Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống


Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Dù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Phần lớn, các ca nhiễm bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn được chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận 1 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 8 ca mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó 1 ca tử vong. Ca bệnh vừa được ghi nhận là nam bệnh nhân (34 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm).





Ảnh minh họa.

Bệnh nhân này khởi phát bệnh vào ngày 29-8 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, lơ mơ, tiểu không tự chủ. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Kết quả xét nghiệm dịch não tủy ngày 5/9 của bệnh nhân cho thấy, dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Không may mắn như trường hợp trên, sau khi ăn tiết canh để lấy may, nam bệnh nhân (27 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh) xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, đau người, sốt rét run. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân.

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Tại đây, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán cho thấy, nam bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết – viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Tại bệnh viện, bệnh nhân được điều trị biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, được lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu…

Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong.

Điều đáng nói là người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Bác sỹ Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết thêm, bệnh liên cầu lợn thông thường sẽ gây ra 2 bệnh cảnh chính là nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể hay gặp hơn trên nền bệnh nhân lạm dụng rượu. Riêng với những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh lý nền, tuổi cao thì bệnh càng diễn biến nặng.

Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sỹ, để phòng nguy cơ nhiễm bệnh, người dân cần chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc, tránh mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Mặt khác, không giết mổ, ăn thịt lợn bị ốm, không rõ nguồn gốc.

Vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Do đó, người dân nên tuân thủ ăn chín uống sôi, không ăn thịt lợn chết, không ăn các món tái, sống, đặc biệt là tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt. Khi có các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Còn theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.

Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ. Thậm chí, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng. Vì vậy, khi ăn các món ăn được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như tiết canh, nem chua… dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Hiện, bệnh chưa có vắc xin phòng. Do đó, tuân thủ ăn chín, uống sôi và các quy định bảo đảm an toàn khi giết mổ là vô cùng quan trọng.

Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín, uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với quy mô lớn. Điển hình như 153 người ở Sóc Trăng ngộ độc sau khi ăn bánh mì, patê, chả giò vào tháng 3. Các cơ quan chức năng xác định nguyên do nhiễm Salmonella trong thịt nguội ăn kèm bánh mì.

Cũng trong tháng 3 năm nay, 368 người phải nhập viện sau khi ăn cơm gà tại một quán ăn ở Nha Trang, Khánh Hòa. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ngộ độc là vi khuẩn Salmonella trong thịt gà.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, hơn 550 người ở Long Khánh, Đồng Nai phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại 1 cơ sở kinh doanh không giấy phép trên địa bàn. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella và một số vi khuẩn khác trong thịt lợn và pate ăn kèm bánh mì.

Đến tháng 5/2024, 438 công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu sau bữa ăn tại bếp ăn tập thể của công ty. Nguyên nhân ngộ độc được xác định do loại vi khuẩn hiếu khí rất khó gặp, nghi có trong món canh chua.

Tháng 8/2024, 150 công nhân tại Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Phú Thọ đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do chất histamin với hàm lượng cao (3.806 mg/kg) có trong món cá kho trong bữa ăn.

Qua những vụ ngộ độc thực phẩm trên, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng, những vụ việc trên xảy ra đều do vi sinh vật, gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong thấp hơn ngộ độc hóa chất, độc chất. Nếu nguyên nhân từ hóa chất thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng hơn rất nhiều.

Các vụ ngộ độc đều xảy ra với quy mô hàng trăm người có xu hướng tăng, bác sỹ Nguyên cho biết do 2 yếu tố.

Thứ nhất, yếu tố khách quan là thời tiết, khí hậu nước ta nóng khiến vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, Việt Nam trong xu hướng phát triển mở cửa, người dân chuyển dịch bữa ăn từ gia đình ra ngoài cộng đồng như ăn sáng ở quán, bữa ăn bán trú, bếp ăn tập thể.

Thứ hai, yếu tố chủ quan là trách nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15 của Chính phủ có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm gồm Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Tuyên cho rằng, để làm tốt công tác an toàn thực phẩm cần triển khai tốt Luật An toàn thực phẩm và đảm bảo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp ủy chính quyền về vai trò giám sát. Tuyên truyền cho người dân đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Thời gian qua, các vụ ngộ độc đều liên quan tới bếp ăn tập thể, thực phẩm đường phố vì vậy, các địa phương phải tăng cường kiểm tra giám sát các khu vực này. Theo ông Tuyên, cần thanh tra, giám sát chặt chẽ trên địa bàn từ khâu nuôi trồng, thu hái, chế biến, sử dụng.

Khi có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, lĩnh vực như nuôi trồng do ngành nông nghiệp, lưu thông trên thị trường do ngành công thương, kiểm định trước khi sử dụng, cơ sở sản xuất và chế biến do cơ quan y tế, chắc chắn ngộ độc thực phẩm sẽ giảm.

Thứ trưởng Bộ Y tế còn nhấn mạnh mỗi người hãy thực hiện ăn chín uống sôi, không mua thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn đường phố chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng năm 2024, cả nước ghi nhận 55 vụ ngộ độc thực phẩm, 6 người tử vong, 2.397 người phải nhập viện.

Nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở 1 trong nhiều khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, bày bán thực phẩm tới tay người tiêu dùng.

Mắc hội chứng fournier do tự đắp thuốc lá chữa bệnh

Tự ý đắp thuốc lá chữa bệnh, bệnh nhân G.X.S, nam 59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại Hà Giang, đã trải qua những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn).

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 13 ngày, ông đã có triệu chứng sưng nóng, đỏ đau ở vùng bìu. Tin tưởng vào các phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân đã tìm đến thầy lang trong khu vực để thăm khám và đắp thuốc lá tại nhà.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hoại tử toàn bộ vùng da bìu tầng sinh môn lan lên thành bụng

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử bốc mùi thối, nhiều mủ và giả mạc và rất đau đớn. Sau 2 ngày điều trị tại cơ sở y tế ban đầu nhưng không có cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân lập tức được chỉ định nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng fournier, theo dõi nhiễm khuẩn huyết với biểu hiện rõ rệt: vùng bìu tầng sinh môn hoại tử nhiều mủ và lan lên cả thành bụng. Hội chứng này là một tình trạng hoại tử mô mềm vùng sinh dục và hậu môn, một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Thạc sỹ, bác sỹ Hà Việt Huy, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết, vùng sinh dục và hậu môn là khu vực có rất ít mạch máu nuôi dưỡng, vì vậy, điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, chỉ có phẫu thuật ngoại khoa mới có thể cứu sống bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Ngoại Tổng hợp – Tiết niệu và Nam học để thực hiện phẫu thuật. Theo BSCKII Trần Thượng Việt – Trưởng Khoa, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, các bác sỹ đã cắt lọc toàn bộ vùng bìu, tầng sinh môn bị hoại tử và phần thành bụng hoại tử. Tuy nhiên, tình trạng hoại tử vẫn có thể tiếp tục tiến triển và có khả năng bệnh nhân sẽ phải trải qua thêm một đến vài lần phẫu thuật nữa.

Sau phẫu thuật cắt lọc ổ hoại tử, bệnh nhân đã được chuyển lại khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.

Theo bác sỹ Huy, hội chứng fournier thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất máu, sốc nhiễm khuẩn nguy cơ tử vong rất cao.

Trong trường hợp này, việc bệnh nhân tự ý điều trị bằng các loại thuốc lá không rõ thành phần đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và phức tạp hơn.

Bác sỹ Huy cũng nhấn mạnh, nếu ngay từ đầu bệnh nhân được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng hoại tử có thể đã không phát triển đến mức nghiêm trọng như vậy.

Hội chứng fournier, dù là bệnh hiếm gặp, nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh nhân và cộng đồng cần tránh việc tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng, đặc biệt là sử dụng thuốc lá hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

Khi có các triệu chứng bất thường như sưng, nóng, đỏ đau vùng sinh dục hoặc hậu môn, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-179-nhiem-lien-cau-khuan-do-thoi-quen-an-thuc-pham-tai-song-d225106.html

Cùng chủ đề

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. ...

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người...

Thông tin mới về vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Trường THPT Lê Quý Đôn

(NLĐO)- UBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm ...

Hiệu quả của mô hình tuyến phố an toàn thực phẩm Mã Mây

10 tiêu chí cụ thể, thiết thực Năm 2024, phố Mã Mây (phường Hàng Buồm) được chọn để xây dựng tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đảm bảo ATTP có kiểm soát văn minh thương mại, nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, tăng thu hút khách du lịch tới tham quan và ăn uống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND của UBND quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Buồm đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD

Sáng 12/11, Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2, với tổng mức đầu tư 45 triệu USD được tổ chức tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USDSáng 12/11, Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2, với tổng mức đầu tư 45 triệu USD được tổ chức...

Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng

Cuối năm là thời điểm các nhà đầu tư “đảo” danh mục đầu tư cá nhân và tìm kiếm cơ hội mới để dòng vốn tiếp tục sinh lời. Trong khi thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán bấp bênh, thị trường chung cư và đất nền đang “sốt” bất thường, thì bất động sản nghỉ dưỡng nổi lên là một kênh đầu tư hấp dẫn thu hút dòng tiền thông minh. Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm...

Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính

Việc xuất hiện những thông tin không đúng bản chất các khoản vay tín dụng cho các dự án PPP đường bộ, đường cao tốc đang làm gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư giao thông. Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chínhViệc xuất hiện những thông tin không đúng bản chất các khoản vay tín dụng cho các dự án PPP đường bộ, đường cao tốc đang làm gây...

Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn

Chỉ sau 3 phiên giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 16% giá trị, tương đương vốn hóa bốc hơi hơn 1.700 tỷ đồng. Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sànChỉ sau 3 phiên giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 16% giá trị, tương đương vốn hóa bốc hơi hơn 1.700 tỷ đồng. ...

Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm

Không khí Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố thời gian gần đây có nhiều thời điểm ở mức nguy hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Không khí Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố thời gian gần đây có nhiều thời điểm ở mức nguy hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Không khí ô nhiễm là một vấn đề nghiêm...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về tình trạng bác sĩ “dởm” hành nghề

(ĐCSVN) - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Quốc hội nêu thực tế, thời gian qua, các cơ sở y tế hành nghề tư nhân, phòng khám, phòng mạch bác sĩ có yếu tố nước ngoài,.. treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ “dởm” không có bằng cấp hành nghề. Tiếp tục chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Đau đầu gối và thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài thuốc uống, thuốc bôi, phương pháp điều trị không phẫu thuật còn bao gồm tiêm thuốc vào khớp gối. ...

Áp dụng quy tắc ABCDE để nhận biết những dấu hiệu sớm của ung thư tế bào hắc tố

NDO - Tổn thương ung thư hắc tố của da nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì cho kết quả tốt, giảm tỷ lệ di căn xa và tỷ lệ sống 5 năm rất cao. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp Ung thư tế bào...

Người phụ nữ bị bỏng nặng khi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, người phụ nữ T.T.T. (54 tuổi, ngụ tại Long An) đã gặp phải sự cố khi bị cồn nóng đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng...

Thêm nhiều thay đổi về phương pháp định giá, giá dịch vụ khám chữa bệnh

Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Giá, khoản 5 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngày 17/10/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB làm cơ sở pháp lý để triển khai việc xác định giá dịch vụ KCB theo danh mục dịch vụ kỹ thuật KCB do Bộ Y tế...

5 bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc tiểu đường

Bệnh tiểu đường đặc trưng với tình trạng đường huyết tăng cao quá mức. Nếu không kiểm soát, đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn hại dây thần kinh và nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. ...

Mới nhất

Sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế suất đối với phân bón

Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%. Cơ quan soạn thảo đã thống nhất với mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm và bỏ quy định điều chỉnh theo...

Dòng sông Máspero chảy qua lòng một thành phố ở Sóc Trăng bất ngờ sáng rực vì đèn nước

Đêm 12/11, dòng sông Máspero giữa lòng thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) được thắp sáng bởi những chiếc Đèn nước và ghe Cà hâu từ các ngôi chùa Khmer,...

Sẽ giao Chính phủ quy định ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế VAT

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ về quy định mức ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế VAT, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đề nghị giao cho Chính phủ quy định. ...

Công an vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm đánh bầm tím chân học sinh lớp 6

Một nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vỹ

Kinhtedothi - Ngày 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vỹ. Huyện Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) là đảo nằm xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, cách đường...

Mới nhất