Trang chủNewsNhân quyềnNhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch

Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch


Làm nhiều, hoang phế nhiều

Nhiều năm liền, gia đình 3 người của ông Lê Văn Hảo (thôn Trì Bình, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) phải chở nước từ nơi khác về nhà dùng. Nước để ăn, uống được gia đình xử lý qua máy lọc, còn nước để tắm, giặt thì sử dụng trực tiếp.

“Hồi trước ở đây có công trình cấp nước, nhưng dùng được vài năm rồi xuống cấp, bỏ hoang. Khu vực này, nguồn nước giếng không đảm bảo nên phải đi kiếm nước ở phía gần núi, đỡ ô nhiễm hơn”, ông Hảo nói.

nuocsach1.jpg
Hàng trăm công trình nước sạch ở Quảng Ngãi hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí

Theo người dân địa phương, nguyên nhân khiến người dân không mặn mà với công trình cấp nước vì được xây giữa đồng ruộng, sợ nguồn nước bị ô nhiễm từ phân bón, thuốc trừ sâu. Từ đó, công trình bị hư hỏng, xuống cấp dần. Hiện tại, sau thời gian dài bỏ hoang, công trình cấp nước sinh hoạt Trì Bình đã xuống cấp nghiêm trọng, nằm chơ vơ giữa cánh đồng, xung quanh mọc đầy cỏ dại.

Công trình cấp nước bỏ hoang, hư hỏng không thể hoạt động và hoạt động cấp nước kém hiệu quả đang là thực trạng đang diễn ra ở nhiều địa phương ở Quảng Ngãi, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi.

Ông Hồ Văn Tính ở xã Sơn Trà, huyệnTrà Bồng cho biết, người dân chúng tôi rất mong mỏi có nước sạch để sử dụng sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong mùa nắng, nhưng tôi thấy, công trình nước sạch nhà nước đầu tư chỉ hoạt động trong thời gian ngắn là “hết nước”. Mấy năm nay, người dân chúng tôi phải tự mua ống để dẫn nước từ khe suối về sinh hoạt.

Còn tại huyện miền núi Ba Tơ, trong số 75 công trình cấp nước sạch nông thôn, chỉ có 3 công trình hoạt động bền vững, còn lại 40 công trình không hoạt động, 22 công trình hoạt động kém bền vững và 10 công trình hoạt động tương đối bền vững. Thậm chí, có công trình đã xây dựng xong nhưng bỏ không, chưa thể nghiệm thu, đưa vào sử dụng vì hư hỏng. Cụ thể như, công trình Sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn Mang Đen, xã Ba Vì, được đầu tư với số tiền 500 triệu đồng.

nuocsach2.jpg
Một công trình nước sạch bị bỏ hoang lâu ngày

Theo UBND huyện Ba Tơ, công trình này đã được thi công hoàn thành 100% khối lượng, đảm bảo theo thiết kế được duyệt. Tuy nhiên, tuyến ống từ đầu mối về khu xử lý có chiều dài 150 m của giai đoạn I do ảnh hưởng của mùa mưa lũ năm 2020 đã bị cuốn trôi hư hỏng hoàn toàn, nên không có nước sinh hoạt cho người dân ở các thôn Y Vang và Mang Đen. Đồng thời, không thể cấp nước đến bể chứa của công trình để vận hành giai đoạn tiếp theo, dẫn đến chưa thể chưa thể nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Cần có giải pháp quản lý bền vững

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 513 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Trong số này, có đến 484 công trình hoạt động tương đối bền vững, kém bền vững và không hoạt động, chiếm tỷ lệ khoảng 94,35% tổng số công trình.

Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác quản lý, đầu tư xây dựng còn nhiều thiếu sót. Công trình sau khi đầu tư xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư không kiểm tra, đánh giá các thông số đạt được so với thiết kế; không có quy trình quản lý, vận hành; không có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực vận hành.

UBND xã quản lý, sử dụng và khai thác công trình không có cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm; công tác duy tu, bảo dưỡng gần như không thực hiện. Nhận thức của người dân về nước sạch có nâng cao, nhưng còn hạn chế trong công tác sử dụng và bảo quản công trình. Bão lũ hàng năm làm hư hỏng một số hạng mục công trình và đường ống cấp nước nhưng UBND xã, UBND huyện không có kinh phí để sửa chữa dẫn đến hư hỏng lớn làm cho công trình ngừng hoạt động.

nuocsach.jpg
Người dân ở nhiều huyện miền núi Quảng Ngãi hàng ngày vẫn phải sử dụng nước suối, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh

Ngoài bất cập trong khâu quản lý, thì qua tìm hiểu của chúng tôi, tại nhiều địa phương, khi khảo sát ban đầu để xây dựng công trình chưa sát thực tế. Nhiều công trình khi khảo sát là lúc mùa mưa, nước nhiều, nhưng khi mùa khô nước cạn không đủ cung cấp cho người dân. Công trình trong nhiều tháng liền không hoạt động dẫn đến hỏng hóc, lâu dần hoang phế, bỏ hoang.

Để cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng nước theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe của người dân, UBND Quảng Ngãi vừa ban hành kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2024- 2028. Theo đó, địa phương sẽ rà soát, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan trong công tác quản lý để các công trình bị hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa, nâng cấp. Sở TN&MT theo dõi, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước, kiểm tra hướng dẫn việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.

Rõ ràng, việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với khu vực nông thôn, nhất là người dân các huyện miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khu vực nông thôn, miền núi. Các công trình cấp nước sạch hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động không chỉ gây lãng phí vốn đầu tư mà còn làm giảm niềm tin của người dân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Thủy điện vận hành cả chục năm, người dân vẫn chưa có tiền bồi thường

Mòn mỏi chờ đợi Ông Phạm Ngọc Minh (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) có trên 1ha đất bị thu hồi để thi công lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Dự án đã tích nước, vận hành từ tháng 6/2014 mà đến nay, ông Minh vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. “Gia đình khó khăn lắm rồi. Mất đất, không có gì canh tác làm ăn, chẳng có cau cũng chẳng có keo. Tính đến nay đã...

Cách rửa rau xanh, cà rốt, khoai tây

Việc rửa sạch trái cây và rau củ trước khi ăn là một thói quen vệ sinh quan trọng để bảo vệ sức khỏe. ...

mô hình nông nghiệp hiệu quả giúp cộng đồng thoát nghèo

Cộng đồng được hưởng lợi Thôn Làng Ranh (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 90% hộ dân là người đồng bào H’re. Lâu nay, việc lựa chọn cây, con giống để hỗ trợ, hướng dẫn bà con trồng trọt, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Tình hình đã có chuyển biến đáng kể khi cuối năm 2019, thôn Làng Ranh được lựa chọn thành lập nhóm để chăn nuôi lợn rừng lai. Đây là giống lợn...

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050

Ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thống nhất ngay từ ngày hôm nay (10/11), nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc làm này có ý nghĩa nhân văn sau sắc, phải tạo phong trào, xu thế, tổ chức như ngày hội, như chiến dịch để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thanh Hóa

Ngày 10/11, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư Thôn 1, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn. Khu dân cư tích cực xây dựng các mô hình "Sáng...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lại nói chung và cán bộ, nhân dân làng Ia Nueng nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, tập trung thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Mới nhất

Những kỳ vọng tại phiên chất vấn

Mục đích cuối cùng của hoạt động chất vấn là cả người hỏi và trả lời cùng nhau làm sáng tỏ các vấn đề nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt ra. ...

VietinBank thông báo chào hàng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có kế hoạch tổ chức Gói mua sắm “Quà tặng cho chương trình khuyến mãi đơn vị chi lương mới” sử dụng nguồn vốn chi phí của VietinBank. VietinBank kính mời các nhà cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và quan tâm đối với việc cung cấp dịch...

Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh

Sau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa mới giải phóng mặt bằng được 10ha/435ha. Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa chỉ giải phóng được 10 ha mặt bằngSau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính...

Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất

Bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM chưa ảnh hưởng ngay đến các dự án, nhưng trong thời gian tới sẽ tác động đến thị trường, vì làm tăng chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí đóng tiền sử dụng đất… của doanh nghiệp. TP.HCM: Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử...

Mới nhất