thường xuyên làm việc này

GĐXH - Người có bệnh về tuyến giáp nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tốc độ lớn lên của u bướu để được can thiệp kịp thời. ...

Mới nhất

Những gốc bưởi ghép trăm quả chờ khách ‘rước’ về chơi Tết

TPO - Những chậu cây bưởi cảnh vàng rực, óng ả có giá hàng chục triệu đồng đang được các nhà vườn tung ra thị trường, phục vụ nhu cầu khách chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 17/01/2025 | 11:46 ...

Phó Chủ tịch Tô Thị Bích Châu thăm, tặng quà Tết cho bệnh nhân ung thư

Sáng 17/1, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu thăm và tặng quà cho 200 bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM (cơ sở 2) nhân dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Hậu phương của bộ đội nhà giàn

Ngày 2 chuyến tàu Trường Sa 02 và Trường Sa 21 chở quà xuân từ đất liền không chỉ có quà, mà còn chở theo niềm nhớ nhung của mẹ con nhà lính nhà giàn DK1 khi tiễn chồng, cha đi nhận nhiệm vụ khi mùa xuân...

Vì sao hàng trăm sinh viên sư phạm nhận sinh hoạt phí lên tới 127 triệu đồng/người?

Hàng trăm sinh viên ngành sư phạm diện địa phương đặt hàng tại TP.HCM được nhận sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020...

Nam sinh 17 tuổi đã mắc ‘bệnh nhà giàu’, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Suốt 2 năm, nam sinh 17 tuổi xuất hiện đau âm ỉ ngón chân, tuy nhiên không thăm khám. Đến khi cơn đau bắt đầu nhiều hơn, sưng nóng mới đến bệnh viện thì được chẩn đoán mắc bệnh gout mạn tính. ...

Mới nhất