Trang chủNewsKhoa học - Công nghệNhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục, kinh tế thế giới 'nóng...

Nhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục, kinh tế thế giới ‘nóng rẫy’


Giá ca cao, nguyên liệu chính để làm sôcôla, ngày càng trở nên đắt đỏ và đã tăng vọt 136% trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 2/2024. Nguyên nhân chủ yếu do biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng bất thường và khắc nghiệt hơn ở các đồn điền trồng ca cao quy mô lớn ở Tây Phi, nơi cung cấp phần lớn nguồn cung ca cao trên toàn thế giới.

Mùa vụ 2023 – 2024 dự kiến sẽ cho sản lượng ca cao thấp hơn 374.000 tấn so với thông thường. Đây là một con số giảm mạnh so với mùa trước, vốn đã thấp hơn 74.000 tấn so với mức bình quân.

Mặc dù sôcôla không phải là nhu yếu phẩm, nó vẫn là một mặt hàng quan trọng toàn cầu. Những tác động lan tỏa của việc thu hoạch ca cao kém sẽ rất đáng kể.

Biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường, khắc nghiệt làm giảm sản lượng ca cao ở Tây Phi. (Ảnh: Getty Images)

Biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường, khắc nghiệt làm giảm sản lượng ca cao ở Tây Phi. (Ảnh: Getty Images)

Ở các quốc gia nhiệt đới có tốc độ tăng dân số nhanh chóng, sự gián đoạn trong nông nghiệp do biến đổi khí hậu gây ra có thể làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, giảm khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Nhiệt độ tăng 1% so với năm trước được cho là sẽ làm tăng chi phí sản xuất lương thực khoảng 0,5 – 0,8% ở các nền kinh tế Đông Nam Á. Trong đó, các đợt nắng nóng cực độ ở Thái Lan và Việt Nam những năm gần đây khiến giá cả tăng vọt khoảng 5 – 6%.

Và đó chỉ là một những ví dụ về hiện tượng “heatflation”, một từ mới do giới truyền thông đặt ra, kết hợp giữa “heat” – cái nóng và “inflation” – lạm phát.

Trời nóng, giá tăng

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Communications Earth & Environment, biến đổi khí hậu có thể khiến giá thực phẩm tăng thêm 1,5 – 1,8 % hàng năm vào giữa thập kỷ tới. Dự kiến lạm phát chung sẽ tăng 0,8 – 0,9 % hàng năm tới năm 2035 do biến đổi khí hậu.

Trong ngắn hạn, những cú sốc giá bất thường cũng có thể xảy ra do tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng khắc nghiệt gia tăng. Các chuyên gia tính toán mức nhiệt độ trung bình tăng lên dự kiến vào năm 2035 có thể gây ra các đợt nắng nóng với tác động lên giá cả lớn hơn 30 – 50% so với đợt nắng nóng ở châu Âu năm 2022.

Xa hơn trong tương lai, dự kiến đến năm 2060, lạm phát do biến đổi khí hậu sẽ làm tăng giá thực phẩm thêm 2,2 – 4,3 % hàng năm, tùy thuộc vào kịch bản phát thải, và đẩy lạm phát chung lên 1,1 đến 2,2 % mỗi năm.

Max Kotzm, tác giả của nghiên cứu, cho biết nhóm của ông đã so sánh dữ liệu giá cả hàng tháng của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ ở 121 quốc gia từ năm 1996 đến năm 2021, cùng với điều kiện thời tiết mà các nước đó phải đối mặt.

“Chúng tôi phát hiện lạm phát vì biến đổi khí hậu có thể cảm nhận rõ rệt ở những nơi vốn đã nóng nực, đặc biệt ở các nước nghèo và đang phát triển”, Kotzm nói.

Biến đổi khí hậu thúc đẩy lạm phát và thiếu hụt giá lương thực toàn cầu. (Ảnh: Mohamad/Unsplash)

Biến đổi khí hậu thúc đẩy lạm phát và thiếu hụt giá lương thực toàn cầu. (Ảnh: Mohamad/Unsplash)

Đây không phải là nghiên cứu duy nhất liên quan đến biến đổi khí hậu và lạm phát. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cảnh báo biến đổi khí hậu đang diễn ra có thể gây ra những cú sốc lạm phát thường xuyên và có thể khiến chính phủ Ấn Độ phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ngân hàng cho biết cả nhiệt độ trung bình tăng và thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn đều có tác động lan tỏa đến nền kinh tế trong cả nước.

Nhà kinh tế Alla Semenova của Đại học Bắc Texas đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Toàn cầu hóa, trong đó tìm thấy bằng chứng tương tự cho thấy lạm phát sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các sự kiện do biến đổi khí hậu gây ra – đặc biệt là các đợt nắng nóng, cháy rừng và bão dữ dội trở nên phổ biến hơn.

Tiết kiệm để “hạ nhiệt”

Trong khi đó, lãng phí thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính, gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu và khiến giá thực phẩm gia tăng.

Theo một báo cáo lần đầu tiên định lượng khí thải nhà kính, thực phẩm bị bỏ đi tại các bãi rác sau khi phân hủy trở thành nguồn phát thải khí mê-tan ngày càng lớn ở Mỹ. Cắt giảm chất thải từ thực phẩm là cách tốt nhất để giảm lượng khí thải làm nóng hành tinh này.

Bang California của Mỹ đã yêu cầu các siêu thị phải cho tặng, không vứt bỏ những thực phẩm không bán được nhưng vẫn có thể ăn được.

Chất thải thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Newscom)

Chất thải thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Newscom)

Tại Vương quốc Anh, một thiết bị được gọi là Winnow Vision giúp thu thập kết quả đo khối lượng các thùng đựng rác thải thực phẩm và thông tin từ nhân viên nhà bếp về loại thức ăn đã vứt bỏ. Sau đó, thuật toán phân tích dữ liệu tiến hành đánh giá lượng thực phẩm đã bị lãng phí, trên cả phương diện chi phí và tác động đối với môi trường.

Các cửa hàng tạp hóa tại London thậm chí ngừng dán nhãn “hạn sử dụng” trên trái cây và rau quả, nhằm gỡ rối cho câu hỏi “còn ăn được không?”.

Tại Australia, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và Công nghệ (CSIRO) đã thử nghiệm thành công biến súp lơ và bông cải xanh bỏ đi thành thuốc bổ. Nhu cầu về các chất bột và chất bổ sung giàu dinh dưỡng sẽ tạo ra thị trường mới cho các loại rau quả, giúp giải quyết vấn đề chất thải nông nghiệp, góp phần giải quyết được tình trạng bỏ phí như hiện nay.

Pháp cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến “tủ lạnh đoàn kết”, nơi các chủ nhà hàng để món ăn còn thừa hay những thực phẩm như sữa, các loại nước uống, trái cây, rau quả hay đồ hộp không bán hết cho ai có nhu cầu đều có thể lấy về dùng.

Mô hình này không những làm giảm lãng phí thực phẩm mà còn chứa thông điệp ý nghĩa. Đó là giúp đỡ những người khó khăn để có những bữa ăn đầy đủ hơn.

Trong khi đó ở châu Á, ngành nông nghiệp thực phẩm là nguồn phát thải carbon khổng lồm nhưng tin vui là khu vực có khả năng cắt giảm 12% lượng khí thải vào năm 2030.

Trong nhiều nỗ lực, các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng cải thiện hệ thống quản lý rác thực phẩm và làm cho nó trở nên thân thiện hơn với môi trường.

SOS, một tổ chức giải cứu lương thực đầu tiên ở Thái Lan, đặt mục tiêu phân phối 25 triệu bữa ăn vào năm 2025 bằng cách tăng cường hoạt động và năng lực qua việc thành lập một ngân hàng thực phẩm và các điểm phân phối trên khắp Thái Lan.

Đại học Quốc gia Singapore đang khám phá tiềm năng biến chất thải thực phẩm thành nguồn điện, đặc biệt là khi tình trạng lãng phí thực phẩm là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất.

Ở Việt Nam, Liên hiệp quốc đã đề xuất việc triển khai kiểm toán năng lượng, để giúp các nhà sản xuất xác định tiềm năng tiết kiệm điện.

Hoa Vũ



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam SuperPort khám phá dư địa mới trong logistics xanh

Việt Nam SuperPort, liên doanh giữa Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn YCH của Singapore, đang tăng cường nỗ lực phát triển bền vững để đạt mục tiêu trở thành cảng logistics đa phương thức đầu tiên tại Đông Nam Á phát thải ròng bằng “0” vào năm 2040. TS. Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort chia sẻ về cách cảng này thúc đẩy xu hướng logistics xanh. Việt Nam SuperPort, liên doanh giữa Tập đoàn T&T Group...

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Thúc đẩy khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

NDO - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại, thiên tai, ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, khó lường trên khắp cả nước. Đây là những thách thức rất lớn đối với...

Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý từ các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhóm họp.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền ‘văn hóa Hòa Bình’

Tiêu biểu của nền “văn hóa xứ Mường Hòa Bình”Phát biểu chỉ đạo và trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn) cho tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Di tích khảo cổ Hang xóm Trại (xã Tân Lập) và Mái đá làng Vành (xã Yên Phú), huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình được phát hiện và từng bước khai...

Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

(VTC News) - Thủ tướng Phạm Minh Chính thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1403 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ...

Đấu giá đất Thanh Oai, Hà Nội: Cao nhất 90 triệu/m2, cò rao chênh cả tỷ đồng

Theo xác nhận từ phía Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam, trong phiên đấu giá 25 thửa đất hôm nay tại Thanh Oai, thửa đất có giá trúng đấu giá thấp nhất là 45,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần giá khởi điểm và giá trúng đấu giá cao nhất là 90,3 triệu đồng/m2, gấp 17 lần khởi điểm.2 thửa đất có giá trúng cao nhất có ký hiệu 100 và 106 có diện...

Ông Zelensky: Ukraine phải kết thúc chiến sự vào năm 2025

Theo Bloomberg, trong cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 16/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang ngày thứ 1.000 và phải chấm dứt vào năm 2025."Chúng ta phải làm mọi thứ để cuộc chiến kết thúc bằng biện pháp ngoại giao vào năm sau. Điều này rất quan trọng”, ông Zelensky nói.Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin không muốn hòa...

Những thời điểm cần sạc pin 100% cho thiết bị

Dù cho công nghệ pin ngày càng phát triển, việc quản lý và tối ưu hóa thời lượng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Dưới đây là một số thời điểm người dùng nên sạc pin đầy để đảm bảo hiệu suất tối ưu cho thiết bị của mình.1. Trước những chuyến đi dàiViệc sạc đầy pin trước những chuyến đi dài là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn không chắc chắn...

Bài đọc nhiều

Robot nhỏ rủ rê 12 robot lớn ‘bỏ việc’ gây xôn xao Trung Quốc

Theo hình ảnh camera an ninh ghi lại, sự việc xảy ra vào đêm 26/8 tại một phòng triển lãm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc.Video robot nhỏ dụ dỗ, bắt cóc 12 robot tại phòng triển lãm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Nguồn: Haokan)"Thủ phạm" trong vụ việc là robot nhỏ tên Nhị Bạch (Erbai). So với những robot bị nó "bắt cóc", Nhị Bạch trông...

Trung Quốc ra mắt mô hình tên lửa tái sử dụng ‘na ná’ của SpaceX

Video giới thiệu mô hình tên lửa Trường Chinh 9. (Video: CCTV)Mô hình Trường Chinh 9 tại triển lãm có vẻ ngoài khá giống với tàu Starship của SpaceX, và được thiết kế nhằm chinh phục những mục tiêu không gian mới của đất nước tỷ dân.Một video minh họa về concept Trường Chinh 9 cho thấy nó mở các vây lưới và thực hiện quá trình đốt cháy động cơ nhằm tái nhập khí quyển. Sau khi...

Hướng dẫn cách tự động điền mã xác minh trên điện thoại Android

Việc kiểm tra tin nhắn, nhớ mã và điền mã xác minh trên điện thoại Android đó có thể tốn nhiều thời gian. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bật tính năng tự động điền mã xác minh trên Android nhanh và đơn giản nhất.Chỉ cần thực hiện 2 bước trên là bạn có thể tự động điền mã OTP trên Android một cách dễ dàng. Tính năng này sẽ giúp bạn tiết...

Thanh niên Ấn Độ dùng lò vi sóng ‘độ’ AirPods thành máy trợ thính cho bà

Một thanh niên đam mê công nghệ ở Ấn Độ mua cặp AirPods Pro 2 cho người bà khiếm thính vì biết thiết bị này có tính năng trợ thính. Tuy nhiên, anh mau chóng phát hiện ra tính năng này bị chặn theo địa lý ở Ấn Độ do các hạn chế về quy định.Tuy vậy, thay vì bỏ cuộc, Rithwik Jayasimha và hội những người đam mê công nghệ Lagrange Point đã chế tạo một lồng...

Những rủi ro khi kết nối Wi-Fi khách sạn?

Khi đi du lịch hay công tác, sử dụng Wi-Fi của khách sạn hay những địa điểm công cộng khác là một cách thuận tiện để truy cập internet. Tuy nhiên, trong đó tiềm ẩn các mối nguy hiểm và rủi ro lộ thông tin cá nhân mà bạn nên biết để phòng ngừa. 1. Nguy cơ bị đánh cắp thông tinMột trong những mối quan tâm lớn nhất khi sử dụng Wi-Fi khách sạn là nguy cơ bị...

Cùng chuyên mục

Những thời điểm cần sạc pin 100% cho thiết bị

Dù cho công nghệ pin ngày càng phát triển, việc quản lý và tối ưu hóa thời lượng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Dưới đây là một số thời điểm người dùng nên sạc pin đầy để đảm bảo hiệu suất tối ưu cho thiết bị của mình.1. Trước những chuyến đi dàiViệc sạc đầy pin trước những chuyến đi dài là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn không chắc chắn...

Cảnh báo nguy cơ giả danh công ty điện lực, yêu cầu thanh toán hóa đơn trễ hạn

Mới đây, chính quyền Canada đã đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo công ty điện lực Sask Power, gửi tin nhắn đến người dân yêu cầu thanh toán những khoản phí nợ thông qua hình thức chuyển khoản trực tuyến.Các đối tượng tự nhận là nhân viên làm việc tại công ty điện lực, gửi hóa đơn thanh toán trễ hạn bao gồm thông tin và địa chỉ nhà của nạn nhân thông...

Rò rỉ tin thiết kế điện thoại gập ba đầu tiên của Samsung

Samsung đã loay hoay với điện thoại thông minh gập ba trong vài năm nay, nhưng không may, người khổng lồ công nghệ xứ Hàn đã bất ngờ bị Huawei mau chóng vượt mặt bởi "siêu phẩm" Huawei Mate XT hồi tháng 9 vừa qua. Đây là thời điểm mà Samsung sẽ không thể chậm chân được nữa.Theo một rò rỉ mới từ tờ báo Hàn Quốc ET News, mẫu điện thoại gập ba của Samsung dự kiến...

Macbook chạy chip Intel ‘chạm đáy’ với mức giá chỉ vài triệu đồng

Thời điểm 4 năm trước đánh dấu bước ngoặt lớn đối với dòng laptop Macbook khi Apple quyết định ngừng sử dụng chip Intel, thay vào đó chuyển sang chip Apple Silicon (hay chip M) tự phát triển.Quyết định này không chỉ là một sự thay đổi về công nghệ mà còn mang tính chiến lược dài hạn của Apple, giúp hãng kiểm soát tốt hơn hiệu năng và khả năng tích hợp phần cứng với phần mềm.Cho...

Khởi động cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đam mê công nghệ

Cuộc thi ICT Competition 2024 – 2025 chủ đề "Kết nối, Vinh quang, Tương lai" và khẩu hiệu "I.C. Cuộc thi được tổ chức mục tiêu tạo ra nền tảng cạnh tranh và giao lưu quốc tế cho sinh viên đại học và cao đẳng trên toàn thế giới, nâng cao kiến thức ICT và khả năng thực hành.Trở lại với mùa thứ 3 tổ chức tại Việt Nam, Huawei ICT Competition 2024-2025 mở rộng thêm lộ trình...

Mới nhất

Người Cơ Tu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí phát huy tinh thần đoàn kết

Đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thể hiện được trách nhiệm, tấm lòng, niềm tin với Đảng, Nhà nước. ...

Hai vị khách treo cờ Việt Nam tại Paris thăm trẻ mồ côi, khuyết tật: ‘Rất thương các em’

Chiều 16-11, hai người treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật và trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. ...

Nâng cao nhận thức Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực Tây Nam bộ

Ngày 16/11, tại Trường Đại học Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Công ty Honda Việt...

Hà Nội Rock hứa hẹn bữa tiệc âm nhạc cuồng nhiệt, đa sắc

(CLO) Với chủ đề "Rock cho ngày mới", sân khấu "Hà Nội Rock" sẽ mang đến những ca khúc vừa sôi động, vừa khắc khoải, chất chứa khát vọng của người...

Tập huấn nghiệp vụ mầm non 2024 khối Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) dự và phát biểu khai mạc vào chiều 15/11 .Cùng dự có Thượng tá Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Phụ nữ Quân đội; lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng của Tổng cục CNQP;...

Mới nhất