Một quan chức của Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho AFP hay tên lửa H3, được JAXA quảng cáo là linh hoạt và tiết kiệm chi phí, “đã vào quỹ đạo”.
Những tiếng reo hò và vỗ tay có thể được nghe từ trung tâm điều khiển của JAXA sau khi buổi phát trực tiếp của cơ quan này thông báo động cơ tên lửa đã đốt cháy thành công, nghĩa là nó đã đi vào quỹ đạo.
Tên lửa H3 mang theo hai vệ tinh nhỏ, trong đó có một vệ tinh siêu nhỏ được kỳ vọng sẽ góp phần ngăn chặn thảm họa bằng cách chụp ảnh và quay phim.
Vệ tinh còn lại được trang bị cảm biến phát hiện tia hồng ngoại nhằm phát hiện điều kiện hoạt động của các nhà máy trên mặt đất.
“Bất quá tam”: Tên lửa đẩy H3 của Nhật Bản thành công trong lần phóng thứ 3
Việc tách hai vệ tinh cũng đã được xác nhận, theo buổi phát trực tiếp của JAXA. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích trình tự sau khi đưa tên lửa vào quỹ đạo thành công”, quan chức JAXA cho biết thêm.
Lần phóng gần đây nhất đã bị hoãn lại từ ngày 13.2 do thời tiết xấu, sau hai lần phóng thất bại trong năm 2023.
Tên lửa đẩy H3 của Nhật Bản chuẩn bị vào quỹ đạo
Cụ thể, JAXA ngày 7.3.2023 đã thất bại trong việc phóng tên lửa H3. Theo đó, tên lửa đã phải tự hủy sau khi trung tâm chỉ huy kết luận nhiệm vụ không thể thành công. Nỗ lực đầu tiên trong việc phóng H3 vào tháng 2.2023 đã thất bại khi tên lửa đẩy nhiên liệu rắn không bắt lửa. Sau những thất bại đó, hệ thống đánh lửa của H3 đã được cải tiến.
Được phát triển bởi JAXA và tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, H3 là sản phẩm kế thừa của hệ thống phóng H-IIA, được ra mắt vào năm 2001.
Tên lửa H3 được phát triển cho các vụ phóng thương mại thường xuyên với hiệu quả chi phí và độ tin cậy tốt hơn. Tên lửa này đã được coi là đối thủ cạnh tranh tiềm năng với tên lửa Falcon 9 của công ty Space X (Mỹ).